Không quy định về sở hữu toàn dân trong Bộ luật Dân sự?

  • Cập nhật : 24/09/2014

 Chính phủ đề xuất sửa Bộ luật Dân sự, chỉ quy định hình thức sở hữu chung và sở hữu riêng. UB Thường vụ QH chỉ rõ, lãnh thổ quốc gia là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm… không thể quy là sở hữu chung.

 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi trước UB Thường vụ QH (ảnh: chinhphu.vn).
 
Trình dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi trước UB Thường vụ Quốc hội ngày 22/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, cơ quan soạn thảo đề xuất bỏ phần quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật, đồng thời quy định giao Chính phủ quy định chi tiết các hành vi pháp lý về chuyển quyền sử dụng đất trong giao lưu dân sự.
 
Thẩm tra dự án luật, UB Pháp luật nhận định, quyền sử dụng đất là một loại quyền dân sự đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mặc dù Luật đất đai đã có quy định về quyền sử dụng đất nhưng chỉ tập trung quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất (trong đó có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) mà không quy định cụ thể về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.
 
Hiện nay, hầu hết các luật chuyên ngành đều có các quy định về hợp đồng chuyên ngành. Việc Bộ luật Dân sự và Luật đất đai không quy định về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất mà giao Chính phủ quy định, theo thường trực UB Pháp luật, là không hợp lý.
 
UB Pháp luật đề nghị cân nhắc giữ lại một số nội dung có tính nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự về đất đai, coi việc chuyển quyền sử dụng đất là loại giao dịch dân sự đặc thù, các vấn đề cụ thể sẽ do pháp luật chuyên ngành quy định.
 
Vấn đề khác, dự thảo Bộ luật quy định 2 hình thức sở hữu là sở hữu riêng và sở hữu chung (sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể).
 
Tờ trình của Chính phủ cũng giải thích, khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
 
UB Pháp luật tán thành việc phải sửa đổi quy định về phân loại hình thức sử hữu với lý lẽ, việc quy định hình thức sở hữu theo cách liệt kê như Bộ luật hiện hành không bảo đảm tính ổn định do các chủ thể này luôn thay đổi, biến động theo sự phát triển kinh tế xã hội.
 
Tuy nhiên, việc phân loại theo cách nào thì thường trực UB cũng còn ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng chỉ quy định sở hữu chung và sở hữu riêng là không hợp lý, không thể hiện đầy đủ tính chất “nhiều hình thức sở hữu” của nền kinh tế, không bao quát hết các quy định cụ thể về sở hữu trong Hiến pháp như sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân.
 
Cụ thể, theo quy định của Hiến pháp, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời… là các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, các loại tài sản này thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.
 
Vì vậy, các văn bản pháp luật, nhất là Bộ luật dunw sự cần phải làm rõ tính chất của sở hữu toàn dân là sở hữu chung hay sở hữu riêng hay một hình thức sở hữu đặc thù? Nếu xác định, đây là một hình thức sở hữu đặc thù thì cần quy định trong Bộ luật dân sự để phù hợp với Hiến pháp và vai trò của sở hữu toàn dân trong nền kinh thế thị trường định hướng XHCN.
 
Hơn nữa, tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đang được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và nhiều văn bản quy pháp pháp luật hiện hành, nếu Bộ luật dân sự không tiếp tục quy định về vấn đề này thì cần phải nghiên cứu, rà soát lại các đạo luật liên quan đến sở hữu nhà nước để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật dân sự sửa đổi.
 
Ý kiến khác tán thành với dự thảo luật và cho rằng, việc xác định hình thức sở hữu phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.
 
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phân tích, Hiến pháp mới đã nói rõ các loại hình sở hữu rồi mà dự thảo Bộ luật chỉ đưa 2 phạm trù sở hữu chung và riêng thì chưa được, cần phải cụ thể hơn nữa để khi các bên có liên quan đến luật đó khi hành xử thì ta được luật đó điều chỉnh cụ thể hơn.
 
Theo ông Phước, sở hữu toàn dân có đặc thù rất khác, không thể quy vào sở hữu chung. Theo đó, có nhiều tài sản thuộc sở hữu toàn dân là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không thể bán mua, trao đổi, sang nhượng… như là lãnh thổ quốc gia, không thể đưa vào loại hình sở hữu chung được.
 
Nhận xét quy định về hình thức sở hữu tại dự thảo còn khái quát hơn cả Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý những điều Hiến pháp đã quy định mà luật cũ chưa rõ thì cần quy định rõ trong luật này, như sở hữu hay tự do kinh doanh, dân chủ làm ăn của người dân.
 
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện, chỉ giữ nguyên 263/672 điều, sửa đổi 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều so với bộ luật hiện hành.
 
Độ ổn định của Bộ luật Dân sự Việt Nam được đánh giá là chưa cao khi vừa được xây dựng năm 1995, 2005 đã sửa đổi và lần này tiếp tục sửa căn bản. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự của Pháp xây dựng từ thời Napoleon đến nay đã hơn 200 mới chỉ sửa đổi một vài điều, Bộ luật của Đức, Nga cũng đã qua hơn 100 năm sử dụng.
 
Dự kiến Bộ luật Dân sự sẽ được xem xét trong 3 kỳ họp Quốc hội liên tiếp, trong đó có giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhân dân giống như luật Đất đai sửa đổi trước khi đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua.

(Theo dantri)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo