Tưởng rằng gặp được “lục vân tiên” giữa đường, chị Phượng mừng rỡ bước lên chiếc ô tô 7 chỗ đi ké về quê. Có “nằm mơ” chị Phượng cũng không ngờ đã sập bẫy băng trộm cắp chuyên nghiệp để rồi sau đó bọn chúng lột sạch tài của người phụ nữ này.
Vụ bắt giám đốc Công ty VN Pharma: Khó phát hiện hồ sơ gian dối
- Cập nhật : 25/09/2014
Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh của VN Pharma Hà Nội
Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) vừa khởi tố bị can, quyết định bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, Chủ tịch HĐQT Công ty VN Pharma) và ông Vũ Mạnh Cường (SN 1978, đại diện một công ty nước ngoài có trụ sở tại TP HCM) về tội buôn lậu.
Trước đó, tháng 4-2014, Công ty VN Pharma nhập lô thuốc H-Capita (chữa ung thư) trị giá khoảng 750.000 USD. Trước khi nhập khẩu, các đối tượng đã cung cấp cho Bộ Y tế giấy xác nhận của một tham tán Lãnh sự quán Việt Nam tại Canada về lô thuốc này. Từ đây, Bộ Y tế đồng ý cấp giấy phép nhập khẩu cho lô thuốc. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định giấy xác nhận của tham tán Lãnh sự quán Việt Nam tại Canada là giả mạo.
Một đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết theo quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29-12-2010 do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thì hồ sơ nhập khẩu rất chặt chẽ như: phải có giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP), giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn tương đương đối với sinh phẩm chẩn đoán In Vitro... Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam.
Về việc làm giả hồ sơ giấy tờ nhập khẩu thuốc, đại diện Cục Quản lý dược cho rằng theo quy định, sau khi doanh nghiệp (DN) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ cấp phép, hồ sơ này sẽ trải qua 3-5 bước thẩm định, sau đó mới trình lên Hội đồng phê duyệt cấp số đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, nếu hồ sơ làm giả đến mức tinh vi thì rất khó phát hiện. “Trong trường hợp này nếu sai ở khâu nào thì khâu ấy phải chịu trách nhiệm” - vị này nói.
Ngày 24-9, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và Giấy chứng nhận đạt “thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) mà sở này cấp cho Công ty VN Pharma Chi nhánh Hà Nội. Lý do Công ty VN Pharma Chi nhánh Hà Nội không bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định.
Cùng ngày, Sở Y tế TP HCM gửi email trả lời báo chí liên quan đến việc cung ứng thuốc sau đấu thầu. Bác sĩ Tăng Chí Thượng, phó giám đốc sở, cho biết các thông tin về đấu thầu thuốc được công khai trên trang tin điện tử: www.medinet.hochiminhcity.gov.vn. Ở góc độ quản lý, Sở Y tế cho rằng tất cả sản phẩm thuốc được lựa chọn trúng thầu đều phải tuân thủ nghiêm quy định của Luật Đấu thầu, Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28-6-2012 và các quy định liên quan còn hiệu lực.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong đợt đấu thầu thuốc Generic vừa qua có nhiều DN dược trong nước đủ năng lực sản xuất, cung ứng thuốc nhưng có nhiều sản phẩm lại bị rớt thầu. Riêng về sản phẩm do Công ty Marksans Pharma Ldt - India (bị rút giấy phép hoạt động tại Việt Nam) cung ứng thì có 9 công ty tham gia đấu thầu với 12 mặt hàng. Các sản phẩm thuốc này thuộc nhóm 1 (PICs), tập trung nhóm kháng sinh, kháng viêm, đau bao tử. Theo giải thích của một chuyên gia trong ngành, thuốc nhóm 1 là thuốc có giá cao, chất lượng phải như châu Âu. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả đấu thầu, so sánh giữa giá kế hoạch (giá thị trường) và giá trúng thầu cho thấy có sự chênh lệch. “Như vậy, với giá rẻ, liệu viên thuốc có đúng với chất lượng, công dụng của nó?” - vị này băn khoăn.
NGOC DUNG - NGUYỄN THẠNH - Theo: NLĐ