Tin kinh tế sáng 06-01-2015: Kinh tế Trung Quốc bắt đầu đến thời kỳ lão và bệnh - Giới đầu tư Mỹ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á

  • Cập nhật : 06/01/2015

 Kinh tế Trung Quốc bắt đầu đến thời kỳ lão và bệnh

Trong ba thập kỷ phát triển với tốc độ chóng mặt, đã có những thời điểm Trung Quốc được coi là miền đất hứa của giới đầu tư trên toàn thế giới. Thị trường béo bở với dân số lớn nhất thế giới với sự đa dạng về nhu cầu hàng hóa đã khiến cho những ai không đặt chân đến thị trường nước này chỉ nhận được thiệt thòi. Nhưng giờ mọi thứ đang thay đổi. 
 
Khi mà nền kinh tế số một Châu Á này chạy chậm lại khiến cho các doanh nghiệp trong nước cũng phải tiết giảm quy mô, thì Trung Quốc đã không còn là một miền đất hứa hái ra tiền nữa, mà đã trở thành một khúc xương khó gặm hơn rất nhiều.
 
Giới phân tích và các chuyên gia trên thế giới có lẽ sẽ phải cần đến cả một công trình đồ sộ để phân tích những tác động của việc Trung Quốc chính thức chấm dứt thời kỳ phát triển cao độ trong ba thập kỷ của mình. Đã có nhiều bài báo và thống kê về những thay đổi theo chiều hướng không lấy gì làm tích cực lắm cho nền kinh tế Đông Á này.
 
Đó là khi tốc độ tăng trưởng chậm lại đã khiến cho các doanh nghiệp quốc nội phải giảm bớt quy mô hoặc di tản ra nước ngoài, mức sống tăng khiến cho giá nhân công tăng theo làm hàng hóa Trung Quốc không còn có thể giữ giá cạnh tranh như trước. Quan trọng không kém, là sự suy giảm tăng trưởng cũng khiến ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế lên các quốc gia khác giảm đi trông thấy.
 
Điển hình nhất cho sự thay đổi này là Singapore. Đảo quốc ở khu vực Đông Nam Á giữ vai trò là một trung tâm tài chính này được ví như một chiếc phong vũ biểu phản ánh những xu hướng thay đổi của nền kinh tế thế giới. GDP của Singapore trong ba tháng cuối năm chỉ đạt mức 1,5% so với mức ước tính trung bình là khoảng 1,8%, kém khá xa so với cùng thời điểm này vào năm ngoái khi đạt mức 3,1%.
 
Lý do chủ yếu được các quan chức Singapore đưa ra là do những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến chính sách xuất khẩu của Singapore sang thị trường hơn một tỷ dân này. Một phần lớn thu nhập của đảo quốc này đến từ xuất khẩu, và do đó Singapore cũng là nước dễ bị tác động đầu tiên từ sự thay đổi đến từ các thị trường nhập khẩu quan trọng như Trung Quốc.
 
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đáng kể không chỉ là vấn đề của riêng Singapore, mà còn là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia trên thế giới đang xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sự suy giảm tăng trưởng khiến cho mức chi tiêu của người dân Trung Quốc giảm mạnh, tổng cầu của nền kinh tế Trung Quốc suy giảm khiến cho chính những tập đoàn Trung Quốc – vốn được chính phủ nước này ưu tiên bảo hộ - cũng gặp vấn đề nghiêm trọng, và một phần lớn các tập đoàn này đã bắt đầu tính đến việc chuyển một phần bộ máy sản xuất ra nước ngoài.
 
Thị trường Trung Quốc giảm dần sức hấp dẫn đi một cách trông thấy đang tạo nên một xu hướng di dời sang các khu vực khác của các nhà đầu tư quốc tế, điển hình là các nước Đông Nam Á, nơi thị trường vẫn còn chưa bão hòa và các lợi thế về nhân công giá rẻ hơn ở Trung Quốc.
 
Xu hướng chuyển đổi các thị trường xuất khẩu cũng dần hình thành, khi mà nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm đi trông thấy. Đây được đánh giá là tiền đề để hình thành những khu vực thương mại quan trọng như TPP hay các hiệp định thương mại song phương vốn là tiền đề cho việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa các nước.
 
Điều này cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh tế đã giảm đi đáng kể. Nếu như trước đây khi vẫn còn là miền đất hứa của kinh tế thế giới, Trung Quốc có thể gây áp lực bằng cách không cho doanh nghiệp thuộc một quốc gia nhất định tiếp cận thị trường khổng lồ và béo bở của mình, thì giờ đây quân bài này đã mất tác dụng phần lớn.
 
Giới phân tích cho rằng với tình trạng hiện tại của kinh tế Trung Quốc, sẽ chỉ có một số ít hàng hóa cao cấp và sang trọng là có thể tiếp tục khai thác thị trường nước này khi số lượng người giàu và sẵn sàng chi tiêu ở nước này là khá cao.
 
Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc vì thế cũng đánh dấu cho việc quyền lực mềm của nước này ở khu vực và trên thế giới giảm đáng kể. Từ chỗ là một động lực đáng kể của phát triển kinh tế thế giới, Trung Quốc đang dần có xu hướng trở thành một chuyên gia cho vay nợ dựa trên quỹ dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình.
 
Nhưng chỉ một số ít các quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế mới chấp nhận vay tiền của Trung Quốc, và hầu hết trong số đó đều ở rất xa và ít có tầm ảnh hưởng quan trọng như các nước trong khu vực mà Trung Quốc đặt lên hàng đầu vốn đang ngày càng rời xa nước này do lực hút kinh tế của Trung Quốc đã giảm đáng kể.
 ---------------------------
Giới đầu tư Mỹ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á
Các nhà đầu tư Mỹ có chung nhận định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với giới đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á khi nằm trên tuyến giao thương huyết mạch, chi phí nhân công rẻ và triển vọng tăng trưởng tích cực.
 
Trao đổi qua thư điện tử với phóng viên khi được hỏi đánh giá về con số tăng trưởng 5,98% năm 2014 của Việt Nam, ông Richard Daskin, Chủ tịch Quỹ đầu tư RSD Advisors, LLC tại New York, cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang vận hành khá tốt trên nhiều khía cạnh. Với thu nhập bình quân đầu người tăng lên, lợi ích tăng trưởng được chia sẻ rộng rãi, đây là chỉ dấu của sự phát triển tích cực.
 
Richard cho rằng Việt Nam có tương lai tươi sáng nếu có những chính sách kinh tế đủ tốt. Hiện nhiều công ty mà ông biết coi Việt Nam là điểm hấp dẫn, đầu tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Về căn bản, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực nông nghiệp tốt, lao động dồi dào và nằm cạnh các nền kinh tế năng động khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
 
Cũng theo nhà đầu tư này, chính phủ nên tập trung vào các lĩnh vực có thể giúp nuôi dưỡng tăng trưởng, trong đó cần chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, đường sắt, y tế và giáo dục.
 
Theo Richard, một trong những nguồn quan trọng nhất mà Việt Nam cần tập trung là đầu tư cho con người mà trong đó y tế và giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt do Việt Nam là quốc gia trẻ. Chính phủ cũng cần tập trung tạo ra môi trường tích cực cho khu vực tư nhân, cần tạo niềm tin với giới đầu tư cả trong nước và nước ngoài rằng họ phải được đối xử công bằng thông qua một hệ thống luật pháp ổn định. Đây được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến các quyết định đầu tư.
 
Trước đó, Tạp trí tuần Barron's của hãng Dow Jones & Company (Mỹ), một tạp chí được giới đầu tư Mỹ ưa thích, đã có bài viết phản ánh những nhìn nhận tích cực về tiềm năng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết đã ví khu vực gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam như một "Trung Quốc mới" (The New China) với tiềm năng, lợi thế chi phí vượt trội đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc khi chi phí nhân công ngày càng đắt đỏ ở quốc gia này.
 
Bài báo đánh giá Việt Nam là câu chuyện thành công của Đông Nam Á với vị trí giao thương thuận lợi của khu vực cùng nhiều lợi thế so sánh khác. Theo bài báo, từng là một trong số các nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã vươn lên quốc gia có mức thu nhập trung bình theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Dù nhu cầu nội địa vẫn còn yếu, kinh tế Việt Nam đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm nay, từ mức 4,1% vào tháng 7/2014. Các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody's và Fitch đã nâng mức xếp hạng đối với Việt Nam khi nền kinh tế dự báo sẽ tăng tốc lên 6,2% năm 2015.
 
Bài viết dẫn nhận định của Tom Nelson, Trưởng bộ phận cung ứng toàn cầu Tập đoàn VF, hãng sở hữu các thương hiệu như Timberland, Nautica và North Face, cho biết "Việt Nam có 93 triệu dân, họ khá trẻ và cần việc làm. Rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số thậm chí còn chuyển từ Indonesia tới đây. Hiệu suất đầu tư tốt, các rào cản trong xây dựng, vận hành nhà máy cũng khá tốt"
 
Cũng theo đánh giá của tác giả bài viết, các nhà đầu tư trong ngành chế tạo cũng đang dịch chuyển sản xuất hàng hóa đơn giản lên những loại phức tạp hơn do Việt Nam khá gần với chuỗi cung ứng hàng điện tử khu vực. Sau quyết định đầu tư đầu tiên của Intel năm 2010, nhiều hãng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam trong đó có các hãng lớn như Samsung, LG, Panasonic, Fuji Xerox, Bridgestone. Với triển vọng sớm hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc và TPP, Việt Nam sẽ còn hấp dẫn hơn nữa với giới đầu tư toàn cầu trong những năm tới./.
--------------------------
Nghệ An: Cam Xã Đoài đắt hàng dù giá hơn 70.000 đồng một quả
Với giá bán trên 70.000 đồng/quả nhưng vẫn đang hút hàng, nhiều người tìm mua, Cam Xã Đoài là loại cam có giá cao nhất hiện nay ở Nghệ An.
 
Cam Xã Đoài là giống cam tồn tại từ hàng chục năm nay, trở thành đặc sản riêng có ở Nghệ An và là niềm tự hào của người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Giống cam này trước đây chỉ trồng ở xã Nghi Diên, nhưng những năm gần đây được các nhà khoa học và nông dân chiết ghép, lai tạo, đưa đến trồng và nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, việc trồng và nhân rộng không thành công như mong đợi. Thực tế cho thấy chỉ duy nhất trồng ở xã Nghi Diên mới đem lại hương vị thơm, ngon, ngọt, nhiều nước, đúng với thương hiệu cam Xã Đoài.
 
Hiện nay việc bảo tồn, phục hồi giống cam Xã Đoài gặp rất nhiều khó khăn. Ngay tại xã Nghi Diên cho dù rất nhiều hộ dân muốn trồng loại cam này, nhưng việc trồng cũng không đơn giản do nguồn giống cam sạch bệnh khan hiếm và chất đất để trồng bị thoái hóa, lai tạp... 
 
Nhiều hộ dân tại xã Nghi Diên cho biết, cam Xã Đoài khi mới trồng thì cây tốt, khỏe, vụ đầu cho quả bình thường, nhưng những vụ sau, cây cam thường hay bị bệnh, cây yếu, thậm chí chết dần, quả ít hoặc không cho quả. Chính vì vậy, cam Xã Đoài vốn đã khan hiếm càng trở nên khan hiếm hơn.
 
Do là đặc sản, có giá cao nên cam Xã Đoài thường được nhiều người tìm mua để làm quà biếu hoặc để thờ cúng trên bàn thờ vào dịp tết đến, đầu năm mới. Hiện nay hầu hết các vườn cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên đã được khách hàng đặt cọc trước tiền để mua dùng vào dịp Tết./.
------------------------
Đại gia ngân hàng thời ẩn sâu, trốn kỹ
Kết thúc 2014, thị trường chứng khoán ghi nhận một năm tăng trưởng đầy cảm xúc và những cái tên đình đám cũng thay đổi. Trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán chứng kiến sự biến mất của các đại gia ngân hàng.
 
Bật khỏi top 10
 
Với cú tăng điểm nước rút vào những ngày cuối năm đã giúp nhiều đại gia trên sàn chứng khoán có thêm cả chục cho tới trăm tỷ đồng, đánh dấu một năm mà túi tiền của hầu hết các doanh nhân đều phình to lên nhờ TTCK chung cuộc tăng hơn 7,4%.
 
Tốp 10 người giàu nhất trên TTCK vẫn xướng lên những cái tên quen thuộc như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Nguyễn Hoàng Yến... và thêm những cái tên mới trong lĩnh vực thủy sản như Trương Thị Lệ Khanh, Chu Thị Bình, Dương Ngọc Minh.
 
Trái ngược với sự nổi lên của doanh nhân thủy sản, danh sách chứng kiến sự biến mất của nhiều đại gia tài chính ngân hàng như trường hợp ông Hà Văn Thắm, ông Hồ Hùng Anh, ông Đặng Thành Tâm...
 
Đây có lẽ là điểm biến động đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Nó gắn liền với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nhiều đại gia sa cơ trong kinh doanh và không ít người đã rút lui, ẩn mình trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
 
Trong năm 2013, ông chủ của OceanBank Hà Văn Thắm với khối tài sản lên tới trên 1.500 tỷ đồng thì năm nay tài sản của đại gia này bốc hơi hơn nửa theo những biến động ở Tập đoàn Đại Dương và những biến động tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Sự lao dốc trong bảng xếp hạng của ông Thắm xảy ra sau khi nguyên Chủ tịch OceanBank bị bắt giam và bị khởi tố hồi cuối tháng 10.
 
Trong những ngày cuối cùng năm 2014, ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Masan Group (MSN) bất ngờ rớt hẳn ra khỏi danh sách những người giàu nhất trên TTCK sau khi đại gia là chủ tịch Ngân hàng Techcombank - chuyển nhượng toàn bộ 15,77 triệu cổ phiếu MSN thuộc sở hữu theo như đăng ký từ trước.
 
Trong năm 2014, giới đầu tư cũng chứng kiến vợ chồng ông Đặng Thành Tâm - một đại gia từng gắn bó với 2 ngân hàng Navibank (giờ là quốc dân) và WesternBank (đã hợp nhất thành PVCombank) ồ ạt bán ra rất nhiều cổ phiếu khiến tổng giá trị tài sản quy ra từ cổ phiếu niêm yết trên sàn bị sụt giảm mạnh. Thứ hạng giàu sang của ông Tâm do vậy cũng tụt hạng nhanh chóng.
 
Từng là người giàu nhất năm 2007 và đứng trong tốp 3 trong nhiều năm sau đó, ông Đặng Thành Tâm giờ đã rớt rất xa khỏi tốp 10. Hồi tháng 9/2014 ông Tâm cũng đã bán non nửa trong số 100 triệu cổ phiếu KBC tại CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).
 
Đại gia ngân hàng thời ẩn mình
 
Khá nhiều các đại gia ngân hàng trong thời gian gần đây ẩn mình khá kỹ. Sau một thời gian là tâm điểm của các câu chuyện về thâu tóm, mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, gia đình nhà ông Trầm Bê vẫn đứng đầu giới tài phiệt lĩnh vực này. Tuy nhiên, 2 người con của đại gia này mới là những người có mặt trong tốp 50 những người giàu nhất còn ông Trầm Bê không xuất hiện trong top những người giàu nhất.
 
Với sự tụt hạng của ông Hà Văn Thắm, ông Đặng Thành Tâm và Hồ Hùng Anh, ông Trầm Trọng Ngân - con trai cả ông Trầm Bê đã trở thành quán quân trong bảng xếp hạng các đại gia ngân hàng giàu có nhất.
 
Ông Trầm Trọng Ngân hiện đang nắm giữ hơn 54,7 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, với giá trị gần 1.000 tỷ đồng, vượt xa những người còn lại. Bên cạnh đó, ông Ngân còn đang nắm giữ gần 18 triệu cổ phiếu SouthernBank, chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.
 
Một người con trai khác của đại gia Trầm Bê là ông Trầm Khải Hòa đã trở thành người trẻ tuổi nhất trong top 10 đại gia ngân hàng giàu nhất năm nay khi mới ở tuổi 26. Ông Hòa đang nắm 20,82 triệu cổ phiếu STB, đứng ở vị trí số 3 trong danh sách các đại gia ngân hàng với khối tài sản hơn 420 tỷ đồng.
 
Ông Trầm Bê - người được xem là nhân vật làm mưa làm gió trên thị trường mua bán sáp nhập ngân hàng trong năm vừa qua - lại chỉ nắm giữ một số lượng cổ phiếu ít ỏi của Sacombank và không nằm trong tốp 150 người giàu nhất.
 
Một đại gia tài chính ngân hàng BĐS được đánh giá giàu có hàng đầu tại Việt Nam, có thời kỳ tài sản truyền tai lên tới hàng tỷ USD là Vũ Văn Tiền. Doanh nhân này khá kín tiếng và gần đây càng khép mình cho dù đại gia này cùng với Tập đoàn Geleximco của mình gắn bó miệt mài với ABBank, nhất là trong bối cảnh EVN đang trong quá trình thoái vốn tại ngân hàng này.
 
Trong khi đó, ông Đặng Văn Thành cùng với gia đình con cái đã rút lui khỏi Sacombank để quay về với tập đoàn gia đình Thành Thành Công, chuyên tâm đầu tư vào một số lĩnh vực sở trường, trong đó có mía đường.
 
Đại gia ngân hàng kì cựu, lão bà Tư Hường - mẹ chồng á hậu Thiên Lý vẫn xoay sở vị thế thống trị ngân hàng Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank). Tuy nhiên, quyền lực chuyển vòng quanh cho con trai, con gái và con rể. Các vị trí lãnh đạo cao nhất cùng với vị thế cổ đông lớn nhất đều thuộc nhà bà Hường nhưng lão bà doanh nhân này không nắm cổ phiếu và chỉ giữ vị trí là cố vấn HĐQT.
 
Nhiều đại gia ngân hàng khác tiếp tục kín tiếng như ông Dương Công Minh (LienVietPostBank); nhà ông Trần Mộng Hùng (ACB); Đỗ Minh Phú (TPBank); và một số gương mặt mới cũng kín tiếng như: Nguyễn Tiến Dũng (Navibank); Võ Quốc Thắng (KienLongBank); Trần Phát Minh (STB, KienLongBank)...
 
TTCK chứng khoán đã khép lại một năm, nhìn chung các doanh nghiệp lớn đều làm ăn rất tốt, vượt lên trên các chỉ số thị trường. Hàng loạt các doanh nhân chứng kiến túi tiền mỗi người tăng thêm hàng nghìn tỷ như: ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Đình Long, bà Trương Thị Lệ Khanh, bà Chu Thị Bình, ông Lê Văn Quang... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thị trường cũng chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của nhiều đại gia tài chính ngân hàng, một phần do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh không mong muốn, một phần do ý chí chủ quan muốn ẩn mình, giấu tên để tránh bão tố.
---------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo