Câu hỏi được nhiều khách hàng của HAIC và Housing Group đặt ra là: Số tiền gần 630 tỷ mà liên danh đã huy động tại dự án này, chủ đầu tư đã mang đi đâu (?)
Như tin đã đưa ở phần trước, số tiền mà HAIC và Housing Group đã huy động vốn tại Dự án B5 Cầu Diễn là hơn 629 tỷ 030 triệu 638 nghìn 527 đồng.
Điều khiến nhiều người phải giật mình ở chỗ, theo quy hoạch được phê duyệt, tổng số căn hộ tại dự án B5 Cầu Diễn chỉ có 720 căn hộ, trong đó, Liên danh chủ đầu tư phải dành 328 căn hộ bàn giao cho Thành phố bố trí nhà ở tái định cư. Số căn hộ “ma” mà HAIC và Housing Group huy động “khống” lên tới 671 căn hộ.
Trong khi đó, khu đất Dự án B5 Cầu Diễn thuộc ranh giới nghiên cứu quy hoạch phân khu H2 – 1 (tỷ lệ 1/2.000) mới được UBND TP. Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 5235/QĐ – UBND ngày 14/11/2012 vẫn đang trong quá trình chờ Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức nghiên cứu lập phương án; quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án kiến trúc của Dự án chưa được phê duyệt.
Điều này cũng có nghĩa là, một trong những khoản tiền lớn ban đầu mà chủ đầu tư phải bỏ ra khi làm dự án là nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước, Liên danh HAIC và Housing Group chưa thực hiện.
Theo thông tin mà Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn có được, trong số tiền 229,1 tỷ đồng mà HAIC huy động từ khách hàng, số tiền mà doanh nghiệp này chuyển vào liên danh vỏn vẹn chỉ 3 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền còn lại có nguy cơ mất vốn.
Về phía Housing Group, đơn vị này đã huy động được số tiền là 399,9 tỷ từ 791 hợp đồng góp vốn nhưng đến nay toàn bộ số tiền này Housing Group đã mất khả năng chi trả. Tại thời điểm bà Châu Thị Thu Nga – Chủ tịch HĐQT Housing Group bị bắt, ngân quỹ của doanh nghiệp này hầu như trống rỗng.
Câu hỏi được nhiều khách hàng của HAIC và Housing Group đặt ra là: Số tiền gần 630 tỷ mà liên danh đã huy động tại dự án này, chủ đầu tư đã mang đi đâu (?); Những chi phí nghiên cứu dự án, chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh, chuyển đổi chủ đầu tư dự án... có lẽ nào tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ như vậy (?) Tất cả những câu hỏi này vẫn đang trong quá trình được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sau khi tiến hành bắt khẩn cấp 2 lãnh đạo cao nhất của HAIC là ông Nguyễn Văn Tuẫn và Housing Group là bà Châu Thị Thu Nga.
Riêng với Housing Group, khả năng tiêu tiền của doanh nghiệp này còn “đặc biệt hiệu quả” ở chỗ, ngoài dự án B5 Cầu Diễn (Housing Group đã thu được xấp xỉ 399,9 tỷ đồng từ khách hàng), đơn vị này còn có nguồn tiền “khủng” từ nhiều dự án bất động sản khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Cụ thể, tại Dự án Khu tái định cư Phú Thượng, quận Tây Hồ, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng góp vốn với Housing Group từ năm 2009 để mua một căn hộ chung cư. Sau khi ký hợp đồng đó, khách hàng đã đóng khoảng 60% giá trị căn hộ, có nhiều khách hàng còn nộp nhiều hơn.
Dự án gồm 1 tòa nhà chung cư 12 tầng, tổng diện tích sàn là 9.232,8m2 và khu nhà thấp tầng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Số tiền mà Housing Group huy động từ dự án này ước tính lên đến nhiều chục tỷ đồng. Trong khi thời hạn chủ đầu tư phải hoàn thành dự án là quý II/2013 nhưng đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành phần móng.
Việc Housing Group và các đối tác liên quan đã làm gì để có thể tiêu tán hết hàng trăm tỷ đồng vốn góp của khách hàng vào các dự án bất động sản thực sự là một sự thách thức với trí tưởng tượng của không ít người.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay, tăng 0,5 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. Con số này vẫn thấp hơn so với mục tiêu 6,2% do Chính phủ đề ra trong năm nay.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại phiên họp báo “Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương” diễn ra trực tuyến sáng nay (13/4), sau một số khó khăn hồi giữa năm 2014, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm đã vượt mức kỳ vọng.
Theo WB, cốt lõi của sự khởi sắc này là các chỉ số kinh tế vĩ mô căn bản đã được cải thiện, FDI trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu của khu vực FDI tăng vững chắc và môi trường kinh doanh đã có những cải cách quan trọng.
WB dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay, tăng 0,5 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. Con số 6% dự báo của WB vẫn thấp hơn một chút so với mục tiêu tăng trưởng 6,2% do Chính phủ đặt ra trong năm nay. Trong 2 năm 2016 và 2017, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được WB điều chỉnh tăng lên mức 6,2% và 6,5%.
"Các dự báo trung hạn đều phản ánh sự cải thiện dần dần trong tăng trưởng GDP và ổn định kinh tế vĩ mô trước áp lực ngày càng lớn của nợ công đang gia tăng", WB cho biết.
WB cũng cho rằng, lạm phát trong năm 2015 của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức vừa phải do giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu ở mức thấp và cầu tư nhân trong nước phục hồi. Xuất khẩu tăng mạnh và kiều hối ổn định là yếu tố giúp cán cân vãng lai tiếp tục thặng dư, mặc dù quy mô thặng dư sẽ giảm do kinh tế khởi sắc kéo theo nhập khẩu gia tăng.
"Thâm hụt tài khóa sẽ giảm xuống 4% GDP vào năm 2017, cho thấy sự cần thiết phải tiến hành củng cố tài khóa trong trung hạn và đồng thời phải có một kế hoạch đáng tin cậy nhằm củng cố tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước để đảm bảo tính bền vững của nợ công", WB khuyến nghị.
Mặc dù tăng trưởng được cải thiện, WB vẫn cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển dưới mức tiềm năng do sự ì ạch trong những cải cách cơ cấu và sự bất trắc trên toàn cầu. Hơn thế nữa, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những câu hỏi quan trọng như làm thế nào để kiềm chế mức nợ công đang tăng lên và làm thế nào để đảm bảo một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước.
Các rủi ro đối với triển vọng trung hạn vẫn chủ yếu mang tính tiêu cực. Sự suy yếu của giá cả mặt hàng gạo và các nông sản khác trên toàn cầu sẽ tác động tiêu cực tới thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình nông thôn, làm nới rộng khoảng cách thành thị - nông thôn. Giá dầu giảm cũng có thể gia tăng áp lực đối với thu ngân sách. Trong khi đó, đầu tư tư nhân trong nước vẫn còn dè dặt bởi niềm tin doanh nghiệp còn thấp.
Ở phương diện đối ngoại, tăng trưởng toàn cầu vẫn ì ạch và còn nhiều bất trắc. Điều này tạo ra rủi ro đối với xuất khẩu và dòng FDI chảy vào Việt Nam.
WB cho rằng, yếu tố thuận lợi là các hiệp định thương mại đang đàm phán có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra các thị trường bên ngoài rộng hơn và giàu có hơn. Những cải cách trong nước, bao gồm việc củng cố tài khóa trung hạn, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và những nỗ lực đổi mới khu vực ngân hàng, DNNN với quyết tâm cao hơn, rõ ràng hơn, sẽ phát những tín hiệu quan trọng tới nhà đầu tư trong nước và quốc tế và đặt nền móng cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
-----------------------
Xe máy điện phải đăng ký, nộp lệ phí trước bạ từ ngày 1/7
Trong thời hạn từ nay cho đến hết ngày 30/6, nếu chủ tài sản đi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì không phải nộp lệ phí trước bạ, đồng thời không phải đến cơ quan thuế làm thủ tục kê khai lệ phí trước bạ…
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương trao đổi về dự kiến xử lý vướng mắc về việc đăng ký xe máy điện.
Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định, xe máy điện nhập khẩu phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 60%, thuế GTGT là 10%. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe không kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định thì hải quan sẽ ấn định thuế để truy thu đủ số tiền thuế phải nộp.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phản ánh vướng mắc về việc đăng ký xe máy điện và đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc trong đăng ký, quản lý xe máy điện.
Theo phản ảnh của Cục Cảnh sát giao thông, phần lớn số xe máy điện hiện nay người dân đang sử dụng là xe nhập lậu từ Trung Quốc, không kê khai hải quan, nộp thuế nhập khẩu theo quy định nên không có các chứng từ theo quy định về nguồn gốc của xe, hóa đơn, lệ phí trước bạ để được đăng ký, cấp biển số. Nếu xử lý truy thu thuế số lượng lớn xe máy điện đang lưu hành sử dụng trong nhân dân là khó khả thi.
Do đó, Cục Cảnh sát giao thông đề nghị Bộ Tài chính báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ miễn truy thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, hóa đơn bán xe đối với xe máy điện đã được người dân mua sử dụng đến hết ngày 31/12.
Về lệ phí trước bạ đối với xe máy điện, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Bộ đã có văn bản hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh thành phố: trong thời hạn từ nay cho đến hết ngày 30/6/2015 nếu chủ tài sản đi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì không phải nộp lệ phí trước bạ, đồng thời không phải đến cơ quan thuế làm thủ tục kê khai lệ phí trước bạ mà chỉ đến cơ quan Công an để làm thủ tục đăng ký xe theo quy định.
Kể từ ngày 1/7/2015 trở đi nếu chủ tài sản làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng xe máy điện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ và phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghĩa là đến trước ngày 30/6/2015, người sử dụng xe có hóa đơn hoặc không có hóa đơn đều được đến cơ quan công an để đăng ký xe.
------------------------
Đất vàng ám ảnh: Dự án dở dang, hai sếp lớn đi tù
Nằm ở vị trí đất vàng của quận Thanh Xuân, từng được không ít dự án xung quanh mượn hình ảnh làm điểm nhấn cho mình, tuy nhiên dự án công viên hồ điều hoà Nhân Chính lại có số phận khá hẩm hiu. Sau bao nhiêu lần đổi chủ, tới nay dự án vẫn đang nằm bất động.
Đất vàng long lanh
Đến nay có lẽ khó có khu đất nào đẹp hơn 13,23 ha được quy hoạch xây dựng công viên hồ điều hòa Nhân Chính, dự án được đánh giá nằm ở vị trí "đất vàng," mặt tiền giáp với đường Hoàng Minh Giám, giao cắt giữa quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy.
Đây được xác định là công viên rất quan trọng trong tạo cảnh quan cho khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất Hà Nội, phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí của hàng vạn cư dân. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công viên sẽ trở thành lá phổi mới nữa của Thủ đô, góp phần cải thiện môi trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư 2.596 tỷ, trong đó phần vốn xây dựng các công trình công cộng và GPMB khoảng 150 tỷ. Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar (thuộc Tập đoàn Megastar) được UBND Thành phố giao là chủ đầu tư dự án vào năm 2008, đến năm 2011 Thành phố cũng đã phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án này.
Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 132.356m2 bao gồm: phần thứ nhất là công trình ngầm 5 tầng xây dựng trên diện tích khoảng 3,5ha phục vụ vui chơi giải trí dịch vụ thương mại; phần thứ hai là công viên và công trình vui chơi giải trí dịch vụ công cộng trên mặt đất.
Trái với vẻ hoành tráng trên giấy, thì tới nay Dự án Công viên Hồ điều hòa Nhân Chính vẫn chỉ là bãi đất trống, tường rào bao quanh. Từ đầu năm 2014 đến nay, Dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính xuất hiện nhiều bãi trông giữ xe và sân bóng đá mini cho thuê.
Số phận long đong
Chủ đầu tư dự án là Công ty Vina Megastar đã nhiều lần rậm rịch khởi công tuy nhiên năm năm qua, đơn vị mới chỉ xây dựng được một hàng tường bao phía đường Hoàng Minh Giám, còn lại chưa triển khai xây dựng thêm được hạng mục nào. Sau khi chủ tịch công ty này bị bắt, dự án "đóng băng", đây là dấu chấm hết cho Megastar không còn đủ khả năng đầu tư tiếp tục vào dự án này.
Đầu năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức thu hồi dự án từ Vina Megastar với lý do đơn vị này không chịu triển khai dự án.
Ngày 13/5/2013, Ocean Group đã có văn bản gửi Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, bày tỏ muốn đầu tư dự án thay cho Megastar. Ocean Group cho biết, Tập đoàn Đại Dương và liên danh Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Ocean Group nắm 70%) và Vinaconex đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án StarCity Centre, đề xuất Thành phố giao làm chủ đầu tư dự án này.
Đồng thời cho phép tiếp quản việc thực hiện các thủ tục từ Megastar như điều chỉnh lại quy hoạch tổng mặt bằng,...Nếu được chấp thuận, Ocean Group dự kiến sẽ khởi công vào 10/10/2013.
Tuy nhiên, chưa được chấp thuận thì một lần nữa ông chủ của Ocean cũng đã vướng vòng lao lý do các hoạt động kinh doanh. Tuy không liên quan tới dự án nhưng dường như khả năng Ocean Group đầu tư vào công viên là không thể.
Sau khi chủ đầu tư Megastar và Ocean Group "gãy cánh", dự án công viên được sử dụng tạm thời vào mục đích cho thuê làm sân bóng chỗ đỗ xe để tránh tình trạng đất vàng bỏ hoang lãng phí. Gần đây nhất, Hà Nội đã có động thái tái khởi động dự án bằng việc công bố sẽ khởi công vào quý 3/2015 theo hình thức BT.
Có thể n nói, dự án công viên quy mô lớn của Hà Nội có số phận khá long đong. Người dân thủ đô đang chờ một chủ đầu tư mới thực sự có đủ khả năng. Còn các dự án bên cạnh cũng đang nóng lòng vì đây là một trong những tiện ích gia tăng thêm giá trị BĐS của mình.
------------------------