Tin kinh tế trưa 12-02-2015: Vụ HSBC Thụy Sĩ bị phanh phui: 26 khách hàng Việt bị lộ - Báo lỗ 16 ngàn tỷ, đòi tăng giá điện, EVN chưa quan tâm lợi ích của người tiêu dùng

  • Cập nhật : 12/02/2015

 Vụ HSBC Thụy Sĩ bị phanh phui: 26 khách hàng Việt bị lộ

Theo một tài liệu bị rò rỉ hôm 8/2, ngân hàng tư nhân HSBC chi nhánh Thụy Sĩ bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động buôn bán vũ khí và kim cương máu bất hợp pháp cũng như giúp người giàu trốn thuế.
 
Trong danh sách 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia đã mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ bị rò rỉ có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD.
 
Theo công bố gây sốc khắp toàn cầu của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) hôm 8-2, chi nhánh HSBC Thụy Sĩ đã thu lợi nhuận đáng kể trong nhiều năm từ các tài khoản bí mật từ tội phạm rửa tiền, buôn bán vũ khí, ma túy và đóng vai trò tích cực giúp người giàu lách luật.
 
Tổng cộng 106.000 tài khoản khách hàng tại 203 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2005-2007 bị rò rỉ với tổng giá trị tài lên tới hơn 100 tỉ USD. Các chủ tài khoản từ Thụy Sĩ chiếm số lượng lớn nhất với  11.235 người, sở hữu 31,2 tỉ USD. Có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD nằm trong danh sách, trong đó có 12% có hộ chiếu (hoặc quốc tịch) là Việt Nam và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD.
 
Theo Bloomberg, một số cái tên rất đáng chú ý trong danh sách này đang nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, trong đó có tỉ phú Nga Gennady Timchenko – người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin và bị Mỹ đưa vào danh sách đen sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea. Ông Anton Kurevin, người phát ngôn của tập đoàn Volga của tỉ phú Timchenko từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
 
Cựu nhân viên HSBC Herve Falciani lấy được một số tài liệu mật của ngân hàng - rò rỉ từ năm 2005-2007, trong đó có danh sách 106.000 khách hàng tại 203 quốc gia, sau đó chuyển các dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế của Pháp vào năm 2008. Paris chia sẻ thông tin với chính phủ các nước, nơi HSBC đặt chi nhánh và mở cuộc điều tra.
 
Tờ báo Pháp Le Monde cũng có được một bản sao tài liệu và gửi tới Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) để tiến hành phân tích. Theo kết luận sơ bộ của ICIJ, chi nhánh HSBC Thụy Sĩ cho phép tội phạm mở tài khoản để rửa tiền, đóng vai trò tích cực giúp người giàu lách luật, che giấu một lượng lớn tiền bạc khỏi cơ quan chức năng.
 
“HSBC (Thụy Sĩ) liên tục trấn an khách hàng rằng tài khoản của họ sẽ không bị tiết lộ cho nhà chức trách, thậm chí nếu đó là tài khoản trốn thuế ở nước chủ nhà. Nhân viên ngân hàng cũng mách nước cho khách hàng tránh phải đóng thuế tại quốc gia của họ” – báo cáo của ICIJ nêu rõ.
 
Giáo sư Crawford Spence làm việc tại Đại học Warwick nhận định HSBC Thụy Sĩ đã đồng lõa trong việc trốn thuế và vi phạm pháp luật. Khách hàng của chi nhánh bao gồm nhiều nhà tài phiệt và chính trị gia đến từ Anh, Nga, Ukraine, Kenya, Ấn Độ, Mexico, Lebanon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, và Algeria.
 
Tại Anh, cục quản lý thuế quốc gia phát hiện 1.100 người Anh có tài khoản ở chi nhánh HSBC tại Geneva trốn thuế, thu lại 236 triệu USD nhưng chỉ có một người bị truy tố. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công Quốc hội Anh Margaret Hodge đề nghị làm rõ vai trò của cựu Chủ tịch HSBC Stephen Green.
 
Trong khi tại Pháp, nhà chức trách đưa 103 trường hợp trốn thuế ra vành móng ngựa. Một thẩm phán Bỉ cũng đang xem xét lệnh bắt giữ đối với một số cựu quan chức và hiện tại của HSBC nếu họ không hợp tác điều tra.
 
Giải thích về các tài liệu bị rò rỉ, HSBC nhấn mạnh các tài liệu này có từ cách đây 8 năm và ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách để tránh các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng trốn thuế và rửa tiền. Giám đốc điều hành HSBC Thụy Sĩ Franco Morra cho biết cấp dưới của mình “đã đóng các tài khoản không đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng”, đồng thời lưu ý “đó là lời cảnh tỉnh về mô hình kinh doanh cũ của HSBC, chúng đã lỗi thời”.
 
Hiện HSBC đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự ở Mỹ, Pháp, Bỉ và Argentina.
------------------------
 Báo lỗ 16 ngàn tỷ, đòi tăng giá điện, EVN chưa quan tâm lợi ích của người tiêu dùng
Liên quan đến chính sách năng lượng, đặc biệt là về đề xuất tăng giá sẽ được xem xét sau Tết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng khoản lỗ 16.000 tỷ đồng trong năm 2014 của Tập đoàn này, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Vấn đề không phải tăng giá điện bao nhiêu, mà nằm ở chỗ cách thức họ muốn tăng giá.
 
“Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, “Đáng lý, Bộ phải giám sát EVN độc quyền bằng cách rà soát, đánh giá chi phí sản xuất một cách độc lập, tham vấn các bên liên quan xem đề xuất của EVN có hợp lý không, chứ không phải bảo vệ đề xuất này” - TS Nguyễn Đình Cung bày tỏ.
 
Ông Cung còn nhấn mạnh, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét cân bằng các bên để kiểm soát giá điện, bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng, chứ không thể bảo vệ lợi ích của EVN; không thể có những tuyên bố kiểu không tăng giá điện thì EVN sẽ phá sản, bởi biết đâu “EVN phá sản thì ngành Điện mới phát triển được”.
 
Về công khai, minh bạch trong hoạt động điều hành, từ năm ngoái, Bộ Công Thương thậm chí có cả một trang thông tin (hiếm khi hoạt động) đăng tải các chính sách về điện. Hằng năm, Bộ cũng đều có họp báo công bố giá thành điện của năm trước đó.
 
Giá thành này đã được kiểm toán và được giám sát bởi các bên, bao gồm cả Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng.
 
Tất nhiên, việc làm này cũng chỉ mang tính hình thức, bởi theo ông Đỗ Gia Phan – Phó Chủ tịch Hội, người trực tiếp tham gia vào hoạt động này, thì giám sát bao gồm đến làm việc ở các nhà máy mà EVN chỉ định, sắp xếp và trên các giấy tờ, sổ sách được EVN cung cấp.
 
Chưa kể đến, Hội không có chuyên môn sâu để hiểu được những vấn đề đặc thù như các chi phí giá và cách quản lý điện.
 
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, về trung hạn, cần sớm tách riêng EVN thành nhiều phần: phát điện, phân phối, truyền tải…, trong đó Nhà nước chỉ giữ độc quyền truyền tải điện, còn các phần khác thì để các thành phần kinh tế khác tham gia.
 
Lúc đó mới có nhiều nhà đầu tư vào sản xuất điện và mới có thị trường điện cạnh tranh. “Cần thay đổi cách thức, công cụ quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường”.
 
Một khó khăn khác trong quản lý điện chính là việc thiếu rõ ràng giữa nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ công ích.
 
EVN vừa phải nhận trách nhiệm đầu tư, xây dựng mới các nhà máy, đảm bảo an ninh năng lượng cho tương lai, vừa phải kinh doanh, ôm đồm thêm cả việc tiếp nhận và cải tạo lưới điện nông thôn, thực hiện các dự án cấp điện cho hải đảo, vùng sâu, vùng xa... dù chắc chắn lỗ lớn. Điều này khiến lỗ lãi của EVN khó bóc tách cho rõ ràng.
 
Các chuyên gia nhấn mạnh, cần cải cách doanh nghiệp Nhà nước để khắc phục các méo mó thị trường tạo ra bởi chính các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
 
Bên cạnh đó là cải cách thể chế, tạo ra một thị trường lành mạnh, có cạnh tranh sòng phẳng.
 
Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, chúng ta đang tiến hành rất chậm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
 
Quan trọng nhất là cải cách thể chế, tạo ra một thể chế thị trường, cạnh tranh mới. Mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường phải thấp, vì can thiệp mạnh sẽ không có thị trường.
 
“Cách quản lý giá hiện nay không hiệu quả. Quản lý kiểu hiện nay sẽ vô phương. Bộ máy, chi phí kiểm soát giá hiện tại lớn hơn nhiều cái chúng ta thu được”.
--------------------
Lộ diện mánh 'chạy kê khai giá cước', giảm nhỏ giọt
Chiều 11/2, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã họp báo công bố kết quả kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn cả nước. Nhiều mánh “lách” giảm giá đã được các cơ quan chức năng “khui” ra.
 
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính từ ngày 18/7 đến 21/1, giá xăng đã giảm 38,9%, giá dầu giảm 33,1%.
 
Giá xăng, dầu giảm đã tác động đến giảm giá cước của các đơn vị kinh doanh vận tải, tỷ lệ giảm giá của các DN vận tải ôtô có sự khác nhau do tỷ lệ chi phí nhiên liệu trong giá thành (cơ cấu giá cước vận tải đối với xăng chiếm từ 25-35% giá thành - chủ yếu là taxi, dầu chiếm khoảng 35-40% - chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa, ngoài ra còn các chi phí khác như chi phí khấu hao, nhân công…).
 
Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị được kiểm tra chấp hành đầy đủ quy định về niêm yết giá vé tại nơi bán vé và trên phương tiện theo đúng quy định.
 
Hầu hết các đơn vị cũng đã thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước, mức giá kê khai tương đối phù hợp với biến động chi phí đầu vào, yếu tố giảm giá nhiên liệu và tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong giá thành vận tải.
 
Tuy nhiên, vẫn còn có những đơn vị kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp, hoặc còn có đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định chưa điều chỉnh giảm giá.
 
Đáng chú ý, trong danh sách có Hợp tác xã Vận tải đường bộ TP Thủ Dầu Một là một DN “cộm cán” về vi phạm.
 
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và đang làm thủ tục chuyển Thanh tra Bộ Tài chính ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
 
Tại Hà Nội, sau khi bị điểm danh là địa phương có nhiều DN chây ì không chịu giảm giá cước, đến thời điểm này, số liệu công bố cho thấy, đã có 91/99 hãng taxi giảm giá cước, với tỷ lệ giảm tính trên đầu xe đang hoạt động là 97%.
 
Với vận tải cố định, có 42/61 DN đã giảm và số đầu xe đã thực hiện giảm chiếm 91%. Số còn lại phần lớn chưa giảm giá cước là vì từ đợt trước, khi xăng tăng giá, các DN này vẫn giữ nguyên không tăng.
 
Tuy nhiên, mức giảm giá của từng DN có sự chênh lệch, và đoàn thanh tra cũng đã chỉ đích danh một số DN giảm giá chưa hợp lý, như: Công ty TNHH Mạnh Trường Bình, Công ty CP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài, HTX Vận tải Nội Bài, Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội, Chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Long.
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, với những DN không chịu giảm giá, giảm giá nhỏ giọt, đoàn thanh tra lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính.
 
Song, điều mà người dân quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay, Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu đi lại rất cao, sẽ có tình trạng DN tăng giá vé dọc đường gây thiệt cho khách hàng?
 
Trả lời về điều này, bà Hoàng Thị Hiền, đại diện đoàn thanh tra tại Đà Nẵng nói: Dịp lễ, Tết, ngành Vận tải thường có nhiều vi phạm liên quan đến xe dù, bến cóc, giá vé.
 
Đoàn kiểm tra kiến nghị thành lập các ban chỉ đạo để quản lý giá cước vận tải tại địa phương, đồng thời thành lập đường dây nóng để người dân có thể phản ánh tới cơ quan quản lý các vi phạm của DN.
 
“Để đối phó với tình trạng nhà xe kê khai giá một đằng, thu tiền của khách một nẻo, chúng tôi đang ráo riết kiểm tra và bắt buộc các phương tiện vận tải phải niêm yết đường dây nóng trên xe để hành khách có thể gọi điện phản ánh bất kỳ lúc nào. Cơ quan quản lý rất mong muốn người dân trong quá trình đi lại khi gặp các vi phạm đó gọi ngay tới đường dây nóng”, bà Hiền đề nghị.
 
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, trong qua trình kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện có tình trạng DN “chạy” khi kê khai giá.
 
Cụ thể, có những DN vận tải cố định chạy liên tỉnh, khi kê khai giá ở tỉnh A, mức kê khai nhỏ giọt của DN đã không được Sở Tài chỉnh ở tỉnh A chấp nhận, đã “chạy” sang kê khai giá ở tỉnh B.
 
“Tình trạng này xuất phát từ việc tỉnh A làm “chặt” hơn tỉnh B, nên DN không kê khai được chỗ này thì tìm cách kê khai nơi khác để mong muốn được giảm giá mức ít nhất. Vì thế, Bộ Tài chính đã kiến nghị các địa phương phải phối hợp, thống nhất mức giá với nhau, nhất là giữa các tỉnh đồng tuyến”, ông Tuấn cho biết.
 
Thực ra, tình trạng này không phải là mới phát hiện, vì ngay từ những ngày đầu kiểm tra, báo cáo nhanh của một số địa phương có phản ánh tình trạng mức giảm giá vé trên một số tuyến vận tải cố định giữa 2 địa phương có sự chênh lệch.
 
Để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính đã yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với Sở GTVT trong quá trình tiếp nhận, xử lý văn bản kê khai giá của các đơn vị vận tải, trường hợp đơn vị kê khai giảm giá chưa phù hợp với mức giảm giá nhiên liệu và biến động chi phí đầu vào, đề nghị có văn bản yêu cầu đơn vị tiếp tục tính toán chi phí trong giá thành để kê khai lại và gửi về cơ quan tiếp nhận.
 
Trong thời gian đơn vị tính toán lại giá thành vận tải theo yêu cầu, chấp nhận cho đơn vị thực hiện theo mức giá đã kê khai giảm.
 
Đồng thời, trong quá trình rà soát văn bản kê khai giá, trường hợp các đơn vị vận tải tuyến cố định giữa 2 địa phương kê khai giá có sự chênh lệch mức giảm giá vé, thì đề nghị các địa phương có tuyến cố định cần phối hợp chặt chẽ để trao đổi thông tin về mức giá kê khai của đơn vị vận tải trên tuyến cố định đó để đảm bảo thống nhất mức giá kê khai giữa 2 đầu tuyến.
 
Cùng với “chạy” kê khai, một số DN, đặc biệt là taxi có hiện tượng giảm giá đối phó để qua mặt cơ quan chức năng.
 
Các chiêu mà lái xe sử dụng là chấp nhận giảm giá mở cửa, nhưng lại rút ngắn khoảng cách của kilômét đầu tiên được tính tiền.
 
Cách thứ 2 là giảm kilômét đầu tiên, nhưng không giảm các kilômét tiếp theo. Hoặc một cách khác đó là thay vì giảm giá từ kilômét thứ 20 thì lại chỉ giảm từ kilômét thứ 30 trở đi…
 
Với các cách này, thoạt nhìn thì DN đã thực hiện giảm giá, nhưng thực chất, số tiền mà khách hàng phải trả vẫn sẽ không hề thay đổi.
 
Đại diện đoàn thanh tra cho biết, trong quá trình kiểm tra, đoàn cũng đã phát hiện ra vấn đề này, nhưng chủ yếu là ở nhóm taxi dù, và sẽ quyết liệt chấn chỉnh.
 
Đang có sai lệch trong cách thức quản lý cước vận tải
 
Trước tình trạng giá xăng giảm mạnh nhưng cước vận tải không giảm tương ứng, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đang có sự sai lệch trong cách thức quản lý.
 
Nhận định này được đưa ra trong hội thảo do CIEM tổ chức sáng 11/2 với sự xuất hiện của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu.
 
TS Cung cho rằng: Giá xăng giảm nhiều lần nhưng cước vận tải không giảm tương ứng, mà chỉ thanh tra, kiểm tra… quản lý kiểu áp đặt như vậy càng làm thị trường “méo mó” hơn.
 
Nguyên nhân cơ bản là cung cầu không có khả năng cân bằng trong ngắn hạn, thị trường kém cạnh tranh.
 
Rào cản gia nhập thị trường quá cao nên nhiều doanh nghiệp không thể gia nhập thị trường trong thời gian ngắn, không đủ sức ép cạnh tranh.
 
Cơ cấu thị trường này không cho phép nguồn cung thay đổi nhanh chóng để đáp ứng cầu. Nhiều hình thức xử phạt thậm chí làm thiếu hụt nguồn cung chứ không phải tăng, trong khi nhu cầu đi lại của người dân vẫn cao. Càng can thiệp sâu thì lại càng làm thị trường này “méo mó”.
 
Do đó, vấn đề ở đây là cấu trúc lại thị trường và kiểm soát độc quyền, chứ không phải là kiểm soát, thanh tra giá, can thiệp và mệnh lệnh hành chính.
 
Cơ quan điều hành ở đây đáng lý phải là Cục Quản lý cạnh tranh, chứ không phải Cục Quản lý giá.
--------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo