Tin Quốc hội họp sáng 23-11-2014:Không “đẻ” thêm ghế, thêm chức - Gần 25% vắng mặt, đại biểu Quốc hội đang ở đâu?

  • Cập nhật : 23/11/2014

 Không “đẻ” thêm ghế, thêm chức

Ngày 21/11, thảo luận dự án Luật Tổ chức Chính phủ, các đại biểu (ĐB) kiến nghị nên quy định cứng số lượng thứ trưởng vào trong Luật, không để “đẻ” thêm ghế, thêm chức. Đồng thời, cần tăng thẩm quyền cho Thủ tướng.
 
Quy định cứng số lượng Thứ trưởng
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, lâu nay chế độ trách nhiệm công vụ của ta chưa rõ ràng. Ví dụ, hàng gian, hàng lậu, trách nhiệm của Chính phủ, địa phương đến đâu, khó phân định. Luật phải làm rõ trách nhiệm thì mới cải cách hành chính được. Công vụ phải rành mạch, một việc chỉ để một cấp làm. 
 
Cấp trên chỉ thanh tra, kiểm tra chứ không đi làm thay, làm hộ cấp dưới. “Luật phải chế định chặt chẽ hơn, Chính phủ muốn "đẻ" thêm chức, thêm ghế cũng không được. Nhưng vừa qua dễ dãi quá, "đẻ" vô tội vạ, thậm chí "đẻ" cả ghế không có thật nhưng chế độ, phụ cấp lại là thật. Các nước không bao giờ có chuyện ấy. Chúng tôi đi làm việc với họ thấy một trường đại học công lập, khi ngân sách chưa duyệt thì một chỗ cũng không thể thêm được", ông Lịch nói.
 
"Nhiệm vụ của Thủ tướng quá nhiều, tôi đọc thấy miên man, chưa kể còn nhiều việc ghi ở các luật khác nữa. Cần cân đối, sắp xếp lại, đồng thời phải quy định để Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, cách chức người dưới quyền".
ĐB Trần Thị Quốc Khánh
 
Một số ĐB góp ý, Luật Tổ chức Chính phủ cần được thiết kế sao cho nhìn vào có thể thấy rõ mô hình Chính phủ, bộ, ngành; quan trọng hơn là rõ chức năng, trách nhiệm của từng đầu mối. Không nên để nhiều bộ, ngành cùng quản lý một lĩnh vực, khi truy trách nhiệm lại chẳng thấy có ai chịu trách nhiệm. ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) mong muốn, Chính phủ phải gọn nhẹ, năng động, số lượng, tên gọi các bộ phải quy định cứng trong luật. Chức năng của các bộ phải thật rõ - phải chịu trách nhiệm chính về một lĩnh vực nào đó. 
  
“Hôm trước tôi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về lạm phát cấp phó. Bộ trưởng nói đã làm hết trách nhiệm của mình. Nhưng để tình trạng như vậy thì phải có địa chỉ chịu trách nhiệm. Theo tôi, Luật cần làm rõ quyền hạn của Thủ tướng. Những vấn đề hệ trọng, Thủ tướng phải quyết và chịu trách nhiệm trước dân”, ĐB An kiến nghị. Đồng tình với nhận định này, ĐB Lò Hải Ươi (Lai Châu) cho rằng, nên quy định cứng số cấp phó, thứ trưởng tại các bộ, ngành. Trước đây, chúng ta giao Chính phủ quy định, sau một thời gian số cấp phó tại các bộ tăng nhiều. Lần này, phải quy định số thứ trưởng trong Luật, nếu tăng thêm, không nên tăng quá một thứ trưởng.
 
Tăng quyền cho Thủ tướng
Nhấn mạnh vai trò người đứng đầu Chính phủ, các ĐB kiến nghị Luật nên giao thêm quyền cho Thủ tướng. Những vấn đề quan trọng, kể cả nhân sự, Thủ tướng cũng phải có quyền quyết đáp. Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Nhưng cần làm rõ quyền của Thủ tướng được quyết trong những trường hợp nào, trường hợp nào thì tập thể quyết định. Dẫn chứng việc cấp phép dự án tại yết hầu đèo Hải Vân gây dư luận gần đây, ĐB Nghĩa kiến nghị: “Khi có dấu hiệu vi phạm, ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, nhân dân, Thủ tướng có quyền ra quyết định đình chỉ đối với những dự án do Chủ tịch UBND các địa phương cấp phép”.
 
Đề cập quyền hạn của Thủ tướng trong Luật, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho biết, có đại biểu nói phần việc của Thủ tướng quá nhiều, kể ra 4 trang không hết. “Phải làm nhiều việc như thế thì chết. Giao quá nhiều việc cụ thể thì Thủ tướng không làm được việc lớn. Thủ tướng phải là người lãnh đạo chứ không phải người làm quản lý”, ông Thạch nhìn nhận. 
 
Không để cơ quan “siêu bộ”
Phát biểu về cơ quan Văn phòng Chính phủ, ĐB Trịnh Ngọc Thạch nói ông “rất băn khoăn”, cảm giác đây là cơ quan “siêu bộ”. “Văn phòng Chính phủ cần gọn nhẹ hơn, vì thực chất đó là văn phòng của Thủ tướng”, ông Thạch nói và dẫn chứng: Trình đề án thành lập một trường đại học, 5 - 6 bộ thẩm định xong rồi, lên đó lại thẩm định lại, mất thêm một năm nữa, rất mất thời giờ. Có khi 3 - 4 năm trời mới xong một trường đại học, xong thì lĩnh vực ấy lại không cần đến nữa.
 
“Nói tóm lại, Luật này còn ít phân cấp, phân quyền, còn ôm đồm quá, nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở để lách luật”, ông Thạch nhận định.
-------------------------
Cần ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng
Chiều 21.11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Qua thảo luận, có nhiều ý kiến xung quanh đến trách nhiệm, quyền hạn của Thủ tướng; vấn đề tinh giản cấp phó trong chính phủ…
 
Nhiều ĐBQH cho rằng, cần quy định cứng số lượng thứ trưởng vào trong luật. ĐBQH Lò Hải Ươi (Lai Châu) kiến nghị, cần quy định cứng số lượng thứ trưởng vào trong luật để hạn chế việc có quá nhiều cấp phó. Trong trường hợp bổ sung thứ trưởng thì Chính phủ căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và chỉ được bổ sung 1 thứ trưởng, mô hình này cũng đang được áp dụng tại Nhật Bản.
 
ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị, cần quy định số lượng bộ, cơ quan ngang bộ vào trong luật, đồng thời Chính phủ khi nghe ý kiến tham mưu của bộ quản lý thì ý kiến của bộ đó có giá trị cao nhất. “Ví dụ Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý về lĩnh vực giáo dục thì lấy ý kiến tham mưu của Bộ Giáo dục và đào tạo về công tác giáo dục làm nền tảng; hay Bộ y tế thì nghe ý kiến tham mưu của Bộ y tế về y tế, ý kiến của các bộ khác chỉ để tham khảo chứ không lấy để quyết định, bởi như vậy sẽ gây phiền hà trong xây dựng chính sách” - bà An nói. 
 
Liên quan đến vấn đề lạm phát cấp phó, bà An đề nghị cần tăng thêm quyền hạn cho Thủ tướng vào trong luật. Bà An phân tích: “Vừa qua khi nói về lạm phát cấp phó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đề cập đến là muốn quy định “cứng” số lượng cấp phó, nhưng khi đem ra bỏ phiếu thì đều không quá bán. Vì vậy nên để Thủ tướng quyết định những vấn đề gay cấn và Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhân dân về những quyết định của mình”.
 
Trong khi đó, ĐBQH Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, vấn đề tồn tại lớn nhất trong điều hành hiện nay của Chính phủ là không làm rõ trách nhiệm công vụ. Cái gì là trách nhiệm của Chính phủ, cái gì là trách nhiệm của địa phương? Ông Lịch nêu dẫn chứng: “Ví như vấn đề hàng giả chẳng hạn, khi hàng giả xảy ra tại địa phương thì cấp nào phải chịu trách nhiệm? Vấn đề này cũng chưa làm rõ. 
 
Công tác chỉ đạo điều hành là trách nhiệm của Chính phủ nhưng để xảy ra tình trạng bày bán hàng giả tràn lan là thuộc trách nhiệm chính quyền địa phương chứ?” - ông Lịch đặt câu hỏi. Từ đó, ông Lịch cho rằng: Nếu luật không làm rõ được trách nhiệm công vụ thì không giải quyết được mọi vấn đề bất cập lâu nay. “Luật phải làm sao trói buộc Chính phủ để Chính phủ muốn “đẻ” ra thêm chức năng cũng không “đẻ” được, chứ hiện nay “đẻ” vô vàn. Ví dụ như “đẻ” thêm chức vụ “hàm” chẳng hạn.
 
“Chức năng của Thủ tướng quá nhiều”
 
ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng, chức năng của Thủ tướng là quá nhiều. “Chức năng nhiều, dài tới 4 trang thì Thủ tướng chắc cũng chả nhớ hết. Tại sao giao cho Thủ tướng nhiều việc thế? Ví dụ Thủ tướng có chức năng ra quyết định thành lập trường đại học, tại sao việc này không giao Bộ trưởng Bộ GDĐT. Chúng ta nên nhớ Thủ tướng là nhà lãnh đạo, không phải làm nhà quản lý. Việc nhỏ nào cũng đẩy lên Thủ tướng sẽ biến Thủ tướng thành người quản lý” - ông Thạch nhấn mạnh.
 
Đồng quan điểm với ĐB Thạch, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cũng chỉ ra chức năng của Thủ tướng quá dài, quá nhiều, đó là chưa kể trong các luật đều có trách nhiệm của Thủ tướng, cái gì cũng đẩy lên Thủ tướng…. Thậm chí, nhiều đến mức có thể có luật riêng về quyền của Thủ tướng.
 
ĐBQH Bùi Thị An cũng đề nghị cần ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng để Thủ tướng tăng tính trách nhiệm trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng. Còn ĐBQH Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) chỉ ra về quyền hạn của Thủ tướng, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua cơ quan đại chúng về những vấn đề quan trọng.
 
“Cần làm rõ những vấn đề quan trọng là gì, không nên chỉ chép lại nội dung trong Hiến pháp” - ông Lợi nói. Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cũng đề nghị cần ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cả về hành pháp, kinh tế; đồng thời, quyền hạn của Chính phủ với các địa phương cũng cần quy định rõ ràng hơn. ĐBQH Võ Thị Hồng Thoại (An Giang) lại yêu cầu lần sửa luật này phải làm rõ trách nhiệm của sự phân cấp. Trong đó cần làm rõ chế tài xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu cấp dưới khi không thực thi đúng trách nhiệm mà Chính phủ giao.
 
Riêng ĐBQH Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) có quan điểm phải làm rõ thực quyền của Thủ tướng, nhất là thẩm quyền về nhân sự để qua đó nâng cao kỷ cương kỷ luật trong cơ quan nhà nước. Ông Khánh cho rằng, dự thảo luật “chưa đề cập thỏa đáng trách nhiệm của Thủ tướng, Chính phủ trên ba phương diện với Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước và nhân dân” nên đề nghị phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng và Chính phủ...
 
Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đề xuất: Khi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành ban hành các văn bản, chính sách hoặc có hành vi làm xâm phạm đến lợi ích của đất nước thì Thủ tướng có quyền đình chỉ mà không chờ phải xem xét có trái với Hiến pháp hay không.
-------------------------
Gần 25% vắng mặt, đại biểu Quốc hội đang ở đâu?
Bảng điện tử tại phiên họp Quốc hội sáng 20-11 hiện lên số 405 “số đại biểu có mặt”, tức là ít nhất 92 đại biểu Quốc hội (chiếm gần 25%) không dự họp.
 
Sáng 21-11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng VN. 
 
Mặc dù chiều 20-11, trước khi Quốc hội kết thúc ngày làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đề nghị các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP yêu cầu đại biểu Quốc hội tham dự đầy đủ để đảm bảo chất lượng các phiên họp Quốc hội.
 
“Mấy phiên gần đây số đại biểu vắng họp nhiều quá” - ông Lưu than phiền. 
 
Lời đề nghị của Phó chủ tịch Quốc hội không có mấy hiệu quả, bởi bảng điện tử sáng 21-11 cho thấy chỉ có thêm hai đại biểu dự họp so với chiều hôm trước (thời điểm đó vắng ít nhất 94 đại biểu khi Quốc hội đã thông qua Luật căn cước công dân, có 403/497 đại biểu có mặt).
 
Nhưng ngay sau đó chỉ ít phút, khi biểu quyết thông qua Luật hộ tịch thì lại chỉ còn 395 đại biểu có mặt, tức là vắng tới 102 đại biểu.
 
Tại sao con số trên bảng điện tử lại “nhảy nhót” chỉ sau có vài phút như vậy? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định rằng đó là do “có tình trạng đại biểu bấm hộ người khác”.
 
Vì thế nên người viết dùng từ “có ít nhất” 92, 94, 102 đại biểu vắng mặt bởi đó chưa hẳn là con số chính xác.
 
Giống như trong lớp học, các cô cậu học trò láu cá thường điểm danh hộ bạn mỗi khi thầy, cô gọi tên.
 
Vậy các vị đại biểu Quốc hội đang làm gì, ở đâu trong những phiên họp hội trường trống tới 1/4 số chỗ ngồi, đặc biệt là cả những phiên biểu quyết thông qua luật?
 
Hãn hữu lắm cử tri mới nắm được lý do và tên tuổi người vắng họp, như trường hợp bất khả kháng của đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) đang đi điều trị bệnh.
 
Còn lại, cử tri khó mà nắm được tên tuổi cụ thể và lý do vắng mặt của từng vị, bởi rất hiếm khi cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội công khai điều này.
-------------------------
Đại biểu vắng họp là do đặc thù
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết như vậy bên lề Quốc hội ngày 21-11
* Phóng viên: Trong 2 ngày qua, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vắng nhiều, ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng này?
 
Đại biểu vắng họp là do đặc thù
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Đó là đặc thù của QH Việt Nam do ĐB kiêm nhiệm nhiều. Văn phòng QH đã đề nghị các trưởng đoàn trao đổi để ĐB sắp xếp công việc dự họp đầy đủ, nhất là khi biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết. Hiện nay, chưa thể giảm ĐB kiêm nhiệm.
 
* Trước khi ứng cử, ĐBQH đã cam kết dành thời gian cho QH, nếu kiêm nhiệm nhiều việc thì không nên ứng cử?
 
- Nói như vậy cũng không đúng vì nhiều ĐB là người đứng đầu ở cơ quan, họ không thể dồn hết cho cấp phó để đi họp. Vì vậy, ĐB cần hài hòa giữa công việc QH với công việc cơ quan.
 
*Đầu kỳ họp, Ban Công tác ĐB - Ủy ban Thường vụ QH có nhắc nhở ĐB tránh việc ra nước ngoài để dự lễ tốt nghiệp của con, kiểm tra sức khỏe như đã từng xảy ra?
 
- Có chứ. Nếu bệnh thì chịu vì bất khả kháng, như ĐB Nguyễn Bá Thanh vắng do trị bệnh ở Mỹ từ đầu kỳ họp. Những trường hợp đi công tác nước ngoài phải được chủ tịch QH cho phép. Còn nếu xin nghỉ một ngày để giải quyết việc riêng là bình thường.
 
*QH một số nước quy định phạt bằng tiền đối với những trường hợp đến muộn hoặc vắng họp mà không có lý do chính đáng, nước ta sẽ áp dụng biện pháp này?
 
- Các nước không giống Việt Nam, ĐB của họ là nghị sĩ chuyên nghiệp. Khi họp, họ ra ngoài là chuyện bình thường, thậm chí có thể ngồi chỗ khác theo dõi qua màn hình, khi nào biểu quyết thì mới vào, chứ không tập trung như ta.
 
*Đã nhận trách nhiệm ĐBQH thì phải hoàn thành trước cử tri, song nhiều ĐB kiêm nhiệm lại “nặng, nhẹ” nhiệm vụ chuyên môn và vai trò của ĐB?
 
- Không đến mức như vậy. Luật Tổ chức QH cũng không bắt buộc ĐB phải họp đủ 100%. Vả lại, có những lúc cơ quan ĐB có công việc bất khả kháng nên QH không thể bắt họ phải dự họp đủ.
 
*QH có tính đến việc giảm ĐB xuống dưới mức 500 như hiện nay, thưa ông?
 
- Làm sao được, có đề nghị nâng số ĐB lên 700.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp từ nhiều nguồn

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo