Tin Quốc hội họp sáng 26-11-2014: 'Mở cửa' cho người nước ngoài mua nhà - Thứ trưởng trở lên mới được ở nhà công vụ

  • Cập nhật : 26/11/2014
 'Mở cửa' cho người nước ngoài mua nhà
Chiều 25/11, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo đó, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn về đối tượng, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài để bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đề nghị cần có đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách này, trong đó cần nêu rõ kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này.
 
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định mở rộng đối tượng, điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhằm tạo yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài và phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Để bảo đảm an ninh, quốc phòng thì trong dự thảo Luật đã có các quy định chặt chẽ như: chỉ cho phép mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh, cho phép sở hữu có thời hạn 50 năm, hạn chế về tỷ lệ nhà ở được phép mua và sở hữu…
 
Quy định này được xây dựng trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
 
Theo đó, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
 
 Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
 
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định: Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
 
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu; Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
 
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
 
 Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này…
 
Về nhà công vụ, Luật Nhà ở (sửa đổi) bổ sung đối tượng được thuê nhà ở công vụ, gồm: Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Tổng cục trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên; cán bộ được điều động, luân chuyển đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo…
-------------------------

 Thứ trưởng trở lên mới được ở nhà công vụ

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, thống nhất thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ. Cụ thể, cán bộ ở TƯ giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng trở lên chưa có nhà ở tại nơi công tác thì được thuê nhà ở công vụ.
 
Báo cáo giải trình, tiếp thu về dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đại biểu cho rằng quy định về đối tượng được thuê nhà ở công vụ quá rộng, chưa khắc phục được tình trạng bao cấp về nhà ở công vụ, đề nghị cần chỉnh sửa lại quy định theo hướng thu hẹp hơn về đối tượng để bảo đảm tính khả thi.
 
Tiếp thu ý kiến đề nghị thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ này,  UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉnh lý Điều 32 như trong dự thảo Luật. Cụ thể, nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ vẫn được giữ nguyên như luật hiện hành.  
 
Tuy nhiên, nhóm đối tượng là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được luân chuyển hoặc điều động có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ địa phương về trung ương, từ trung ương về địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác thì được áp thêm điều kiện mới được ở nhà công vụ.
 
Theo đó, đối tượng thuộc nhóm này nhưng phải giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên (nếu ở Trung ương) và từ cấp Chủ tịch huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên (nếu ở địa phương) và vẫn phải đáp dứng điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác mới được thuê nhà công vụ.
 
Đối với các đối tượng cán bộ, công chức khác nếu được điều động, luân chuyển đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì mới được bố trí thuê nhà ở công vụ như đối tượng là giáo viên, bác sỹ.
 
Ngoài ra, Chủ nhiệm Phan Trung Lý thông tin thêm, có ý kiến đề nghị cần làm rõ chủ thể quản lý nhà ở công vụ, quy định rõ mô hình tổ chức quản lý nhà ở công vụ, cũng như chế tài trong trường hợp không trả lại nhà ở công vụ.
 
Giải trình về vấn đề này, UB Thường vụ Quốc hội nhận định, nội dung về quản lý nhà ở công vụ, trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ, chế tài xử lý đối với trường hợp không trả lại nhà ở công vụ đã được quy định tại Điều 34, Điều 81 và Điều 84 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, cơ quan giải trình cũng đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 81 quy định rõ hơn cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và chỉnh sửa lại khoản 3 để quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ở trong việc quản lý vận hành nhà ở công vụ là để tách bạch vai trò quản lý nhà nước về nhà ở và vai trò quản lý vận hành nhà ở công vụ.
 
Quốc hội cũng thống nhất quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
 
Về việc lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội (Điều 74), Chủ nhiệm UB Pháp luật cho biết vẫn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, không tán thành quy định thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội mà nên chuyển việc huy động vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội. Loại ý kiến thứ hai, tán thành quy định về thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội, đề nghị chỉ thành lập tại một số địa phương có nhu cầu cao về nhà ở xã hội.
 
UB Thường vụ Quốc hội quyết định trình dự luật theo hướng không quy định về việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Việc huy động vốn và cho vay để thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội sẽ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Ngân hàng sẽ lập một khoản mục riêng để quản lý nguồn vốn cho thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, đồng thời có sự tham gia của Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý việc sử dụng vốn phát triển nhà ở xã hội để bảo đảm hiệu quả sử dụng, bảo toàn vốn, đúng mục đích, đối tượng chính sách.
 
Việc cho vay vốn được thực hiện thông qua các chi nhánh hiện có của Ngân hàng chính sách xã hội để không làm phát sinh thêm về biên chế, tổ chức, chi phí hoạt động.
 
Về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đề xuất mở rộng diện đối tượng, điều kiện được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam của cơ quan soạn thảo nhận được sự ủng hộ của UB Thường vụ Quốc hội. Bác ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, mở rộng đối tượng, điều kiện là nhằm tạo yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài và phù hợp xu thế hội nhập quốc tế.
 
Để bảo đảm an ninh, quốc phòng thì trong dự thảo Luật đã có các quy định chặt chẽ như: chỉ cho phép mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh, cho phép sở hữu có thời hạn 50 năm, hạn chế về tỷ lệ nhà ở được phép mua và sở hữu… Quy định này được xây dựng trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
 
Quốc hội đã thống nhất tán thành quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là được quyền mua, sở hữu nhà.
 
Luật Nhà ở sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.
-----------------------------
 Đề nghị khoán chi “xe công, tiếp khách”
Ngày 25/11, thảo luận về dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) cho rằng, để sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả cần khoán chi xăng xe cho đối tượng đi xe công, khoán kinh phí tiếp khách.
 
Khó phân biệt khách công, khách tư
 
Đại biểu (ĐB) Trương Thị Huệ cho rằng, luật cần mở rộng các hình thức khoán chi như xăng xe, tiếp khách. Bà Huệ đề xuất, có thiết chế bắt buộc đối với các đối tượng đi xe công được nhận tiền khoán xăng xe hàng tháng thống nhất cả nước. 
 
“Nên mạnh dạn khoán cả chi tiếp khách cho đối tượng có thẩm quyền tiếp khách vì trên thực tế hiện nay rất khó xác định khách nào thuộc phạm vi khách công, khách nào là khách cá nhân”, bà Huệ nói và cho rằng, hình thức khoán này phải đi cùng với cơ chế gắn với hiệu quả công việc.
 
Trong thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, luật ngân sách hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, sửa luật lần này là cơ hội để cải cách nền tài chính công. Tuy nhiên, với mong muốn đổi mới mạnh mẽ thì các nội dung trong dự thảo luật “chưa đạt yêu cầu”. 
 
Theo ông Lịch, chúng ta duy trì quá lâu ngân sách nhà nước lồng ghép giữa trung ương và địa phương, dẫn đến hệ quả là không minh bạch giữa ngân sách trung ương và địa phương, tao ra cơ chế xin- cho. 
 
Kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, mà nhiều người nói ngân sách Việt Nam là “ngân sách mềm”, mềm đến mức độ tùy tiện do tồn tại nhiều quỹ ghi thu, ghi chi. 
 
“Có những khoản Chính phủ đi vay rồi cho ai vay không biết, nhưng đến kỳ trả nợ thì đưa ra Quốc hội. Thiếu kỷ cương ngân sách khiến cho việc sử dụng tiền thuế của dân không hiệu quả. Cơ chế lống ghép, ngân sách địa phương nhưng tính tự chủ của địa phương không có. Địa phương, HĐND không biết cái gì của mình, chỉ quyết cái người ta đã quyết. Địa phương không tự chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng hiệu quả nguồn đó. Ngoài ra, quy trình thiết lập ngân sách từ HĐND đến Quốc hội là thụ động.
 
Ông Lịch cho rằng, có thể giải quyết những tồn tại trên nếu chúng ta muốn làm. Ngân sách vẫn lồng ghép nhưng phải minh bạch ngân sách địa phương và trung ương. Điều gì thuộc địa phương thì trách nhiệm HĐND quyết và chịu trách nhiệm, khoản nào trung ương hỗ trợ địa phương thì QH phải chịu trách nhiệm chứ không phải phân cấp chung chung.  
 
ĐB Lê Văn Tân (Hà Nam) cũng đề nghị, luật cần phản ảnh đúng những khoản nợ phải trả của ngân sách. “Một số DN vay nợ có bảo lãnh của Nhà nước, khi không trả được, Nhà nước phải trả nợ thay. Hay các khoản vay từ nước ngoài chưa được Quốc hội kiểm soát tổng thể, nhưng khoản trả nợ Quốc hội vẫn phải thông qua. Do vậy, Quốc hội phải được quyền kiểm soát tất cả các khoản vay và bảo lãnh này”, ông Tân nói.
 
Không cho chuyển nguồn, ứng trước ngân sách
 
ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng, hiện nay ngân sách chưa bao quát hết các nguồn thu như thu từ đầu tư ra nước ngoài, cổ tức DN. Luật sửa đổi chưa bao quát tối đa các khoản thu, việc quản lý thu chi vẫn như cũ. 
 
“Tổng chi ngân sách quá cao làm thâm hụt NSNN chứ không phải nguồn thu thấp. Quy định rõ chi phải có dự toán, công khai minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình”, ông Hùng nói.
 
Trong việc thu phí, lệ phí, các đại biểu cho rằng, cần xác định rõ phí nào thuộc nguồn thu ngân sách, phí nào không thuộc nguồn thu ngân sách. Hiện nay, nhiều khoản thu, chi chưa được kiểm soát. 
 
“Cần có quy định để thu hẹp các quỹ này, có báo cáo hàng năm trước Quốc hội về tình hình hoạt động. Việc lập các quỹ ngoài ngân sách phải do Quốc hội quy định”, ĐB Lê Văn Tân nói. 
 
“Cho chạy thông một số nhiệm vụ thì năm ngân sách không còn ý nghĩa. Số chi chuyển nguồn ngày càng lớn, chiếm hơn ¼ tổng chi ngân sách nhà nước”, ông Thụ cho biết. 
 
Ngoài ra, việc cho ứng trước dự toán dẫn đến số bội chi ngân sách nhà nước không còn ý nghĩa. Trong khi Hiến pháp quy định mọi khoản thu chi đều phải được dự toán, do vậy không nên cho phép ứng trước dự toán năm sau.
 
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thì cho biết, ông vừa nhận được điện thoại của cử tri lo ngại trình trạng tăng yêu cầu ngân sách mà QH không kiểm soát được. Đó là hàng năm số lượng các đơn vị hành chính tăng lên, thêm huyện, phường, xã thì ngân sách bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu chi.
 
Để quyết định ngân sách tốt hơn, ĐB Trần Du Lịch đề nghị thay đổi lại cách làm ngân sách. Theo đó, tại kỳ họp giữa năm, QH thảo luận việc phân bổ ngân sách, xem hỗ trợ những lĩnh vực, địa phương nào. “Chính phủ sẽ dựa theo khuôn mẫu đó để thực hiện. Đến cuối năm, QH sẽ xem lại, khoản nào cần tăng, khoản nào cần giảm”, ông Trần Du Lịch nói.
--------------------------
Quyền sở hữu tài sản: Cái xe trong nhà anh không có nghĩa là của anh
Số phận của hàng ngàn ngôi nhà mua bán kiểu giấy viết tay, số phận của hàng vạn chiếc xe mua bán bằng phương thức tiền trao tráo múc rất có thể sẽ thay đổi khi quy định xác lập quyền sở hữu tài sản trong Luật Dân sự được QH thảo luận sáng nay 25.11.
 
ĐBQH Trần Du Lịch đề nghị nhấn mạnh nguyên tắc “chiếm hữu không suy đoán là sở hữu”. Chẳng hạn một cái xe trong nhà anh không có nghĩa là của anh nếu anh chưa đăng ký với cơ quan nhà nước.
 
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, chẳng hạn bất động sản muốn xác lập sở hữu, theo ĐBQH Trần Du Lịch phải là thời điểm đăng ký lập thuế trước bạ. Ba quyền đối với tài sản là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không thể có nếu không qua thủ tục nộp thuế trước bạ. Đó là nguyên tắc mà nếu phá bỏ sẽ gây rối loạn xã hội- ông Lịch nhấn mạnh.
 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng - ĐBQH Đồng Nai cũng đồng ý thời điểm xác lập quyền sở hữu phải là thời điểm tài sản đó được đăng ký.
Đối với quy định Bảo vệ quyền của người thứ 3 ngay tình, ông Hồng đề nghị bổ sung cơ sở xác định ngay tình hay không. Chúng ta không thể nói ngay tình đối với việc cố ý mua một tài sản chưa được đăng ký có thể là tài sản bị chiếm đoạt hoặc không minh bạch. Bởi nếu không rõ ràng thì chúng ta đang tiếp tay cho việc mua bán tài sản kiểu này. 
 
Trước đó, trong phiên thảo luận tổ, Bí thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đặt ra những vướng mắc rất lớn trong thực tế. Đó là tình trạng “nhà nhảy dù mặc nhiên được công nhận như chính chủ” dù đó là nhà, đất có được từ việc chiếm của nhà nước. Đó là thực tế bãi rác Thành Công với những ngôi nhà mua bán ngay tình nhưng tài sản không được pháp luật thừa nhận hợp pháp.
Trong trường hợp Luật dân sự chỉ thừa nhận thời điểm xác lập quyền sở hữu vào thời điểm tài sản được nộp thuế, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, chắc chắn sẽ không ít các hợp đồng mua bán theo kiểu giấy viết tay hoặc mua bán trao tay sẽ được coi là vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo