Triều Tiên công bố vụ bắt công dân Mỹ
Ngày 20.9, KCNA dẫn thông báo từ chính quyền CHDCND Triều Tiên cho biết một công dân Mỹ vừa bị kết án khổ sai đã cố tình để bị bắt.
Cụ thể, Matthew Miller, 25 tuổi, sống tại bang California, bị buộc tội bịa chuyện là anh ta nắm nhiều thông tin mật của Mỹ và xin tị nạn ở Triều Tiên.
Mục tiêu là để bị chính quyền Bình Nhưỡng bắt giam để có thể “tìm hiểu hệ thống nhà tù và tình trạng nhân quyền ở Triều Tiên”. “Phạm nhân không phải là người thiếu hiểu biết hay bị tâm thần. Người này cố ý hành động để với hy vọng trở thành người nổi tiếng thế giới.
Đây là sự xúc phạm, nhạo báng không thể tha thứ được và đáng bị trừng phạt”, KCNA viết. Miller bị bắt khi xé thị thực ngay khi vừa đến Triều Tiên hồi tháng 4 và đã bị kết án 6 năm lao động khổ sai hôm 14.9 ngay sau khi người này lên truyền hình cầu cứu chính phủ Mỹ.
---------------------------
Indonesia: 4 công dân Trung Quốc là các nghi phạm khủng bố
4 nam giới nước ngoài bị bắt giữ tại Indonesia vì bị cáo buộc tham gia vào huấn luyện phiến quân đã chính thức bị coi là các nghi phạm khủng bố, cảnh sát Indonesia ngày 20/9 cho biết.
Các nam giới, được tin là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, bị tình nghi sắp xếp để gặp gỡ phiến quân bị truy nã gắt gao nhất tại Indonesia, Santoso, để được huấn luyện. Họ đã chính thức bị bắt vào tối ngày 19/9 sau 1 tuần bị tạm giữ.
Cảnh sát cũng đang điều tra xem liệu các nam giới trên có liên hệ với nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), vốn đã chiếm các khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, hay không. Tuy nhiên, cảnh sát nói rằng hiện chưa rõ động cơ của các nghi phạm nhằm tìm kiếm huấn luyện.
Cảnh sát ban đầu cho rằng các nghi phạm là công dân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sau đó cho biết hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ của họ được xác định là giả và được mua với giá khoảng 1.000 USD từ một kẻ môi giới tại Bangkok.
Giờ đây, cảnh sát tin rằng các nghi phạm đến từ Tân Cương, Trung Quốc, nhưng chưa chính thức xác định được danh tính của họ.
3 người Indonesia cũng chính thức bị bắt và bị coi là nghi phạm vì trợ giúp 4 nam giới nước ngoài nói trên.
Đây được cho là lần đầu tiên các công dân nước ngoài tới Indonesia để được huấn luyện.
Mạng lưới phiến quân Thánh chiến đông Indonesia (MIT) của Santoso trú ẩn tại các vùng núi trên đảo Sulawesi, vốn là một điểm nóng của phiến quân, và bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ sát hại cảnh sát trong khu vực.
Giới chức Indonesia ngày càng lo ngại về việc hàng chục công dân nước này tham gia các nhóm phiến quân tại Syria và Iraq, sợ rằng họ có thể hồi hương với các mạng lưới và kỹ năng để tiến hành các vụ tấn công chết người ở trong nước.
Indonesia đã phải nỗ lực chiến đấu với các nhóm phiến quân, vốn tiến hành hàng loạt vụ tấn công chết người trong thập niên qua, trong đó có vụ đánh bom Bali hồi năm 2002, làm 202 người thiệt mạng, chủ yếu là người nước ngoài.
---------------------------
Thủ tướng Đức Merkel ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
Theo RFI, tranh chấp trên biển giữa Philippines - Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí cao trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20/9 tại thủ đô Berlin.
Đây là chặng cuối cùng trong chuyến công du 4 nước châu Âu của ông Aquino, lần lượt đưa ông qua Madrid, Brussels và Paris.
Tương tự các lãnh đạo khác của Liên minh châu Âu (EU), Tây Ban Nha và Pháp, bà Merkel tuyên bố ủng hộ lập trường của Manila, theo đó nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình trước tòa án quốc tế.
Theo báo chí Philippines, phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Berlin ngay sau khi Tổng thống Philippines đến Đức, bà Merkel đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philippines và các bên khác thông qua các cơ chế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Khi được hỏi về khả năng nước Đức có thể làm gì để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bà Merkel nhấn mạnh hiện thế giới đang có các định chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Đức cho rằng "một cách tiếp cận hòa bình và ngoại giao luôn luôn là phương thức được ưu tiên… Đó là con đường mà chúng ta cần phải lựa chọn".
Về phần mình, Tổng thống Aquino cho biết ông và bà Merkel "chia sẻ niềm tin" là tranh chấp "phải được giải quyết một cách hòa bình và phải dựa trên luật pháp quốc tế".
Trước Đức, Tổng thống Philippines cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của EU, Tây Ban Nha và Pháp trong vấn đề Biển Đông. Từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho đến Tổng thống Pháp Francois Hollande, tất cả đều cho rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Ngày 20/9, Tổng thống Philippines Aquino rời Berlin để tới Mỹ.
---------------------------
Trung Quốc do thám hải quân Mỹ ở đảo Guam
Trung Quốc đã điều một tàu do thám đến vùng biển ngoài khơi đảo Guam để do thám cuộc tập trận của Hải quân Mỹ, một chỉ huy quân đội Mỹ cho biết.
Hồi tuần trước, một chiếc tàu do thám lớp Đông Điệu đã xuất hiện trong vùng biển gần khu vực diễn ra cuộc tập trận Lá chắn quả cảm, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) hôm 20.9 dẫn lời Chuẩn đô đốc Mỹ Mark Montgomery.
Ông Montgomery cũng cho biết thêm rằng tàu Trung Quốc và tàu Mỹ đã hành xử chuyên nghiệp theo quy tắc ứng xử quốc tế khi vụ việc xảy ra. Cuộc tập trận kể trên, bắt đầu từ ngày 15.9 và kết thúc vào 16.9, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.
Giới quan sát nhận định Trung Quốc đã từng gửi tàu do thám theo dõi các tàu thuyền hải quân nước ngoài hoạt động gần vùng biển nước mình, nhưng việc gửi tàu do thám đến tận đảo Guam là hiếm khi xảy ra.
Hồi tháng 7, Trung Quốc cũng đã gửi tàu do thám đến dò la cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ dẫn đầu, diễn ra ở Hawaii, mặc dù nước này có tham gia tập trận chung.
---------------------------
Mỹ - Philippines sắp tập trận đổ bộ
Cuộc tập trận mang tên gọi Phiblex 15 dự kiến khai mạc vào 10 giờ ngày 29-9 (giờ địa phương) tại trụ sở hải quân Philippines ở TP Puerto Princesa. Hơn 3.000 lính Mỹ cùng 1.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến Philippines sẽ tham gia các bài tập trên không và tấn công đổ bộ trên mặt đất.
NPAO cho biết cuộc tập trận sẽ kéo dài trong 12 ngày, từ 29-9 đến 10-10, nhằm mục đích cải thiện khả năng tương tác, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và những trường hợp khẩn cấp khác trong khu vực. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết cuộc tập trận sẽ tập trung vào kỹ năng lên phương án và triển khai các hoạt động bảo vệ lãnh thổ, an ninh hàng hải, cũng như cải thiện khả năng phối hợp giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Đại úy Jerber Antonio Belonio, người đứng đầu văn phòng công vụ thủy quân lục chiến Philippines thông báo cuộc tập trận bao gồm một bài tập chỉ huy, các bài tập với vũ khí hạng nhẹ, huấn luyện pháo binh bắn đạn thật, hoạt động đổ bộ, di chuyển lên đảo kết hợp đào tạo sử dụng vũ khí và các hoạt động quân-dân sự.
Trong khi đó, Đại úy Marideth Domingo, trưởng Văn phòng Quan hệ Công chúng của hải quân Philippines cho biết cuộc tập trận sẽ được tiến hành tại nhiều địa điểm khác nhau trên đảo Luzon như tỉnh Palawan; Bộ Tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện Hải quân (NETC) Philippines ở San Antonio, tỉnh Zambales; Vịnh Subic và căn cứ thủy quân lục chiến Philippines ở Ternate, tỉnh Cavite.
---------------------------
Chiến đấu cơ Nga áp sát biên giới Mỹ và Canada
Quân đội Mỹ và Canada thông báo đã ngăn chặn máy bay quân sự Nga tiến gần vùng Alaska và Canada trong tuần này (thời gian cụ thể không được tiết lộ). Không phận 2 nước không có dấu hiệu bị vi phạm.
Có hai sự cố liên quan đến máy bay quân sự Nga gần Bắc Mỹ. Ngày 17-9, hai máy bay chiến đấu Mig-31 được phát hiện trong khu vực phòng không của Mỹ (ADIZ) ngoài khơi bờ biển Alaska. Không quân Mỹ đã điều hai chiếc máy bay phản lực F-22 để ngăn chặn.
Hoa Kỳ cũng phát hiện hai máy bay ném bom Tu-95 tầm xa và hai máy bay tiếp nhiên liệu IL-78 gần đó.
Ngày 18-9, hai máy bay ném bom Tu-95 của Nga cũng đã bay vào ADIZ của Canada và bị chặn bởi hai máy bay phản lực F-18 của nước này.
ADIZ là vùng không phận dọc theo bờ biển và được kiểm soát quân sự chặt chẽ. Đường không phận ADIZ của Mỹ và Canada có phạm vi 200 dặm tính từ đường bờ biển.
Kể từ khi Nga đổi mới các sứ mệnh không quân tầm xa, máy bay quân sự nước này đã thường xuyên “áp sát” Mỹ.
Theo John Cornelio, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh Mỹ đặc trách miền Bắc (NORTHCOM): trong năm năm qua, Mỹ đã điều chiến đấu cơ để chặn không quân của Nga hơn 50 lần.
Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố: "Chúng tôi không xem những chuyến bay này như là một mối đe dọa"
Một số phương tiện truyền thông cho rằng các vụ đụng độ này có liên quan đến cuộc tập trận của quân khu miền Đôn nước Nga tại Vostok, hiện vẫn đang diễn ra.
---------------------------
Nổ động cơ máy bay, 147 người 'thoát chết'
Máy bay JetBlue phải quay trở lại sân bay Long Beach, Califonia (Mỹ) sau khi xảy ra vấn đề với hai động cơ ngay khi mới cất cánh.
Phát ngôn viên Ian Gregor của Cục hàng không liên bang cho biết chuyến bay 1416 dự định sẽ đến Austin, bang Texas vào lúc 9:30 sáng. Vì xảy ra vấn đề với động cơ nên tất cả các hành khách phải sử dụng các thiết bị cứu trợ khẩn cấp để bảo vệ tính mạng.
Trưởng ban cứu hỏa của quận Long Beach, ông Mike DuRee, cho biết một số hành khách đã phàn nàn về các vấn đề y tế và một người đã được chuyển đến bệnh viện địa phương để được điều trị.
Theo thông tin từ trang web theo dõi chuyến bay FlightAware, chiếc máy bay Airbus A320 đã bay trên không chưa được 15 phút sau khi cất cánh lúc 9:17 sáng.
Nam diễn viên Jackson Rathbone, một diễn viên nổi tiếng trong phim Chạng Vạng đã đăng trên Twitter và WhoSay đã thông báo về sự cố trên.
Rathbone cho biết động cơ bên phải đã phát nổ, cabin đầy khói nhưng rất may máy bay vẫn nằm trong tầm kiểm soát và trở lại sân bay Long Beach. Rất may mắn cho 5 thành viên phi thành đoàn và 142 hành khách trên máy bay.
Chị Laura Andreach, 57 tuổi nói với Los Angeles Register cho biết: “Tôi không nghĩ nó sẽ rơi xuống. Thật may là nó đã quay trở lại”. Cô ấy đang mang thai cùng chồng và một đứa con tật nguyện đang trên đường đến Orlando để đi chơi ở Disney.
Khoảng 4 giờ sau khi hạ cánh, nhiều hành khách đã được chuyển đến một chuyến bay khác của hãng JetBlue để đến Austin.
Hãng JetBlue đang tìm kiếm nguyen nhân gây ra các vẫn đề động cơ. Hãng hàng không này được thành lập 1999, do tổng thống Robin Hayes làm giám đốc điều hành từ 16-2 năm nay. Ông Hayes là cựu giám đốc hãng Bristish Airways từ năm trước.