Tin thế giới sớm 12-02-2015: Bàn cờ biển Đông 2015 ra sao? - Chìm tàu ở Địa Trung Hải, hơn 200 người mất tích

  • Cập nhật : 12/02/2015

 Bàn cờ biển Đông 2015 ra sao?

Trung Quốc sẽ tiếp tục biến những đá đã chiếm đoạt thành đảo để tạo thành thế cờ vây chiến lược của mình.
 
Việc dự báo các động thái của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông trong năm 2015 vừa khó mà lại vừa dễ. Cái khó ở đây chính là thời gian và địa điểm chính xác mà chính quyền Bắc Kinh “tung đòn hiểm” ở biển Đông. Nhưng nói như thế không có nghĩa là các nước có chủ quyền thực sự tại biển Đông sẽ không còn cách đối phó với những mưu mô từ Bắc Kinh ở biển Đông.
 
Đọc được gì ở nước cờ của Trung Quốc
 
Nhìn từ “tầm cao chiến lược” thì những hành động của TQ tại biển Đông sáng tỏ như ban ngày. Bởi lẽ các động thái ấy nằm trong một chuỗi mắt xích khá rõ ràng, bài bản, nhất quán nhưng không cứng nhắc.
 
Triết lý nền tảng của chiến lược ấy có thể được tóm gọn trong hai chữ “thời” và “thế”. Bắc Kinh “thúc thủ” hay “động binh”, “động binh” gì và “động” đến đâu đều tùy vào “thời” và “thế”. Khi “thời thế” chưa thuận thì “ẩn mình chờ thời”, lặng lẽ và âm thầm xây dựng lực lượng. Khi có khoảng trống quyền lực mở ra thì lập tức “trám chỗ”. Được lúc thế thượng phong thì không ngại tạo ra xung đột để chiếm giữ những “khoảng hời” dù đó không phải của mình. Nhưng cần lưu ý là chiến lược “thời thế” được Bắc Kinh áp dụng mềm dẻo, không tạo ra các xung đột lớn. TQ đặt nặng yếu tố đánh lừa và tạo thế để không cần đánh mà vẫn thắng.
 
Nếu nhìn “thời thế” hiện nay thì rõ ràng tương đối thuận lợi cho TQ tiếp tục lấn lướt ở biển Đông nhưng không trơn tru để Bắc Kinh dám gây ra xung đột quân sự. Hành vi xâm lấn cùng thái độ hung hăng của TQ trong những năm gần đây khiến nhiều nước, trong đó có các nước lớn trong khu vực phải lo ngại. Song mức độ phản ứng của nhiều quốc gia vẫn chưa đủ để có thể thay đổi các nước cờ nhìn thì mới nhưng thật ra là “bài cũ” của Bắc Kinh. Điều này dễ thấy khi các nước chỉ quyết liệt khi TQ dám dụng bài quân sự, còn với chiêu trò dùng “gậy nhỏ gõ đầu khẽ” cùng mánh khóe “tằm thực” - gặm nhấm dần dần, một phương pháp xâm lấn theo kiểu “cắt lát xúc xích” - thì Bắc Kinh dường như vẫn thoải mái “múa gậy vườn hoang”.
 
Nếu ví thế trận ở biển Đông như một bàn cờ thì ván cờ TQ đang tạo ra không như cờ tướng hay cờ vua - nơi mà việc bày binh bố trận phụ thuộc chủ yếu vào các “võ sĩ” như “xe, pháo, mã”. Trái lại, Bắc Kinh thích chơi “cờ vây” - nơi các viên đá tưởng chừng vô dụng nhưng lại có sức mạnh bội phần khi được đặt vào các vị trí chiến lược. Chúng liên kết các “địa thế” chủ chốt, tạo thành mạng lưới vây hãm đối phương khiến nước khác bối rối, lúng túng, ngột ngạt đến mức “không còn khí”. Bắc Kinh ra sức hút cát lấp biển, biến đảo chìm thành đảo nổi, biến đảo nhỏ thành đảo lớn. Với tiến độ thi công chóng mặt như hiện nay, năm 2015 sẽ chứng kiến đá Chữ Thập (của Việt Nam (VN) được TQ mở rộng thành thực thể lớn nhất quần đảo Trường Sa, lớn gấp đôi đảo Ba Bình - hiện là hòn đảo lớn nhất thuộc chủ quyền VN tại quần đảo Trường Sa.
 
Bắt đầu từ năm 2015 sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu TQ lấn biển và xây sân bay trên đá Xu Bi ở rìa tây nam của cụm đảo tây bắc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam); lấn biển và xây cảng ở đá Vành Khăn mà Bắc Kinh bí mật chiếm đoạt năm 1995; xây dựng công trình kiên cố trên bãi Scarborough - nơi TQ đánh bật Philippines ra để độc chiếm từ năm 2012. Những “viên đá” này có khả năng làm thay đổi toàn bộ cục diện biển Đông nếu Bắc Kinh biến các vị trí “bao vây” chiến lược ấy thành các căn cứ dân sự lẫn quân sự lan tỏa sức mạnh toàn vùng. Dự báo đây sẽ là một trong những “mũi giáp công” chiến lược nhất mà TQ tiếp tục theo đuổi trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
 
Ở mặt khác, năm 2015 là thời điểm Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển chuẩn bị phán quyết vụ kiện TQ ở biển Đông do Philippines khởi xướng. Dù không công nhận phán quyết của tòa, đồng thời không tham gia vụ kiện nhưng TQ sẽ có những hành động nhằm ảnh hưởng đến quyết định của tòa. Nắm được xu hướng chung là tòa án thường sẽ phân xử theo hướng chấp nhận được cho tất cả các bên, đồng thời để truyền thông điệp “một quyết định bất lợi cho TQ chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở biển Đông”, Bắc Kinh sẽ mở rộng phạm vi và gia tăng tần suất các động thái theo kiểu mà TQ đơn phương gọi là thực thi chủ quyền ở biển Đông. Đây là một “canh bạc” vì nếu TQ quá hung hăng thì các nước sẽ gia tăng phản ứng. Nhưng dẫu thế thì Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục lấn tới cho đến khi các quốc gia phản ứng quyết liệt mới thôi. Điều này đã từng được thấy qua sự kiện giàn khoan trái phép 981 của nước này hồi tháng 5-2014.
 
Tám “chữ vàng”
 
Cho đến lúc này, bài học giá trị nhất, cũng là sự thành công của VN chính là “cách ứng xử” với TQ - được gói gọn trong tám chữ: “Lõi cứng vỏ mềm, tranh thủ quốc tế”. VN đã phản ứng rất quyết liệt, tôn trọng luật quốc tế, biết kiềm chế và sẵn sàng đối thoại với TQ. Đồng thời, VN biết cách đánh động dư luận quốc tế và huy động sức mạnh của bạn bè.
 
Dựa trên những thành công ấy để giải ván cờ vây của Bắc Kinh, trong năm 2015 trở về sau VN nhất quyết phải tăng cường các hoạt động trinh sát, giám sát và tuần tra trên biển Đông. Điều quan trọng là làm thế nào để phối hợp hoạt động trinh sát, tuần tra với một số nước bạn bè có năng lực và chung lợi ích.
 
Song song đó VN cần tăng cường đưa thông tin về hoạt động ngang ngược, hung hăng của TQ trên biển Đông đến giới truyền thông và lực lượng nghiên cứu quốc tế. Sẽ rất tốt nếu VN có sáng kiến nhằm thiết lập một cơ chế thông tin kịp thời, thông thoáng đến dư luận, giới truyền thông và nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cốt yếu nhất là VN phải xác định được “cách chơi cờ” chiến lược của mình, vượt hơn kiểu chơi cờ vây hiện nay của Bắc Kinh, đập tan các “nước cờ” hòng độc chiếm biển Đông của TQ.
------------------------
Tờ báo lớn nhất nước Mỹ thừa nhận Crimea thuộc Nga
Trong khi phương Tây từ chối công nhận việc Crimea sáp nhập vào Nga, thì một trong những tờ báo lớn nhất tại Mỹ đã làm điều ngược lại.
 
Hôm 10/2, trang nhất tờ USA Today (Nước Mỹ Ngày nay) đã cho đăng bản đồ Ukraine mà không có Crimea – vùng đất sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014.
 
Người phát ngôn của tờ báo này đã không đưa ra phản ứng tức thời trước các yêu cầu đòi giải thích. Đáng chú ý, tờ báo thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Gannett này có tổng lượng phát hành hàng ngày đứng đầu nước Mỹ và có cả bản điện tử.
 
Hiện chưa biết sự cố trên là kết quả của quyết định biên tập có chủ ý, hay là lỗi kĩ thuật. Các “đối thủ” khác như Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), New York Times (Thời báo New York) thì vẫn chọn cách đặt Crimea trong biên giới lãnh thổ của Ukraine trên các ấn phẩm.
---------------------
 Chìm tàu ở Địa Trung Hải, hơn 200 người mất tích
 Hơn 200 người di cư trái phép đang mất tích sau khi các thuyền của họ bị chìm trên biển Địa Trung Hải, theo những người sống sót của thảm họa mới nhất trong khu vực, các tổ chức quốc tế ngày 11/2 cho biết.
 
9 người sống sót đã tới được đảo Lampedusa của Ý vào hôm nay, trong tổng số hơn 200 người di cư trái phép khởi hành từ Libya hôm 7/2 trên 2 thuyền cao su, Tổ chức di dân quốc tế (IOM) cho hay.
“9 người đã được cứu sống sau 4 ngày trôi dạt trên biển. 203 người khác đã bị sóng cuốn đi”, phát ngôn viên Carlotta Sami của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) viết trên Twitter.
 
Bà gọi vụ việc là “một thảm kịch lớn và hãi hùng”.
 
Theo IOM, các di dân sống sót nói tiếng Pháp, vì vậy họ có thể đến từ các quốc gia Tây Phi như Bờ Biển Ngà hay Senegal.
 
“Do điều kiện thời tiết xấu, 2 thuyền đã bị sập và mọi người rơi xuống biển, nhiều người đã chết đuối”, một quan chức của IOM, Flavio Di Giacomo, cho hay.
 
Ông Giacomo cho biết thêm, các di dân đã rời quê hương trên một thuyền cao su khác chở một nhóm người châu Phi, 29 người trong số họ đã chết vì bị dãi gió dầm mưa khi cố gắng thực hiện chuyến vượt biển nguy hiểm từ Libya đi Lampedusa, Ý.
-----------------------
Bất bình với EU, Hy Lạp dọa hướng sang Nga và Trung Quốc
Chính phủ mới của Hy Lạp đã đe dọa sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Nga và Trung Quốc, thay vì chấp nhận những điều khoản khắc nghiệt từ chương trình hỗ trợ của châu Âu.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp, ông Panos Kammenos ngày 11/2 tuyên bố nước này muốn một thỏa thuận sớm đạt được với châu Âu, song Athens sẽ luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp các bên không tìm được tiếng nói chung.
 
Phát biểu trên truyền hình Hy Lạp, Bộ trưởng Panos Kammenos khẳng định: “Nếu không đạt được sự đồng thuận, nếu Đức tiếp tục đưa ra những điều kiện và muốn thổi bùng sự chia rẽ tại châu Âu, chúng tôi sẽ tìm đến kế hoạch B. Chúng tôi có những cách khác để tìm sự hỗ trợ tài chính. Đó có thể là Mỹ, có thể là Nga hay Trung Quốc”.
 
Ngoài ra, Bộ trưởng Kammenos cho rằng Hy Lạp sẵn sàng rời khỏi khu vực eurozone nếu việc trở thành thành viên của khối này bị ảnh hưởng bởi cái mà ông gọi là “châu Âu dưới sự thống trị của Đức”.
 
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Chountis cho biết Nga và Trung Quốc đã đưa ra những đề xuất tài chính cho nước này. Ông nói: “Đã có những đề xuất tới từ Nga chỉ ít lâu sau khi kết quả bầu cử được công bố. Trung Quốc cũng vậy. Họ sẵn sàng giúp đỡ và đầu tư vào Hy Lạp”.
 
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Chountis khẳng định ưu tiên hàng đầu của Hy Lạp hiện nay là “nghiên cứu mọi phương án” trong việc tìm được một thỏa thuận với châu Âu.
 
Lập trường cứng rắn của Hy Lạp được đưa ra trước thềm cuộc họp quan trọng của các Bộ trưởng Tài chính 19 nước thành viên Eurozone tại Brussels, Bỉ, dự kiến sẽ diễn ra trong ngày 11/2 nhằm thảo luận về tương lai của Athens trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ kích hoạt nguy cơ bất ổn tài chính rộng lớn hơn cho khu vực này.
 
Trước đó, Ủy ban châu Âu đã ra thông báo khẳng định Athens không nên kỳ vọng châu Âu có thể chấp nhận vô điều kiện kế hoạch đàm phán lại gói cứu trợ thứ nhất trị giá 240 tỷ euro và Hội nghị bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ không có tiến triển nào đối với những đề xuất mà Athens đưa ra.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo