Tin thế giới sớm 29-01-2015: Cách Ấn Độ hành xử trong vòng tranh giành của tam cường - Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga kiểm tra tất cả hầm tránh bom

  • Cập nhật : 29/01/2015
Cách Ấn Độ hành xử trong vòng tranh giành của tam cường
Cả Mỹ, Nga, Trung Quốc đều muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ, và những nhà lãnh đạo quốc gia Nam Á đang phải hành xử thật khéo léo.
 
Cuộc kéo co kỳ lạ
 
Ấn Độ đang là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc hàng đầu thế giới, trong đó phải kể đến những cái tên là Trung Quốc, Nga, và Mỹ.
 
Nếu như thập kỷ trước, những nền kinh tế lớn trên thế giới không quan tâm đến Ấn Độ, thì thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, sự trỗi dậy của nền kinh tế, sức hút của một thị trường rộng lớn và nguồn cung nhân công giá rẻ và cả kỹ thuật cao dồi dào từ quốc gia Nam Á này khiến những cường quốc không thể làm ngơ.
 
Ngoài ra, Ấn Độ có một vị thế địa chính trị quan trọng với thế giới. Từ trước đến nay, New Dehli luôn giữ vững lập trường không liên kết. Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo Narendra Modi lên nắm quyền từ giữa năm 2014, với chính sách của mình đã mở ra khả năng rất có thể Ấn Độ sẽ thay đổi quan điểm về vấn đề liên minh.
 
Song song với đó, việc mâu thuẫn biên giới trên bộ với Trung Quốc, cùng với những đặc thù kinh tế khá tương đồng giữa hai quốc gia này đã tạo ra nhiều sự canh tranh khốc liệt. Và những quốc gia không thích Trung Quốc ngày càng lớn mạnh đang hướng đến Ấn Độ như một giải pháp sáng suốt.
 
Với những lý do đó, Ấn Độ rơi vào sự tranh giành ảnh hưởng, mà cụ thể là cuộc đua của các cường quốc Nga, Trung Quốc và Mỹ. Tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Ấn Độ, tháng 12/2014 là chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin.
 
Và vừa qua, tháng 1/2015, chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoàn thiện miếng ghép cuối cùng để khắc họa diện mạo của cuộc kéo co kỳ lạ tranh giành Ấn Độ này.
 
Tam quốc tranh hùng, Ấn Độ đắc lợi
 
Xét về thời gian các lãnh đạo nói trên đến thăm Ấn Độ, hãy điểm lại những thỏa thuận hợp tác giữa hai bên được thông qua.
 
Trước hết, với Trung Quốc. Cần phải biết rằng chiến lược của ông Modi về kinh tế đó là thu hút sự đầu tư từ các tập đoàn tài phiệt của nước ngoài, phát triển nền sản xuất, gia công trong nước. Và Trung Quốc đã mang đến hàng loạt các hợp đồng hợp tác giữa hai bên, cam kết đầu tư sản xuất, công trình hạ tầng vào Ấn Độ...
 
Hai bên cũng đạt được nhiều thỏa thuận, đặc biệt các vấn đề hợp tác song phương và đa phương liên quan đến khối BRICS.
 
Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng, bất chấp những bất đồng ở biên giới, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tìm thấy những cơ hội kiếm ra tiền khi hai bên gia tăng hợp tác. Và ràng buộc Ấn Độ bằng đồng Nhân dân tệ là sợi dây vững chắc nhất để đảm bảo quốc gia láng giềng này không ngả về phía Mỹ, trong bối cảnh Washington không ngừng thúc đẩy các hành động tạo thiện cảm với nhà lãnh đạo Modi.
 
Tiếp đến mối quan hệ với Nga, có thể đánh giá rằng đây là mối quan hệ truyền thống của Ấn Độ. Dù luôn kiên định quy chế không liên minh, nhưng New Delhi và Moscow luôn có sự thân thiện trong quá khứ Liên Xô và cả hiện tại. Cơ cấu nền quốc phòng của Ấn Độ cũng được định hình bằng vũ khí của nền công nghệ Nga (Liên Xô).
 
Việc Nga và Ấn Độ tiếp tục trong mối quan hệ tay bắt mặt mừng không có gì khó hiểu. Đặc biệt sau chuyến thăm của ông Putin, Ấn Độ có thêm nhiều hợp đồng hợp tác về kinh tế, sản xuất công nghiệp, hợp tác năng lượng, và đặc biệt là hợp tác quốc phòng giữa hai bên được đẩy mạnh.
 
Nga có nhiều tham vọng trong mối quan hệ với Ấn Độ. Moscow hi vọng rằng họ có thể xây dựng một tam giác Âu - Á hùng mạnh với ba đỉnh Nga - Trung - Ấn, đủ sức tạo thế cân bằng với phương Tây về kinh tế, và tiến tới tốt đẹp hơn có thể là cả quân sự.
 
Tuy nhiên, việc Nga với Trung Quốc ngày càng thân thiết, đồng thời xung đột biên giới giữa Ấn - Trung và các mâu thuẫn với chính sách biên giới, chủ quyền mà Trung Quốc đang thể hiện với các quốc gia láng giềng khiến New Delhi tỏ ra không bằng lòng. Đây là rào cản lớn nhất, khó giải quyết nhất trong con đường thực hiện tam giác quyền lực của ông Putin.
 
Còn với Mỹ, chuyến thăm của ông Obama vừa qua cũng mở ra nhiều cơ hội. Tổng thống Barrack Obama đã đồng ý với Ấn Độ về một số giao dịch bao gồm một thỏa thuận đột phá về hạt nhân, việc này sẽ cho phép Ấn Độ có khả năng tiếp cận tốt hơn với công nghệ hạt nhân dân sự cùng với các thỏa thuận thương mại và đâu tự khác có trị giá 4 tỷ USD trong 2 năm tới.
 
Mỹ tích cực lôi kéo sự ủng hộ của Ấn Độ về phía mình. Giá trị địa chính trị, cùng với tiềm lực kinh tế của Ấn Độ khiến người tự cho mình có vai trò dẫn dắt thế giới như Mỹ không thể bỏ qua.
 
Cuộc tranh giành Ấn Độ của ba bên vì thế dù đầy hoa hồng và mật ngọt nhưng cũng không giấu giếm, che đậy đi sự căng thẳng và quyết liệt.
 
Modi đại tài
 
Khi các cường quốc tặng quà, họ không bao giờ cho không biếu không. Họ mong muốn nhận lại được những thái độ tích cực từ phía đối phương, đặc biệt với Mỹ, khi Washington đã là bậc thầy của "cây gậy và củ cà rốt".
 
Như một cô gái, nếu không được ai ngó ngàng thì đó đã là tai họa, nhưng quá nhiều anh theo đuổi thì cũng sinh phiền phức. Thách thức đặt ra với những người lãnh đạo Ấn Độ lúc này là làm thế nào để cân bằng sự tranh giành của các bên, vừa thu về thật nhiều lợi ích cho quốc gia, nhưng không bị cuốn vào sự tranh chấp phức tạp gây tổn hại cho dân tộc.
 
Đó là lý do vì sao dù đón nhận những hợp tác với Trung Quốc, nhưng New Delhi vẫn cương quyết gia tăng sức mạnh quân sự, bổ sung lực lượng tác chiến sơn cước hùng mạnh, và tham gia vào các vấn đề nhằm quốc tế hóa Biển Đông - vùng biển có tranh chấp với Bắc Kinh.
 
Trong mối quan hệ này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh việc làm ăn kinh tế chỉ xét trên bình diện kinh tế, không thể đan xen những thỏa hiệp hay nhập nhằng về vấn đề chủ quyền, biên giới của một quốc gia độc lập.
 
Tiếp đến, quan hệ với Nga và Mỹ đưa ra những thách thức phức tạp hơn. Vào thời điểm này, giữ thế trung lập là điều nên làm, bởi Nga và Mỹ đang bước vào một giai đoạn đấu đá phức tạp tương tự như thời chiến tranh lạnh của thế kỷ 20. Kinh nghiệm trung lập từ thời Liên Xô - Mỹ đã cho Ấn Độ đủ khôn khéo để hiểu rằng không nên ngả theo bất kỳ chiều hướng nào.
 
Nhìn vào cách mà New Delhi sử dụng khéo léo cả vũ khí Nga và Mỹ trong biên chế quân đội của mình đủ để thấy họ không ngả về bất kỳ bên nào. Và nếu muốn giành giật sự quan tâm của Ấn Độ, chắc chắn rằng các đối trọng phải chi thêm nhiều quà.
 
Về chiến lược trong tương lai gần của Ấn Độ, chuyên gia về Nam và Đông Nam Á tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson, Michael Kugelman nói với tờ Sputnik rằng: "Ấn Độ sẽ muốn tiếp tục giữ vững quan hệ với Nga và Trung Quốc mặc dù họ cũng đang cố gắng thắt chặt quan hệ với Mỹ”.
----------------------

 Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga kiểm tra tất cả hầm tránh bom

Trong năm 2015, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga có kế hoạch thống kê tất cả các hầm trú ẩn tiềm năng, sau đó sẽ xác định cách sử dụng các cơ sở đó theo đúng mục đích và vì hòa bình.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga kiểm tra tất cả hầm tránh bom
 
Hãng thông tấn Interfax dẫn tuyên bố của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tình trạng khẩn cấp Sergei Shlyakov cho biết: "Theo tình hình hiện tại trên thế giới, vấn đề dân phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong năm 2014, toàn bộ lãnh thổ của Liên bang Nga đã hoàn thành kiểm tra các cấu trúc bảo vệ dân phòng, cho thấy các cấu trúc bảo vệ chủ yếu được bảo quản và có thể sử dụng theo mục đích. Trong năm 2015, chúng tôi, cùng với các cơ quan hành pháp của Liên bang Nga có kế hoạch kiểm tra thống kê các cơ sở dưới lòng đất khác".
 
Cũng theo Thứ trưởng Shlyakov, trên cơ sở thống kê, các hầm trú ẩn sẽ được quyết định sử dụng để bảo vệ người dân hoặc sử dụng cho nền kinh tế trong thời bình".
--------------------------
Cơ hội hòa bình cho Ukraine đi vào ngõ cụt
Quốc hội Ukraine hôm 27/1 chính thức bỏ phiếu xác định các nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông là “các tổ chức khủng bố” và từ chối đàm phán với Nga.
 
Cơ hội tìm kiếm hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine đã rơi vào ngõ cụt khi xung đột giữa quân chính phủ và các lực lượng đối lập tiếp tục leo thang làm ít nhất 23 người thiệt mạng chỉ trong 24 giờ qua.
 
Trong khi đó, quốc hội Ukraine hôm 27/1 chính thức bỏ phiếu xác định các nước cộng hòa tự xưng ở khu vựcmiền Đông là “các tổ chức khủng bố” và từ chối đàm phán với Nga.
 
Bất chấp các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình, diễn biến xung đột tại Ukraine tiếp tục có xu hướng xấu đi nhanh chóng khi không chỉ các bên tham chiến mà cả Liên minh châu Âu lẫn Nga đều chưa hề có ý định nhượng bộ lẫn nhau.
 
Theo thông tin từ chính phủ Ukraine, chỉ trong chưa đầy 24 giờ qua, phe đối lập đã hơn 120 lần pháo kích và các vị trí của quân đội Kiev ở thị trấn Debaltsevo, miền đông nước này.
 
Giới chức Ukraine cho biết, đã có ít nhất 23 người chết và hàng chục người khác bị thương trong khi phe đối lập khẳng định binh sỹ chính quyền Kiev đang phải rút khỏi thành phố này.
 
Phe đối lập cũng khẳng định, mục tiêu sắp tới của họ là kiểm soát toàn bộ vùng Donetsk, bao gồm các trung tâm đông dân cư do quân chính phủ kiểm soát.
 
Trong khi đó, quốc hội Ukraine ngày 27/1 đã bỏ phiếu xác định các nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông Ukraine là các tổ chức khủng bố và kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp thêm viện trợ quân sự phi sát thương cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga.
 
Giới chức Ukraine cho rằng, quyết định trên có thể mở đường cho các nước châu Âu và Mỹ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Kiev đã nhiều lần cáo buộc các Nhà nước Cộng hòa tự xưng ở khu vực miền Đông là khủng bố nhưng với quyết định của quốc hội nói trên, các nhà nước này có thể sẽ là đối tượng thực thi luật chống khủng bố.
 
Điều này có nghĩa là chính quyền Kiev có thể hạn chế đi lại trong nội địa, phong tỏa tài khoản các cá nhân nhưng điều quan trọng nhất là chấm dứt sự tham gia của họ trong các cuộc đàm phán hòa bình.
 
Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng cho rằng, nguy cơ chiến tranh đang trở nên gần hơn bao giờ hết: “Tôi sẽ không đề cập các điểm tương đồng rõ ràng và hiển nhiên giữa các sự kiện hiện nay ở châu Âu và những năm 1930. Nguy cơ chiến tranh thông thường đang hiện hữu gần hơn bao giờ hết”.
 
Châu Âu và Mỹ hiện tiếp tục gây sức ép lên Nga, đòi hỏi nước này phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột tại Ukraine. Thông tin từ Nhà Trắng cùng ngày cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nhà lãnh đạo cùng bày tỏ quan ngại về tình trạng xung đột leo thang tại Ukraine.
 
Mỹ và Đức cùng cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm khi hỗ trợ lực lượng đối lập ở khu vực miền Đông cũng như thất bại trong thực hiện thỏa thuận Minsk.
 
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Âu bà Victoria Nuland cùng ngày kêu gọi các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) tiếp tục ủng hộ Ukraine và duy trì cam kết an ninh cũng như đóng góp cho kế hoạch mới về triển khai nhanh lực lượng đến các vùng xung đột.
 
Bà Nuland nói:  “Tất cả chúng ta đều biết rằng việc sụp đổ hay đi lên của một châu Âu thống nhất, tự do và hòa bình sẽ phụ thuộc vào tình hình Ukraine. Ukraine được xem là tuyến đầu vì tự do cho châu Âu và cho cả chúng ta”.
 
Đối với Liên minh châu Âu (EU), dự kiến ngày 29/1 Ngoại trưởng các nước thành viên của khối này sẽ tổ chức phiên họp bất thường. Nội dung chính được thảo luận tập trung vào đề nghị chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Quyết định cuối cùng về việc có áp đặt các biện pháp trừng phạt mới hay không sẽ do lãnh đạo EU đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 12/2 tới./.
--------------------------
Tân Thủ tướng Hy Lạp phản đối EU gia tăng trừng phạt Nga
Tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 27/1 đã phản đối việc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đe dọa gia tăng các biệt pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
 
Trong một tuyên bố chỉ hai ngày sau khi đảng cánh tả cấp tiến Syriza giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn tại Hy Lạp, ông Tsipras tuyên bố các nhà lãnh đạo EU không thể thuyết phục chính phủ của ông ký vào tuyên bố chung chỉ trích Nga về cái gọi là "sự hỗ trợ ngày càng tăng cho lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ukraine," nhằm mở đường cho việc các ngoại trưởng EU thảo luận các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga trong cuộc họp tại Brussels, Bỉ, vào ngày 29/1.
 
Văn phòng của Thủ tướng Alexis Tsipras cũng cho rằng các nhà lãnh đạo EU đã bỏ qua "thủ tục thông thường cần có" để đạt được sự nhất trí giữa các nước thành viên, đồng thời nhấn mạnh tuyên bố chỉ trích Nga của EU không được sự chấp thuận của Hy Lạp.
 
Trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU, bà Federica Mogherini, tân Thủ tướng Hy Lạp Tsipras cũng đã bày tỏ sự phản đối của mình đối với các nhà lãnh đạo EU.
 
Phản ứng mãnh mẽ trên của tân Thủ tướng Hy Lạp có thể gây thêm sự chia rẽ trong cuộc họp sắp tới của các ngoại trưởng EU bàn về việc gia tăng trừng phạt đối với Nga./.
-------------------------
Thái Lan phạt thủ lĩnh "Áo đỏ" 2 năm tù
Ngày 28/1, một tòa án Thái Lan đã phạt tù thủ lĩnh phong trào "Áo đỏ" đối lập Jatuporn Prompan 2 năm tù giam vì tội phỉ báng cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trong các bài phát biểu của ông hồi tháng 10/2009.
 
Phán quyết này được các nhà phân tích cho là hành động tấn công mới nhất nhằm vào giới chỉ trích chính quyền quân sự.
 
Một quan chức tòa án xác nhận: "Bản án là 2 năm tù giam chứ không phải tù treo".
 
Luật sư của ông Jatuporn là Wiyat Chatmontree cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết thân chủ của ông sẽ xin nộp bảo lãnh. Ông nói: "Chúng tôi đã gửi 200.000 baht (6.000 USD) để bảo lãnh và chiều nay tòa án sẽ quyết định".
 
Nhà phân tích Thái Lan David Streckfuss cho rằng phán quyết trên của tòa án là âm mưu mới nhất nhằm dập tắt mọi tư tưởng chống đối chính quyền quân sự.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo