Trong chương trình phát thanh của cây viết kiêm người dẫn chương trình John Batchelor, sử gia Mỹ kiêm chuyên gia về Liên Xô và Nga Stephen Cohen cho rằng Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko không phải là nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể thực thi chiến lược của mình...
... Và trong nhiều vấn đề ông phải phụ thuộc vào ý kiến của những người khác - cả các lực lượng bên trong lẫn bên ngoài.
Tình hình tại Debaltsevo, khi "chảo lửa" này giam vài nghìn binh sĩ Ukraine, cuộc đàm phán trong khuôn khổ "Bộ tứ Normandie" ở Minsk cho thấy Tổng thống Ukraine không hoàn toàn kiểm soát tình hình đất nước. Chảo lửa Debaltsevso là một trong những chủ đề chính của cuộc gặp người đứng đầu Nga, Đức, Pháp, Ukraine, song ông Poroshenko không thể giải quyết vấn đề này, dù ông đã nhiều lần rời phòng họp để đàm thoại. Tổng thống Ukraine đã từ chối chấp nhận các điều kiện theo đó hàng trăn binh sĩ bị bao vây có thể rời Debaltsevo, để lại vũ khí hạng nặng. Điều này dẫn tới tổn thất to lớn về người mà cho đến nay Kiev chưa thừa nhận, cũng như mất hầu hết các khí tài.
Kết quả là văn kiện được thông qua với các điều kiện mà Tổng thống Ukraine buộc phải thực hiện song có khả năng "ông không thể thực hiện các điều đó" do những nguyên nhân chính trị. Rất nhiều thế lực dân tộc cực đoan, có chân trong chính quyền sau cuộc bầu cử mùa thu 2014, đang phản đối các cuộc đàm phán với dân quân li khai.
Theo ông Cohen, tình hình chính trị tại Kiev đặc biệt nguy hiểm. Tổng thống Poroshenko đang tìm cách trình bày tình hình tại Debaltsevo như một "chiến thắng" tuy nhiên ai cũng hiểu điều gì thực sự diễn ra ở đó. Chỉ huy các lữ đoàn tình nguyện không tuân lệnh, song chính quyền Ukraine không thể làm gì vì họ phụ thuộc nhiều vào các nhóm cực đoan, mà chiến binh các nhóm này tích cực tham gia hoạt động quân sự ở Donbass. Không thể tự tin nói rằng Poroshenko đang bị một cuộc "đảo chính phát xít" đe dọa song tình hình ngày càng căng thẳng với lực lượng cực đoan, mà một số đã có chân trong chính phủ, là đáng báo động không chỉ với chính phủ Ukraine mà cả với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Cohen, ứng cử viên nhiều khả năng nhất cho cương vị tổng thống Ukraine tiếp theo là đương kim Thủ tướng ArsenyYatsenyuk. Đầu năm 2014, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đàm thoại với Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Jeffrey Payette nói rằng ông Yatsenyuk là ứng cử viên phù hợp cho cương vị đứng đầu nội các. Ông Cohen cho rằng nhiều khả năng Ứahington sẽ tiếp tục hậu thuẫn Yatsenyuk, vì ông am hiểu kinh tế và có thể là "người của IMF". Điều Yatsenyuk hấp dẫn phương Tây là quan điểm cực đoan của ông này trong quan hệ với Moskva và muốn xây một bức tường trên biên giới giữa Nga với Ukraine.
Vụ sát hại lãnh đạo phe đối lập Nga Boris Nemtsov có thể là một biến số bất ngờ trong cuộc đấu cân não Nga-phương Tây vốn đang cực kỳ căng thẳng.
Phản ứng của phe đối lập Nga và phương Tây có thể đoán được trước. Truyền thông phương Tây gần như ngay lập tức và đồng loạt cáo buộc Kremlin đứng sau vụ giết hại ông Nemtsov. Phe đối lập tuyên bố đây là một vụ ám sát mang động cơ chính trị, còn Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng, cựu Phó Thủ tướng Nga bị sát hại vì định tiết lộ bằng chứng về sự dính líu của Nga trong cuộc xung đột Ukraine.
Những cáo buộc này quả thật nghe khá hợp lý và thuyết phục, bởi rõ ràng Nemtsov đang là một thủ lĩnh đối lập nổi bật, liên tục chống đối và tấn công chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Việc nhổ bỏ một cái gai nhức nhối có vẻ là một kịch bản tất yếu. Hơn nữa, vụ ám sát xảy ra chỉ vài giờ sau một cuộc phỏng vấn ông Nemtsov trên đài phát thanh, trong đó ông chỉ trích những chính sách “điên cuồng, hiếu chiến” của ông Putin.
Suy xét lý tính một chút, câu hỏi được đặt ra: Nếu như Tổng thống Putin biết rõ thiên hạ đang nhăm nhăm chụp cái mũ “thanh trừng đối lập” cho ông, liệu nhà lãnh đạo Nga có dại dột ra tay thô thiển như vậy? Hẳn ông Putin phải biết rằng, bất cứ hậu quả nào xảy ra với thủ lĩnh đối lập Nemtsov, đối tượng đầu tiên mà người ta nghĩ tới chính là ông chủ điện Kremlin. Tổng thống Putin đã ra lệnh cho Ủy ban Điều tra Liên bang, Bộ Nội vụ, Cơ quan An ninh Quốc gia điều tra bằng được chân tướng vụ việc.
Theo Ủy ban Điều tra Nga, vụ sát hại ông Nemtsov có thể mang nhiều động cơ, bao gồm mưu đồ gây mất ổn định đất nước, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, khủng hoảng Ukraine, thậm chí liên quan đời tư. Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov đều cho rằng, vụ sát hại là một âm mưu gây bất ổn nội bộ Nga. Cần nhớ, ông Zyuganov từng là đối thủ chính trị nặng ký trong cuộc đua vào điện Kremlin. Còn vị Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô Gorbachev càng không phải người luôn bênh vực ông Putin trong mọi vấn đề.
Chưa rõ vụ Nemtsov sắp tới sẽ tác động như thế nào tới đời sống chính trị Nga, song chắc chắn dư chấn vụ việc sẽ còn dai dẳng, không chỉ ở Nga mà còn có thể ảnh hưởng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Nó khoét sâu thêm bất đồng Nga-Mỹ, Nga-phương Tây và càng nhấn mạnh tính chất căng thẳng trên mặt trận mới trong lòng nước Nga của Tổng thống Putin và gia tăng áp lực đối với ông.
Kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát, nước Nga và ông Putin phải gồng mình đối phó trên nhiều mặt trận. Tất cả nhằm mục tiêu khiến nước Nga suy sụp, buộc Kremlin phải nhượng bộ và từ bỏ không gian địa chính trị truyền thống cùng các lợi ích chiến lược.
Tham vọng không giấu giếm của nhiều đối thủ phương Tây cuối cùng là loại bỏ ông Putin khỏi vũ đài chính trị, duy trì một nước Nga bạc nhược. Về quân sự, không ai có thể bắt nạt Nga, trừng phạt kinh tế dù gây khó khăn song không thể đánh quỵ được Nga, cô lập thì ông Putin quay sang tìm bạn bè khác… Hiển nhiên, ông Putin là một đối thủ khó chơi, không bao giờ chịu khuất phục hay bị sỉ nhục.
Một nhà ngoại giao thạo tin mới đây phát biểu trên tờ Business Insider rằng, Tổng thống Putin có nhiều sự lựa chọn trong cuộc đối đầu với phương Tây. Theo ông, kịch bản tốt nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine là trở lại tình trạng cuối năm 2013, nghĩa là trước thời điểm khủng hoảng.
Không quật ngã được ông Putin ở bên ngoài, nhưng hạ bệ nhà lãnh đạo Nga bằng một cuộc cách mạng sắc màu ngay trong lòng nước Nga dường như là một kịch bản ưa thích và rẻ tiền hơn cả. Không loại trừ khả năng cái chết của chính trị gia Nemtsov cũng nằm trong toan tính ấy.
------------------------
Quốc vương Jordan kêu gọi tiến hành "Thế chiến thứ 3" chống IS
Quốc vương Jordan Abdullah đã gọi cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là cuộc "Chiến tranh thế giới thứ 3", đồng thời hối thúc tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để đối phó với mối đe dọa do IS gây ra kể từ khi tổ chức này chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria hồi năm ngoái.
Phát biểu với kênh truyền hình CNN của Mỹ, Quốc vương Abdullah nói: "Đây là cuộc chiến của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm lương tâm trong việc chìa tay ra với những người Hồi giáo để bảo vệ họ đồng thời ngăn chặn các tay súng IS trước khi chúng đến biên giới của chúng ta."
Tuy nhiên, Quốc vương Jordan không tán thành việc oanh tạc các vị trí của IS bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hay bằng hàng ngàn chiếc xe tăng, mà ủng hộ việc thành lập một mặt trận thống nhất giúp gắn kết tất cả những người Hồi giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác.
Quốc vương Abdullah nhấn mạnh yếu tố tư tưởng của cuộc chiến chống IS sẽ là yếu tố khó giải quyết nhất.
Quốc vương Abdullah cũng cam kết Jordan sẽ đóng vai trò lớn hơn trong liên minh quân sự chống IS do Mỹ cầm đầu ở Iraq và Syria. Hiện có khoảng 2.000-2.500 công dân Jordan được cho là đang gia nhập các lực lượng của IS, nhiều thứ 3 trong khối các nước Arập sau Saudi Arabia và Tunisia./.
----------------------