Tin trong nước sớm 04-01-2015:Giám đốc Sở bị kiểm điểm vì thiếu tôn trọng Chủ tịch tỉnh - Phí đường bộ xe máy: Thu ít, tốn nhiều

  • Cập nhật : 04/01/2015
Giám đốc Sở bị kiểm điểm vì thiếu tôn trọng Chủ tịch tỉnh
Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh này tự kiểm điểm vì trong một cuộc họp thiếu tôn trọng ý kiến của Chủ tịch tỉnh.
 
Văn bản hỏa tốc do Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An ký ngày 26.12.2014 gửi đến ông Hoàng Trọng Kim - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An.
 
Theo đó, ngày 25.12, phiên họp thường kỳ tháng 12 do Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường chủ trì tiếp tục nghe và cho ý kiến về nhiều việc quan trọng.
 
Trong các nội dung được thảo luận, vấn đề về Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng thuộc vùng Bắc Nghệ An gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, vùng Nam Nghệ An gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà nhận được nhiều sự quan tâm.
 
Sau khi ông Hoàng Trọng Kim, Giám đốc Sở Xây dựng đại diện chủ đề án trình bày nội dung trên, ông Nguyễn Xuân Đường gợi ý và đặt vấn đề để các đại biểu cho ý kiến. Lúc ông Huỳnh Thanh Điền, PCT UBND tỉnh Nghệ An đang phát biểu, ông Kim được cho là thiếu tôn trọng ý kiến Chủ tịch tỉnh.
 
Nội dung văn bản ghi: "Ông Hoàng Trọng Kim đã có những ý kiến chen ngang. Mặc dù chủ trì phiên họp đã nhắc nhở nhưng ông Hoàng Trọng Kim vẫn không chấp hành và tiếp tục có ý kiến chen ngang. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu văn phòng UBND tỉnh cung cấp văn bản về chương trình công tác thì ông Hoàng Trọng Kim đã có những thái độ, lời lẽ thiếu tôn trọng đối với Chủ tịch UBND tỉnh.
 
Việc làm trên của ông Hoàng Trọng Kim đã thể hiện sự thiếu tôn trọng người chủ trì phiên họp UBND tỉnh, thiếu tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên lãnh đạo..."
 
Trước sự việc trên, Chủ tịch tỉnh Nghệ An đã yêu cầu Giám đốc Sở "nghiêm túc kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật".
 
Được biết, hiện ông Kim - Giám đốc Sở Xây dựng đã nộp bản tự kiểm điểm cho Chủ tịch tỉnh và Ban cán sự Đảng.
------------------------- 

 Ồ ạt bỏ mía trồng mì

Thời gian gần đây, diện tích cây mì của tỉnh Tây Ninh tăng vọt một cách bất thường, lấn át nhiều cây trồng chủ lực của tỉnh.
 
Nếu như những năm trước đây, cây cao su, cây mía là cây nông nghiệp chính với diện tích trồng tăng liên tục qua các năm thì đến năm 2014 đều bị cây khoai mì lấn át. Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh, trong năm 2014, diện tích cao su giảm hơn 2.400 ha so với năm 2013, từ 98.170 ha xuống 95.770 ha; cây mía giảm gần 4.000 ha, từ 22.335 ha xuống 18.419 ha. Trong khi đó, diện tích mì tăng hơn 4.821 ha, từ 45.658 ha lên 50.479 ha; tập trung nhiều nhất tại các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành...
 
Tại xã Phước Ninh (H.Dương Minh Châu), trước năm 2013 diện tích mì khoảng 600 - 700 ha, riêng năm 2013 tăng thêm 1.000 ha và đến thời điểm hiện tại là 2.200 ha, chưa kể người dân vẫn đang tiếp tục bỏ mía, đốn cao su để trồng mì. Ông Lê Sơn Thương, Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, cho biết xã được quy hoạch là vùng nguyên liệu mía của tỉnh với diện tích đến năm 2015 khoảng 1.400 ha, nhưng nay thực tế diện tích chỉ còn 150 ha, vỡ quy hoạch hoàn toàn. “Người dân đốn mía đến đâu thì xuống giống mì đến đó. Hiện giá củ mì ổn định nhưng nếu diện tích cứ tăng ồ ạt, gặp sâu bệnh, thiên tai thì nguy cơ rủi ro và tụt giá sẽ rất lớn”, ông Thương lo lắng.
 
Trong chuyến làm việc tại Tây Ninh vào tháng 8.2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khuyến cáo tỉnh này nên thu hẹp diện tích trồng mì để mở rộng diện tích trồng bắp do bắp đang khan hiếm, phải nhập khẩu. Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh, trong năm 2014 đã có 6 công ty đến đầu tư trồng bắp giống và bao tiêu sản phẩm, diện tích hơn 1.300 ha trên 3 huyện: Trảng Bàng (592 ha), Gò Dầu (411 ha) và Bến Cầu (300 ha). Tuy nhiên, hiện rất khó tăng diện tích bắp vì đầu ra thiếu ổn định. Sắp tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc để đảm bảo đầu ra ổn định cho cây bắp, nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích loại cây này.
-------------------------
 Phí đường bộ xe máy: Thu ít, tốn nhiều
2 năm triển khai thực hiện thu phí đường bộ đối với xe máy tại TP.Hà Nội cho thấy công sức của cả bộ máy bỏ ra rất nhiều nhưng hiệu quả thấp và gây ra những tâm tư cho người dân.
 
Qua khảo sát của PV Thanh Niên, việc thu phí đường bộ đối với xe máy trong năm 2014 tại Hà Nội nhìn chung có kết quả rất thấp.
 
Rất khó thuyết phục
 
Trên thực tế có rất nhiều sinh viên, người ngoại tỉnh thuê trọ có sử dụng phương tiện, nhưng khi tổ công tác tới lập danh sách thì họ lại nói là xe đi mượn, xe không chính chủ, đã từng nộp lệ phí ở quê... nên rất khó xác minh, rất khó thuyết phục được để họ đóng phí

Ông Đỗ Huy Hùng, Tổ trưởng tổ dân phố Mễ Trì Hạ (P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội)
 
Tại khu vực các quận nội thành, Q.Cầu Giấy là đơn vị hoàn thành ở mức cao nhất nhưng chỉ trên 20%. Trong khi đó, tại nhiều quận khác con số này thấp hơn rất nhiều. Chủ tịch UBND P.Liên Mạc (Q.Bắc Từ Liêm) Lê Mạnh Thiết cho biết năm qua số tiền thu được là 43 triệu đồng, chỉ đạt tỷ lệ 12% so với chỉ tiêu được giao. Không thu được phí theo đúng chỉ tiêu được giao, cán bộ địa phương cũng chịu áp lực, do đó các hình thức tuyên truyền qua bảng tin, loa truyền thanh vẫn được áp dụng.
 
Trong khi đó, các cán bộ phường đã đề ra phương án, giờ giấc đi thu tiền. Chẳng hạn, ban ngày đến các hộ thường trú, tối vào những gia đình tạm trú hoặc chia mỗi thôn thành 5 nhóm, thống kê cụ thể, có danh sách từng người sở hữu xe...
 
Ông Đỗ Huy Hùng, Tổ trưởng tổ dân phố Mễ Trì Hạ (P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm), thông tin: “Tổ có tới hơn 16.000 dân, nhưng tới hết ngày 31.12, chúng tôi mới thu được rất ít”. Theo ông Hùng, do đặc điểm địa bàn có nhiều sinh viên và người địa phương khác tới thuê trọ nên tổ dân phố Mễ Trì Hạ phải thành lập tới 4 tổ công tác, quân số mỗi tổ công tác lên tới 7 người, bao gồm bí thư chi bộ, tổ phó dân phố, bí thư Đoàn... tới từng hộ dân lên danh sách người có xe máy, rồi tuyên truyền, vận động. “Nhiều hôm tổ công tác đi rõ nhiều nhưng kết quả thu cũng không thật hiệu quả. Vì trên thực tế có rất nhiều sinh viên, người ngoại tỉnh thuê trọ có sử dụng phương tiện, nhưng khi tổ công tác tới lập danh sách thì họ lại nói là xe đi mượn, xe không chính chủ, đã từng nộp lệ phí ở quê… nên rất khó xác minh, rất khó thuyết phục được để họ đóng phí”, ông Hùng nói.
 
Trong khi đó, một tổ trưởng dân phố ở P.Thượng Cát, Q.Nam Từ Liêm, cho hay những người tham gia nộp phí đường bộ tại địa phương năm 2014 chủ yếu là cán bộ, đảng viên.
 
“Đóng cũng thế mà không cũng thế”
 
Theo ông Lê Mạnh Thiết, nguyên nhân chính của tình trạng này là người dân “tị nạnh”, so bì với nhau người nộp, người không. “Năm đầu tiên mới áp dụng chính sách, người dân sợ bị phạt nên đóng khá đầy đủ. Đến năm nay thì có nhiều người không đóng bởi suy nghĩ “đóng cũng thế mà không cũng thế”, nên mức thu được thấp hơn”, ông Thiết chia sẻ.
 
Trả lời PV Thanh Niên, nhiều tổ trưởng dân phố thuộc địa bàn Q.Bắc Từ Liêm (TP.Hà Nội) cho rằng với việc thu phí đường bộ như hiện nay, nếu không có cơ chế xử phạt nghiêm minh thì sẽ có rất ít người tự nguyện nộp. “Rất nhiều người dân trong tổ dân phố có ý kiến cho rằng giữa nộp và không nộp phí đường bộ chẳng có gì khác nhau. Bằng chứng là khi họ ra đường, vi phạm luật giao thông, bị CSGT dừng xe nhưng cũng không bao giờ bị kiểm tra về vấn đề đã nộp phí đường bộ hay chưa”.
 
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng tổ dân phố Đại Cát (P.Liên Mạc, Q.Bắc Từ Liêm), khẳng định chính sách thu phí đường bộ gần như chưa đi vào thực tế.
 
 
Phải để dân thấy lợi ích của họ
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 1.1.2015, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP.Hà Nội, cho biết chủ trương thu phí đường bộ của thành phố năm 2015 sẽ có thay đổi lớn, đó là khoản phí thu được sau khi trừ đi chi phí tổ chức thực hiện sẽ được để lại cho chính quyền cấp xã, phường sử dụng làm đường làng ngõ xóm, xây dựng nông thôn mới.
 
TS Bùi Đức Thụ, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho biết đến nay Chính phủ cũng như ủy ban chưa có báo cáo hay đánh giá chính thức nào về việc thu phí đường bộ đối với xe máy. Thế nhưng, với tư cách là đại biểu Quốc hội, ông đã nhận rất nhiều phản ánh của cử tri và các địa phương về việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt mức thấp.
 
“Để có căn cứ thu thì chúng ta phải quản lý được xe máy nhưng hiện nay phương tiện này được chuyển nhượng qua nhiều người, người sở hữu không sang tên nên tiến hành thu rất khó. Diện phải thu phí là rất rộng vậy ai đứng ra thu, giao cho cấp xã phường thì phải có những quyền lợi, chức năng nhất định. Thực tiễn đã xảy ra nhiều tình huống và chúng ta chưa lường được và chưa có giải pháp đó là xe máy đăng ký ở tỉnh này nhưng lại lưu hành ở tỉnh khác hay người có xe nhưng hỏng hóc không sử dụng và cũng không xóa tên… đang đặt ra rất nhiều vấn đề ”, ông Thụ nói.
 
Đáng chú ý, ông Thụ cho biết trong việc thu phí đường bộ đối với xe máy thì chi phí tổ chức thực hiện là rất lớn, nhưng con số thu được không đáng bao nhiêu. “Luật đặt ra thì chúng ta phải làm, việc thu phí là nhằm bảo đảm công bằng xã hội, nhưng mặt khác cũng phải tính đến chi phí rất lớn, số thu còn lại rất nhỏ thì có đáng làm không hay nên chăng để khoan sức dân. Về việc này có 2 luồng quan điểm từ khóa trước cho đến nay và cuối cùng biểu quyết theo đa số. Song qua thực tiễn đã bắt đầu bộc lộ bất cập thì có lẽ Chính phủ, Quốc hội cũng nên xem xét đánh giá lại”, ông Thụ nói.
 
Đà Nẵng, Cần Thơ đều gặp khó
 
Ông Trần Văn Huy, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch UBND Q.Thanh Khê, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.Đà Nẵng, khẳng định việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy trên địa bàn đã đi từ bất cập này đến bất cập khác. Nếu năm 2013, Q.Thanh Khê thu loại phí này được 60% kế hoạch thì 2014 chỉ đạt 16% và có xu hướng tụt dần, không hiệu quả. Theo ông Huy, nguyên nhân là do không có chế tài, việc thu phí là quy định bắt buộc nhưng cách thực hiện lại như cuộc vận động, ai không nộp cũng không sao, về quản lý địa phương cũng không kiểm soát được số lượng xe máy của hộ dân, kê khai sao thì nộp vậy.
 
Ông Lê Văn Quang, Phó trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.Đà Nẵng, cho hay theo nghị quyết mới của HĐND TP.Đà Nẵng năm 2014, 20% nguồn thu loại phí này chi cho thực hiện công tác thu, 40% để lại phường xã, 40% để lại cho quận huyện, bất cập ở biên lai mỏng đã được đổi thành thẻ và áp dụng trong năm 2015 nhưng việc thu phí này vẫn rất khó khăn.
 
Tại Cần Thơ, ông Nguyễn Hoàng Tùng, Chánh văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ TP, cho biết theo kế hoạch trong năm 2014 sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy khoảng 20 tỉ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10.2014, TP.Cần Thơ chỉ thu được hơn 8,4 tỉ đồng, đạt 41,85% kế hoạch.
------------------------
Mô hình “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu Lao Bảo gặp khó
Ngày 2.1, ông Đinh Ngọc Thanh, Chi cục trưởng chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) cho hay mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Densavan (huyện Savanakhet, Lào) đang phát sinh nhiều vướng mắc.
 
Bất cập trước tiên, theo ông Thanh, là các cơ quan chức năng 2 bên chưa có một quy trình phối hợp kiểm tra, giám sát, kiểm soát thống nhất. Cụ thể, phía Việt Nam, mọi hoạt động kiểm tra xuất nhập cảnh (XNC), xuất nhập khẩu (XNK) đều có sự tham của các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch nhưng phía Lào thì lại không có biên phòng mà thay vào đó lại là lực lượng công an (hải quan, công an, kiểm dịch). Trên thực tế, điều này tạo nên sự lúng túng của các cơ quan chức năng khi phối hợp làm thủ tục XNK, XNC.
 
Bên cạnh đó, theo ông Thanh, sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề khó. Cụ thể, tại cửa khẩu Densavan của phía bạn cơ sở vật chất còn hạn chế, mặt bằng làm việc quá chật hẹp đã dẫn đến hiện tượng quá tải, ùn tắc trong thời gian cao điểm.
 
Vì vậy, ông Thanh mạng dạn đề xuất  chính phủ 2 bên cần có cơ chế quản lý thí điểm đặc thù để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập nêu trên.
 
Được biết, mô hình này lần đầu tiên được áp dụng thí điểm cho cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Densavan, nhằm giúp người, phương tiện, hàng hóa chỉ phải dừng đỗ một lần tại địa điểm làm thủ tục XNC, XNK. Dự kiến ngày 5.1, chính quyền và cơ quan chức năng của hai bên sẽ làm lễ khai trương chính thức mô hình này.
-------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo