Tội ác của Lý Nguyễn Chung là khởi nguồn cho chuỗi ngày tù oan nghiệt ngã hơn 10 năm, song ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn không một lời oán trách đối tượng này.
Án kéo dài vì kháng nghị lắt nhắt
- Cập nhật : 29/09/2014
Lẽ ra khi giám đốc thẩm, tòa tối cao nên đưa ra đường lối xử lý toàn diện vụ án chứ không nên đợi cấp dưới xử xong lại kháng nghị lần nữa.
10 năm trước, ông Ông Thế Khanh (ngụ phường An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương) ký hợp đồng thuê đất với Công ty TNHH Phú Mỹ. Sau đó do có tranh chấp, ông Khanh khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, đã qua bốn phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm mà vụ án vẫn chưa có điểm dừng.
Tuyên vô hiệu mới đúng
Theo trình bày của ông Khanh, năm 2003 ông ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 10.000 m2 đất với Công ty TNHH Phú Mỹ tại khu dân cư thuộc Khu công nghiệp (KCN) Tân Đông Hiệp B với giá 2 tỉ đồng. Theo đó ông Khanh đã trả trước 1,1 tỉ đồng, khi nhận được đất sẽ đưa tiếp 500 triệu đồng, lúc có giấy chứng nhận sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. Hai tháng sau khi thanh lý hợp đồng, ông Khanh và công ty đã hoán đổi 10.000 m2 đất khu dân cư thành 15.000 m2 đất KCN theo hình thức thuê với thời hạn 48 năm, giá trị hợp đồng không đổi.
Năm 2005, công ty giao đất, ông Khanh liên hệ để thanh toán nốt số tiền còn lại và yêu cầu làm thủ tục thuê đất. Lúc này công ty nại lý do hai bên mới thanh lý hợp đồng nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất và chưa được sự chấp thuận của Ban quản lý KCN. “Họ bảo tôi không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chưa thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định nên không chịu ký hợp đồng thuê đất với tôi” - ông Khanh nói.
Ông Khanh khởi kiện ra TAND thị xã Dĩ An đề nghị tòa xử cho ông tiếp tục thực hiện hợp đồng. Xử sơ thẩm (lần 1), tòa buộc công ty phải hoàn trả 1,1 tỉ đồng và bồi thường tiền cọc 1,1 tỉ đồng cho ông Khanh. Do có kháng cáo của hai bên nên tháng 8-2009, TAND tỉnh Bình Dương sửa án sơ thẩm, buộc Công ty Phú Mỹ có trách nhiệm lập thủ tục cho công ty của ông Khanh thuê lại hơn 8.000 m2 (tương đương với số tiền trả trước 1,1 tỉ đồng), nếu không thực hiện thì phải bồi thường hơn 11,7 tỉ đồng, tương đương với giá trị thuê đất.
Năm 2012, VKSND Tối cao kháng nghị vì cho rằng hợp đồng thanh lý giữa hai bên là hợp đồng vô hiệu toàn phần chứ không phải là hợp đồng đặt cọc. TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy toàn bộ hai bản án trên. Theo tòa này, lẽ ra hai cấp tòa phải tuyên hợp đồng thuê lại đất giữa ông Khanh và Công ty Phú Mỹ là hợp đồng vô hiệu, làm rõ lỗi của các bên để giải quyết hậu quả thiệt hại.
Xử xong lại bị kháng nghị
Xử sơ thẩm lần hai, TAND thị xã Dĩ An đã tuyên hợp đồng thanh lý là vô hiệu, buộc công ty trả cho ông Khanh 1,1 tỉ đồng và bồi thường thiệt hại hơn 6,6 tỉ đồng. Theo tòa, khi ký hợp đồng, ông Khanh chưa có văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận kinh doanh nên đây là hợp đồng vô hiệu. Theo giá thỏa thuận hợp đồng thanh lý năm 2003 thì giá thuê 15.000 m2 là 2 tỉ đồng, tương ứng hơn 133.000 đồng/m2. Ông Khanh đã thanh toán 1,1 tỉ đồng, tương ứng hơn 8.000 m2. Lỗi của các bên là tương đương nhau, mỗi bên phải chịu 50% thiệt hại. Số tiền thiệt hại hơn 13 tỉ đồng nên mỗi bên chịu một nửa (hơn 6,6 tỉ đồng).
Ông Khanh và Công ty Phú Mỹ đều kháng cáo. Xử phúc thẩm lần hai, TAND tỉnh Bình Dương đã bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm. Công ty Phý Mỹ tiếp tục làm đơn xin giám đốc thẩm.
Tháng 4 vừa qua, TAND Tối cao lại có kháng nghị yêu cầu giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ hai bản án trên. Theo tòa này, hai cấp tòa xác định thỏa thuận trên vô hiệu là có căn cứ, tuy nhiên tòa căn cứ vào giá thuê đất sau khi có hạ tầng để tính thiệt hại và buộc công ty bồi thường 50% thiệt hại là không đúng.
Vậy là sau nhiều năm theo kiện, giờ đây ông Khanh lại phải chờ đợi. Lẽ ra khi quyết định giám đốc thẩm lần đầu, TAND Tối cao nên xem xét và đưa ra đường lối xử lý toàn diện các khía cạnh của vụ kiện. Đằng này, tòa tối cao lại “bắt lỗi” lắt nhắt khiến vụ kiện kéo dài một cách không cần thiết, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đôi bên.
NGÂN NGA - Theo: PLO
Đất KCN thì phải có hạ tầng
Theo tôi, tòa tuyên hợp đồng vô hiệu là có căn cứ. Khoản 2 Điều 137 BLDS quy định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Ở đây, tòa xác định cả hai bên cùng có lỗi là có cơ sở nên buộc Công ty Phú Mỹ trả lại số tiền đã nhận 1,1 tỉ đồng và tiền bồi thường tương ứng phần lỗi của mình là cách giải quyết đúng. TAND Tối cao ra quyết định kháng nghị vì cho rằng “hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại căn cứ vào giá thuê đất sau khi có hạ tầng để tính thiệt hại và buộc Công ty Phú Mỹ bồi thường 50% thiệt hại là không đúng”. Theo tôi, nhận định trên là chưa xác đáng. Bởi trong hợp đồng cho thuê không hề nói đất được tính với giá chưa có cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, đất thuê là đất trong KCN, mà đã là đất KCN thì đương nhiên phải có cơ sở hạ tầng.
Luật sư TRƯƠNG XUÂN TÁM, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu