Nằm ở những vị trí vàng nhưng các trung tâm thương mại lại đìu hiu vắng khách trái ngược với những chợ cóc vỉa hè ngay đó. Đẹp long lanh nhưng hoang lạnh trở thành hình ảnh đặc trưng của những shop hàng hiệu xa xỉ mới mở ở phía Tây Hà Nội.
Tuy nhiên, thực tế là trung tâm mua sắm này chỉ đông khách trong giai đoạn đầu. Đến thời điểm hiện tại, các khu mua sắm luôn trong tình trạng vắng khách.
Khảo sát tại các trung tâm mua sắm khu vực phía Tây Hà Nội cho thấy, cảnh đìu hiu diễn ra ở hầu hết các dự án. Đây là một trong những áp lực đối với chủ đầu tư.
Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ rất thấp
Số lượng khách tới các trung tâm mua sắm này chỉ tập trung vào cuối tuần và chủ yếu tại các rạp phim và siêu thị
Dù được thiết kế hoành tráng và bắt mắt nhưng thực tế doanh thu lại ngược lại.
Khu vực ẩm thực cũng cảnh tương tự
Nhiều gian hàng trống vì không có khách thuê
Một trung tâm thương mại ở Cầu Giấy đã mở cửa hoạt động từ lâu đến nay vẫn treo biển cho thuê mặt bằng
Các trung tâm mua sắm liên tục đưa ra khuyến mại, giảm giá. Ngay từ hầm lên trung tâm thương mại, các biển giảm giá xếp đầy lối đi để thu hút khách hàng
Các dãy hàng thời trang gây chú ý với biển giảm giá lên tới 50%
Chi phí thuê mặt bằng và nhân viên lớn đang khiến cho các chủ gian hàng gặp khó khăn khi không bán được hàng.
Thực tế, quan điểm về trung tâm mua sắm chỉ dành cho người giàu đã khiến cho các chủ đầu tư điêu đứng. Tại nhiều nước, các trung tâm mua sắm cũng được phân cấp từ bình dân tới cao cấp nên hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.
Mặt hàng thời trang được cho là giảm giá nhiều nhất
Có gian hàng còn giảm giá tất cả các sản phẩm
Sau giảm giá, thanh lý sản phẩm là đóng cửa,...
Mới đây nhất Parkson đã phải đóng cửa tại Keangnam vì kinh doanh thua lỗ
Grand Pllaza đã đóng cửa thời gian dài chưa biết bao giờ hoạt động trở lại. Đây là một trong những bài học cho các dự án phía Tây.