ACE và BRICS là tên viết tắt của hai nhóm nước hiện đang được thế giới chú ý và bàn tán rằng nhóm nào sẽ chi phối thế giới ? Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
(Ảnh minh họa)
ACE lấy chữ cái tên đầu của 3 nước hay khối nước là America (Mỹ), China (Trung Quốc) và Europe (Châu Âu).
BRICS cũng là lấy chữ cái tên đầu của 5 nước này là Brazil (Bra-xin), Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc), South Africa (Nam Phi).
Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
Tại sao bộ ba ACE có thể chi phối thế giới?
Câu trả lời đầu tiên là sức mạnh kinh tế của nhóm nước này. Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu chiếm tới 57% GDP toàn cầu, trong đó Châu Âu chiếm tới 23%,'Mỹ 22% và Trung Quốc là 12%. Tỷ lệ trên có xu hướng sẽ giảm nhẹ vào thập kỷ tới do sự lớn mạnh của các nước như Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Australia.
AEC có các nguồn tài chính dồi dào cho đầu tư vào công nghệ và sáng chế, phát minh mà các nước khác nằm mơ cũng không có. Mỹ và Châu Âu chiếm 80% sáng chế, phát minh độc quyền, 90% số người đạt giải Nobel của cả thế giới. Hàng năm, Trung Quốc đào tạo ra số lượng kỹ sư lớn hơn tổng số kỹ sư của tất cả các thành viên của khối BRICS cộng lại.
AEC vẫn tiếp tục thống trị nền thương mại của thế giới vì bộ ba này chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu và sẽ duy trì tỷ lệ này trong thời gian tới.
Tại sao BRICS không phát triển thành chủ thể thực sự có ảnh hưởng?
Vì các nước trong nhóm này có quá ít lợi ích và sự quan tâm chung. Nội bộ BRICS không thống nhất với nhau về cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; Trung Quốc và Nga không muốn chia sẻ ghế và danh tiếng của họ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với các nước khác.
Các nước BRICS khác nhau về lợi ích an ninh, tài chính, thương mại và môi trường. Tuy BRICS đạt được nhất trí về một ngân hàng phát triển nhằm đối trọng với ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhưng sẽ phải mất nhiều năm mới thành lập được ngân hàng này.
Braxin, Nga, Ấn Độ mỗi nước chiếm khoảng 3% GDP toàn cầu, quá thấp so với tỷ lệ tương tự của nhóm ACE. Nga và Braxin quá phụ thuộc vào các loại hàng hoá có tính biến động, minh chứng là thiệt hại nặng nề mà Nga phải gánh chịu dưới tác động của giá dầu giảm. Nếu kinh tế Ấn Độ có thành công hơn thì tới năm 2020 nước này cũng chỉ chiếm 5% GDP toàn cầu.
Ngoài ra, thế giới 3 cực mới ACE sẽ được xây dựng trên cơ sở thành công của các mối quan hệ song phương giữa họ. Mỹ và Châu Âu có mối quan hệ kinh tế phát triển nhất thế giới với tổng GDP lên tới 15.000 tỷ USD, một nửa sản lượng toàn cầu. Thương mại hai chiều đạt hơn 1.000 tỷ USD, trong khi đầu tư hai chiều đạt 3,6 nghìn tỷ USD.
Quan hệ Mỹ và Châu Âu còn dựa trên cơ sở gần gũi về an ninh, chính trị mà NATO là minh chứng rõ nét nhất, như họ đã hợp tác trong việc giải quyết quan hệ với Nga, các nước vùng Balkan, Trung Đông, Syria, các vấn đề toàn cầu như khủng bố, biến đổi khí hậu và dịch Ebola.
Quan hệ Mỹ - Trung là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong tương lai vì nó thể hiện sự thách thức từ một cường quốc mới nổi lên với một cường quốc đã được xác lập, bao gồm cả yếu tố hợp tác và kiềm chế lẫn nhau. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc trong khi Trung Quốc là số một trong sở hữu trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Trung Quốc cũng đang kiểm chứng quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ các đồng minh tại Châu Á - Thái Bình dương.
Trung Quốc và Châu Âu sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ vào năm 2015, quan hệ hai bên phát triển rất nhanh trong thập kỷ vừa qua. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, thương mại hai chiều bùng nổ, Châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nhiều chuyến thăm, trao đổi, đối thoại được tổ chức ở Brussels và Bắc Kinh với sự đa dạng về lĩnh vực, nội dung nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đang đàm phán hiệp định về đầu tư hứa hẹn sẽ tăng mạnh kim ngạch đầu tư so với mức 5% của mỗi bên hiện nay./.