Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1984. Tính đến nay, Công ước đã có 155 quốc gia thành viên và 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Công ước là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương thể hiện ý chí của cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, kiên quyết loại bỏ hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì ra khỏi đời sống.
Công ước gồm Lời nói đầu và 33 điều, đặt ra nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm cho quốc gia thành viên.
Trong số các điều khoản quy định về trình tự, thủ tục của Công ước, đáng chú ý nhất là quy định về Ủy ban chống tra tấn và giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:
- Về Ủy ban chống tra tấn
Công ước có quy định việc thành lập một Ủy ban chống tra tấn tại các điều từ 17 đến 24, cụ thể Điều 17 và 18: quy định về việc thành lập Ủy ban; Điều 19: báo cáo quốc gia và thẩm quyền của Ủy ban trong nhận xét báo cáo quốc gia, chuyển nhận xét tới quốc gia thành viên liên quan nếu thấy phù hợp; Điều 20: thẩm quyền xem xét trong việc điều tra, thị sát (có thể bí mật) trong trường hợp nhận được thông tin có căn cứ xác đáng cho thấy hành vi tra tấn đang được thực hiện một cách có hệ thống trên lãnh thổ của quốc gia thành viên; Điều 21 và 22: việc tiếp nhận và giải quyết kiến nghị từ quốc gia thành viên hoặc cá nhân, đại diện của cá nhân về việc vi phạm điều khoản của Công ước; Điều 23: về ưu đãi miễn trừ cho các thành viên của Ủy ban và Điều 24: việc gửi báo cáo hằng năm của Ủy ban lên Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuy nhiên, một số thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn (tại các điều 21 và 22) chỉ có hiệu lực khi quốc gia thành viên tuyên bố công nhận thẩm quyền đó.
Khi trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam sẽ được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản như nhận được sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế từ các quốc gia thành viên khác trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm có liên quan đến hành vi tra tấn; có quyền đề cử công dân tham gia vào Ủy ban chống tra tấn; có quyền bảo lưu một số nội dung của Công ước; có quyền kiến nghị sửa đổi một số nội dung của Công ước.
Cùng với các quyền, lợi ích nêu trên, Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của một quốc gia thành viên Công ước.
Từ thời điểm Việt Nam ký Công ước (ngày 7/11/2013) đến nay, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, công phu về việc phê chuẩn Công ước theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 và kế hoạch đề ra.
Trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch nước, Quốc hội khóa XIII đã dự kiến sẽ thảo luận, xem xét thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại kỳ họp thứ 8 (diễn ra từ ngày 20/10 đến 28/11/2014). Các bộ, ngành hữu quan, trong đó có Bộ Công an đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai thực thi Công ước ngay sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước, tập trung vào các nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành với lộ trình cụ thể; sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999, trong đó chú ý đến việc nội luật hóa khái niệm tra tấn quy định tại Điều 1 của Công ước; sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng bảo đảm tốt hơn các quyền con người trong tố tụng hình