Các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Đình chỉ tố tụng
- Cập nhật : 03/06/2014
Một trong những hình thức kết thúc vụ án hình sự hoặc dân sự. Việc ĐCTT có thể được thực hiện ở mọi giai đoạn tố tụng, khi có những căn cứ luật định. Trong tố tụng hình sự, các thuật ngữ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án cũng đều có nghĩa là ĐCTT. Tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng và những căn cứ cụ thể phù hợp với điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2002 quy định, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc toà án ra quyết định đình chỉ điều tra (hoặc đình chỉ vụ án). Ngoài ra, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (điều 138, Bộ luật tố tụng hình sự). Trong tố tụng dân sự, toà án đình chỉ giải quyết vụ án dựa trên những căn cứ: đương sự đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; các đương sự đã tự hoà giải, người khởi kiện rút đơn khởi kiện, viện kiểm sát rút quyết định khởi tố trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án; nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng; thời hiệu khởi kiện đã hết; sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật); sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.