Ông Ông Thế Khanh (ngụ phường An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương) vừa nhận được quyết định giám đốc thẩm lần hai của TAND Tối cao tuyên hủy toàn bộ hai bản án sơ, phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất giữa ông và Công ty TNHH Phú Mỹ.
Kiên quyết sửa sai mới “giải” được khiếu kiện kéo dài
- Cập nhật : 09/10/2014
“Nếu đã giải quyết sai thì phải kiên quyết sửa sai thì mới tránh được tình trạng tiếp khiếu kéo dài” – Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phát biểu trong phiên họp chiều 7/10 tại UB Thường vụ QH về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2014.
Tại phiên họp, UB Thường vụ QH nghe các báo cáo của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao về vấn đề này.
Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình khiếu nại tố cáo năm 2014 tiếp tục xu hướng giảm so với năm 2013. Tuy nhiên, số lượt đoàn đông người tiếp tục tăng, có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt.
Phần lớn các vụ việc đông người, phức tạp là những vụ việc phát sinh từ những năm trước; nhiều trường hợp đã được các cấp giải quyết đúng pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài. Công tác tiếp công dân tiếp tục có những chuyển biến rõ nét.
Kiên quyết sửa sai mới “giải” được khiếu kiện kéo dài
Các bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm hơn đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân. Việc phối hợp trong công tác tiếp dân chặt chẽ, kịp thời hơn. Công tác xử lý đơn thư tiếp tục được quan tâm, từng bước hạn chế việc trùng lắp trong quá trình xử lý. Việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn có nhiều tiến bộ…
Thẩm tra báo cáo này, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phân tích rõ, tuy số vụ khiếu nại tố cáo nói chung có giảm, nhưng không đáng kể (1,8%), trong khi khiếu nại tố cáo đông người lại tăng tới 12%. Đại diện cơ quan thẩm tra yêu cầu đánh giá cụ thể, sâu sắc hơn trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương trong công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại tố cáo.
Ông Phan Trung Lý cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tốt khiếu nại tố cáo từ “đầu nguồn” và yêu cầu đánh giá cụ thể chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo theo hướng làm rõ tỷ lệ giải quyết đúng/sai là bao nhiêu? Các vụ việc chuyển cơ quan điều tra rút cục được xử lý như thế nào?
“Nếu đã giải quyết sai thì phải kiên quyết sửa sai để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mới tránh được tình trạng tiếp khiếu kéo dài” - ông Lý phát biểu.
Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước nhận định, thời gian qua, số người khiếu nại, tố cáo giảm nhưng số đoàn đông người tăng và xu hướng sẽ tăng lên trong thời gian tới, do đó phải hết sức lưu ý.
Ông Phước cũng cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ, hiểu biết pháp luật trong nhân dân. Không chỉ tuyên truyền trong giáo dục ở nhà trường mà trong quá trình xử lý các vụ hành chính cũng là môi trường giáo dục pháp luật cho nhân dân. Hằng năm, nên có tổng kết về sự phối hợp giữa các cơ quan, từ đó phân ra những việc tồn đọng để thấy bức tranh chung của tình hình khiếu nại, tố cáo.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ, VKSND tối cao và TAND tối cao cần bổ sung, hoàn thiện các báo cáo trước khi trình Quốc hội, giải thích cụ thể vì sao nhiều năm qua, trong các báo cáo đều nêu ra vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ hạn chế về năng lực.
Đặt câu hỏi, việc giải quyết đơn do các cơ quan của Quốc hội, cơ quan Đảng, Nhà nước chuyển đến tại sao chậm, Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan nêu trên tăng cường thanh tra, kiểm tra ngay trong nội bộ, coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công tác tiếp công dân; coi trọng công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân và vai trò của các tổ chức quần chúng.
Báo cáo của TAND cho thấy, tình hình khiếu nại về tư pháp nhìn chung vẫn còn phức tạp; đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gia tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013, đặc biệt là đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (tăng 652 đơn/vụ). Cùng với số đơn cũ còn lại của kỳ trước chuyển sang (4.318 đơn/vụ), số đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết trong năm 2014 là rất lớn (10.659 đơn/vụ).
Chiếm phần lớn trong số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nêu trên liên quan đến lĩnh vực dân sự, hình sự (khoảng 66%) và hầu hết tập trung ở TAND tối cao (87%). Nhiều khiếu kiện về dân sự rất gay gắt (chủ yếu là các vụ án tranh chấp về đất đai, nhà ở, thừa kế tài sản), có trường hợp mặc dù đã có kết quả giải quyết, nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại.
Các khiếu nại về quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán cũng tăng hơn cùng kỳ năm trước 1.240 đơn. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc Tòa án chưa đưa vụ án ra xét xử; trả lại đơn yêu cầu khởi kiện; gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời; chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết.
Theo: P.Thảo/Dân trí