Tin kinh tế chiều 26-01-2015: Vấn đề an ninh năng lượng ở châu Á - Thái Bình Dương - Cẩn trọng kiểu bán căn hộ 'móc túi' khách hàng

  • Cập nhật : 26/01/2015
 Vấn đề an ninh năng lượng ở châu Á - Thái Bình Dương
Châu Á- Thái Bình Dương (CA-TBD) với vai trò động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu thế kỷ XXI, đã trở thành thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, khiến cho vấn đề an ninh năng lượng ở khu vực càng chứa đựng nhiều thách thức, nguy cơ tiềm ẩn.
 
Việt Nam, cũng giống như phần lớn quốc gia trong khu vực, gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng phong phú nhưng không dồi dào nên việc cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đòi hỏi sự áp dụng đồng thời các giải pháp tăng cường nội lực và phát huy lợi thế từ hợp tác khu vực và quốc tế về năng lượng.
 
Dễ bị tổn thương
 
Việc đảm bảo an ninh năng lượng hiểu theo nghĩa hiện nay là không những đáp ứng nguồn năng lượng đầy đủ phục vụ nhu cầu phát triển mà còn phải đảm bảo cho cơ cấu năng lượng sạch, ít các-bon nhằm hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, đảm bảo an ninh năng lượng còn là đảm bảo việc tiếp cận nguồn năng lượng được thuận tiện và bình đẳng, hiệu suất sử dụng năng lượng cao.
 
Xét các nội hàm của an ninh năng lượng nói trên, khu vực CA-TBD rất dễ bị tổn thương do thiếu hụt năng lượng, bởi:
 
(i) Đây là khu vực có tốc độ tăng về nhu cầu năng lượng cao nhất thế giới. Trong giai đoạn 2000-2013, nếu mức tiêu thụ năng lượng thế giới tăng 36% thì CA-TBD chiếm 76% mức tăng này;
 
(ii) Trừ Nga và Mỹ, hầu hết quốc gia trong khu vực đều không có khả năng tự đảm bảo nguồn cung năng lượng mà chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Dự báo, khu vực phải nhập 44% lượng dầu sử dụng trước năm 2035, so với mức 36% năm 2010. Trung Quốc nhập khẩu 60% lượng dầu tiêu thụ, con số này của Ấn Độ là 75% và của ASEAN là 35%. Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu 100% lượng dầu mỏ, khí đốt và than sử dụng;
 
(iii) Tuyến đường nhập khẩu năng lượng của các quốc gia trong khu vực chủ yếu là tuyến đường biển đi qua Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, Biển Đông và biển Hoa Đông vốn là những khu vực có tranh chấp chủ quyền và nạn cướp biển phát triển mạnh thời gian gần đây. Một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn vào khu vực như Syria, Iraq lại là quốc gia bất ổn chính trị, kinh tế;
 
(iv) Điều kiện tự nhiên của khu vực không ổn định, có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của các cơ sở năng lượng (động đất, sóng thần, hạn hán...).
 
Các quốc gia khu vực CA-TBD cũng đang từng bước tiến hành chuyển dịch cơ cấu năng lượng, theo hướng tăng cường nguồn năng lượng tái tạo với mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đa dạng hoá nguồn cung năng lượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành thì cơ cấu năng lượng sẽ không thay đổi nhiều trong vòng 20 năm tới, các quốc gia tiếp tục khai thác nguồn than giá rẻ khi việc xây dựng các cơ sở năng lượng tái tạo thường đòi hỏi chi phí đầu vào cao (điều kiện phát triển cơ sở năng lượng mặt trời, năng lượng gió dồi dào nhưng không ổn định, đòi hỏi công nghệ hiện đại về dự báo các điều kiện tự nhiên).
 
Trong khu vực, Trung Quốc và Ấn Độ nổi lên là các quốc gia có tốc độ tiêu thụ năng lượng tăng nhanh nhất thế giới, lần lượt là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất và lớn thứ tư thế giới. Cả hai nước đang thực hiện các kế hoạch, quy hoạch năng lượng nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, duy trì kho năng lượng dự trữ, đa dạng hoá nguồn cung năng lượng với các công trình thuỷ điện, nhà máy điện hạt nhân, phát triển nguồn năng lượng tái tạo... Tuy nhiên, trong tương lai gần, cơ cấu năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào than, dầu lửa, khí đốt nhập khẩu, giống tình hình chung của cả khu vực CA-TBD.
 
ASEAN còn 1/5 dân số vẫn sống trong cảnh thiếu điện, nhưng nhu cầu năng lượng của khu vực sẽ tăng hơn 80% trong giai đoạn đến năm 2035, trong đó, 49% năng lượng tiêu thụ vẫn là từ than, do chi phí khai thác rẻ. Đây là thực trạng đáng lo ngại về vấn đề khí thải dẫn tới biến đổi khí hậu. Hiện nay ASEAN đang thảo luận nhiều về các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng bền vững, sử dụng công nghệ than sạch, kết nối đường dây tải điện cao thế ASEAN và đường ống dẫn dầu, hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân và hợp tác với các nước đối tác, hợp tác về chính sách - kế hoạch năng lượng ASEAN, hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử.
 
Trong nỗ lực đa dạng hoá cơ cấu, năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giá rẻ, không gây hiệu ứng nhà kính, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, việc phát triển điện hạt nhân đòi hỏi trình độ kĩ thuật, phù hợp với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Trước sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản tháng 3/2011, khu vực CA-TBD hứa hẹn trở thành cực tăng trưởng năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự. Nhiều quốc gia khu vực đã có kế hoạch dài hạn phát triển nhà máy hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện và cắt giảm khí nhà kính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Sự cố Fukushima đã khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng hạt nhân càng được xem xét kỹ, thận trọng.
 
Tại khu vực Đông Nam Á, ba nước Việt Nam, Indonesia và Malaysia có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và Việt Nam đã triển khai dự án phục vụ cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong năm 2014. Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình nâng cao các tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế của IAEA, xây dựng kế hoạch dài hạn về việc xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề Năng lượng nguyên tử...
 
Cơ hội của Việt Nam
 
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự báo là đạt 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020) và thuộc nhóm những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cán cân cung cầu năng lượng của Việt Nam bắt đầu dấu hiệu thiếu hụt: Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96%-100% nhu cầu sử dụng nhưng đến năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60%, Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than đá từ Australia từ năm 2015.
 
Năm 2030, tiềm năng thủy điện lớn của Việt Nam sẽ được khai thác hết. Trong khi đó, tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp tới, Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng, khiến nền kinh tế giảm năng lực cạnh tranh và tụt hậu so với các nước trong khu vực.
 
Trước tình hình này, bên cạnh việc nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, lập kho dự trữ năng lượng, phát triển cơ cấu năng lượng theo hướng bền vững hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế về năng lượng, xây dựng trụ cột ngoại giao năng lượng trong chính sách đối ngoại.
 
Hợp tác an ninh năng lượng vốn là một trong những nội dung quan trọng trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEAN+3, APEC, EAS... với nhiều cam kết đã được ký kết, cần được tiếp tục hiện thực hoá trên thực tế. Giữa các quốc gia khu vực nên có cơ chế hợp tác, chia sẻ nguồn dự trữ năng lượng khi một quốc gia gặp sự cố năng lượng.
 
Hợp tác khu vực là cơ hội cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm các nước trong phát hiện các nguồn năng lượng mới, sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là học hỏi công nghệ lưu trữ năng lượng, giảm thiểu mức hao tổn của hệ thống truyền tải năng lượng, kinh nghiệm trong quản lý, xây dựng, đào tạo nhân lực phục vụ các cơ sở sản xuất năng lượng mới như cơ sở điện hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
 
Việc tăng cường hợp tác khu vực về an ninh năng lượng còn giúp hình thành mạng lưới các thị trường tiêu thụ, ổn định nguồn cung, chia sẻ thông tin để đảm bảo tính minh bạch của các dự án năng lượng mới (đặc biệt là với các dự án nhà máy điện hạt nhân, dự án thuỷ điện thượng nguồn...).
--------------------------
Cẩn trọng kiểu bán căn hộ 'móc túi' khách hàng
Cận Tết là thời điểm thị trường căn hộ sôi động nhất và cũng là thời điểm hàng loạt các dự án bung hàng để đón dòng tiền cuối năm. Thị trường BĐS đang có sự “nhộn nhịp” nhất định cả về giao dịch lẫn tính thanh khoản, chính vì thế hiện tượng đầu cơ, lướt sóng kiếm lời sau một thời gian dài “bất động” nay lại có cơ hội nhen nhóm trở lại. Theo nhận định của giới kinh doanh BĐS, năm 2015 thị trường BĐS sẽ có những tăng trưởng rõ rệt và sẽ có nhiều thành phần khách hàng quay trở lại, đặc biệt là giới đầu cơ.
 
Mập mờ thông tin giá cả
 
Cách đây ít ngày, chị Phạm Thị Hoa (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) đã đến một số sàn giao dịch BĐS để tìm hiểu một số dự án chung cư, với mục đích mua nhà trước Tết. Tại một sàn giao dịch BĐS khu vực đường Lê Văn Lương, chị thực sự quan tâm đến một dự án trên đường Lê Đức Thọ, do đó đã tìm hiểu cặn kẽ. 1 căn hộ 68m² giá bán được ghi trong hợp đồng là 22,5 triệu đồng/m², tuy nhiên nếu mua khách hàng sẽ phải thanh toán xấp xỉ 25 triệu đồng/m². 
 
Với căn hộ 68m², số tiền khách hàng phải trả thêm là 170 triệu đồng và số tiền này được nhân viên tư vấn giải thích rõ ràng là sẽ không được ghi trong hóa đơn. Thắc mắc thì được nhân viên này lý giải, số tiền đó là chi phí tư vấn dịch vụ và quảng cáo, marketting. Theo lý giải của nhân viên sàn giao dịch này, thì sàn phải mua các căn hộ này từ chủ đầu tư, sau đó mới phân phối ra cho khách hàng. Nhân viên môi giới này giải thích rõ rằng, sàn cũng phải chịu rủi ro đối với căn, các tầng khó bán, do đó khi phân phối lại cho các sàn nhỏ khác, thì sàn phải trích một khoản chi phí marketting quảng cáo.     
 
Chỉ trong ít ngày qua, hàng loạt các dự án được các chủ đầu tư phân phối tung ra thị trường Hà Nội, nhằm đón dòng tiền cuối năm. Một số dự án nổi bật như: Tràng An Complex số 1 Phùng Chí Kiên (Cầu Giấy) do GP Invest làm chủ đầu tư, dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, hay HH1 Linh Đàm của Xí nghiệp Xây dựng Lai Châu số 1… đang được khách hàng và giới đầu tư quan tâm.
 
Tuy nhiên, ở những dự án nóng này, rất nhiều thông tin được rao bán trên mạng hết sức mập mờ. Đơn cử như dự án Tràng An Complex của GP Invest. Hiện trên mạng rất nhiều thông tin về việc bán căn hộ tại dự án Tràng An Complex, với nhiều mức giá khác nhau từ 26- 30 triệu đồng/m². Liên lạc với một số điện thoại của nhân viên một sàn giao dịch BĐS nói là đơn vị phân phối dự án này, PV được trả lời giá là 26 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT) và đó là giá gốc của chủ đầu tư và nếu không nhanh chân, thì sẽ không còn chỗ.
 
Tiếp tục liên lạc với một số điện thoại khác từ một trang khác cũng là cũng quảng cáo là “đơn vị phân phối” cho dự án, PV nhận được câu trả lời với mức giá cao hơn là 29 triệu đồng/m² và đây mới chỉ là giá dự kiến. Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng được chủ đầu tư khẳng định rằng dự án vẫn chưa chính thức mở bán và chưa có mức giá chính thức. 
 
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, đơn vị chủ đầu tư dự án Tràng An khẳng định, dự án hiện chưa được mở bán, do đó mọi thông tin rao bán căn nọ, tầng kia vừa qua, đều là của các nhà đầu cơ mạo danh. Công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những thông tin không chính thống trên mạng.
 
Nỗi lo bóp méo thị trường
 
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu và tư vấn Savills Việt Nam, thị trường BĐS Hà Nội trong vài tháng trở lại đây, dù thanh khoản được cải thiện rõ rệt, nhưng góp phần không nhỏ trong đó là một số nhà đầu cơ, đầu tư lướt sóng. Tại một số dự án đã có hiện tượng “thổi giá”, khiến người mua nhà thực phải trả tiền chênh có khi lên tới cả trăm triệu đồng.
 
Lý giải về tình trạng này, bà Hằng cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc giới đầu cơ "tái xuất", với số lượng lớn hơn vì thị trường có thanh khoản tốt. “Khách hàng gần đây không tiếp cận trực tiếp được với chủ đầu tư, mà thường phải thông qua môi giới, hoặc sàn và trả tiền chênh. Đối với những tình huống này, sự ràng buộc pháp lý không lớn, nên khi xảy ra sự cố người mua sẽ là bên chịu thiệt”, bà Hằng nói. Theo đơn vị tư vấn này, thì tình trạng này sẽ là một mối quan ngại cho sự ổn định thị trường trước và sau Tết.
 
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cengroup cho biết, qua các đợt mở bán căn hộ từ sàn giao dịch BĐS của Cengroup, cá nhân ông đã có cảm nhận hiện tượng nhà đầu cơ “tái xuất” trên thị trường sau một thời gian dài vắng bóng. Trước đây, phần lớn khách hàng khi mua căn hộ đều quan tâm trước hết về  hạ tầng, tiện ích, chất lượng dự án, rồi sau đó mới đến giá cả… thì nay, đã có một tỷ lệ không nhỏ chỉ đặt vấn đề giá lên trên hết.
 
Một số khách hàng, sau khi đặt cọc mua căn hộ, chỉ trong thời gian ngắn sau đã tìm cách sang tên chỉ với mục đích thu về một khoản lãi nhất định. “Đây chính là đối tượng thường thổi giá lên hoặc ghìm giá xuống, tức là những khách hàng không bền vững, chỉ có lợi ích ngắn hạn, bởi nếu thị trường “lạnh” thì tức thì họ bỏ cuộc ngay”, ông Hưng nhận định. Ông Hưng cũng cho rằng, đầu cơ là hoạt động không thể thiếu trong thị trường phát triển, nhưng chỉ nên ở một tỷ lệ thích hợp, còn nếu cao hơn sẽ khiến thị trường biến thể, làm loạn giá trên thị trường.
--------------------------
 15 ngày đầu năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 12,11 tỷ USD
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong kỳ 1 tháng 1/2015 (từ 1/1 đến 15/1) đạt 12,11 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014.
 
Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ đầu tiên của năm 2015 đã thâm hụt 522 triệu USD, bằng hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về xuất khẩu, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2015 đạt 5,79 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
 
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 3,92 tỷ USD. Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2015 đạt 6,32 tỷ USD, tăng 15%  so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 1/2015 tăng 823 triệu USD so với nửa đầu tháng 1/2014.
--------------------------
Một xã thu hơn 8 tỷ đồng từ việc bán mai trước Tết
Ngày 25/1, ông Trần Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn An (thị xã An Nhơn), cho biết: Đến thời điểm hiện nay, người trồng mai trên địa bàn xã đã thu về khoảng 8 tỷ đồng từ việc bán mai Tết… Hộ có thu nhập cao nhất từ việc bán mai Tết từ 400 - 500 triệu đồng, hộ thấp nhất cũng được 20 - 30 triệu đồng.
 
Theo dự kiến của UBND xã, vụ mai Tết năm nay, người dân trên địa bàn xã sẽ có mức doanh thu khoảng 20 tỷ đồng. Cũng theo ông Dũng, năm nay, nhờ thời tiết khá thuận lợi nên mai phát triển tốt, búp nhiều, hứa hẹn nở đúng dịp Tết.
 
So với năm ngoái, giá mai năm nay không tăng nhiều. Mai trồng 3 năm tuổi được bán với giá từ 300 - 500 ngàn đồng/chậu; mai 4 - 5 năm tuổi được bán với giá 600 - 800 ngàn đồng/chậu.
--------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo