Tin kinh tế sớm 26-01-2015: Cân nhắc mức giảm xăng dầu vì lo buôn lậu? - Nền kinh tế “lảo đảo” của Nga cần thuốc gì?

  • Cập nhật : 26/01/2015

 Cân nhắc mức giảm xăng dầu vì lo buôn lậu?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, tổ công tác điều hành kinh tế vĩ mô đang kiến nghị, cân nhắc giảm giá xăng dầu phù hợp so với các nước khu vực để phòng trường hợp tuồn xăng dầu lậu sang các nước bên cạnh.
 
Chia sẻ sau phiên họp Tổ công tác điều hành kinh tế vĩ mô diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, hiện nay giá xăng Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như: Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan và chỉ cao hơn Singapore và Malaysia là 2 nước có trợ giá về xăng dầu.
 
Trước đó 1 ngày, ngày 21/01/2015, liên Bộ Công Thương-Tài chính có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu từ 16h ngày 21/01.
 
Theo đó, giá xăng RON 92 chính thức giảm 1.897 đồng/lít xuống còn 15.677 đồng/lít. Giá dầu diezen giảm 1.459 đồng/lít, từ 16.638 đồng/lít xuống còn 15.179 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 1.494 đồng/lít từ mức 17.114 đồng/lít xuống chỉ còn 15.620 đồng/lít. Dầu madút giảm xuống mức 11.856 đồng mỗi kg, giảm 1.078 đồng/kg.
 
Ngay sau quyết định điều hành của liên Bộ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Giá xăng RON 92 giảm 1.900 đồng/lít xuống còn 15.670 đồng/lít; dầu disel 0,05S giảm 1.460 đồng/lít xuống còn 15.170 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.500 đồng/lít xuống còn 15.610 đồng/lít; dầu madút 3,5S giảm 1.080 đồng/kg xuống còn 11.850 đồng/kg.
 
“Chính vì vậy, khi giá dầu thô trên thế giới giảm quá sâu thì Việt Nam cũng cần xem xét có giảm tiếp không, vì nếu tiếp tục giảm giá xăng dầu thấp xuống thì sẽ tạo nhiều bất lợi cho kinh tế Việt Nam, việc quản lý xăng dầu sẽ có vấn đề. Tổ công tác điều hành kinh tế vĩ mô đang kiến nghị, cân nhắc giảm giá xăng dầu phù hợp so với các nước khu vực để phòng trường hợp tuồn xăng dầu lậu sang các nước bên cạnh. Chúng ta không nên tự biến mình thành điểm cung cấp xăng dầu giá rẻ cho các nước bên cạnh” - Bộ tưởng Vinh cho biết.
 
Giá xăng hiện nay chỉ còn 15.670 đồng/lít, như vậy, tính từ tháng 7/2014 đến nay giá xăng đã giảm tổng cộng hơn 10.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế giá cước vận tải vẫn giảm rất nhỏ giọt. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, các ngành quản lý về giá phải xem xét cơ cấu giá thành xăng dầu chiếm tỉ trọng bao nhiêu phần trăm trong giá cước vận tải và giá xăng dầu đã giảm rất nhiều thời gian qua thì chắc chắn giá thành vận tải phải giảm.
 
Bộ trưởng Vinh cho biết thêm, “hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính cùng Bộ Giao thông vận tải rà soát lại giá cước của các doanh nghiệp vận tải để tính toán xem trong điều kiện giá xăng dầu Nhà nước đã công bố giảm vậy sẽ phải giảm tương ứng với giá cước vận tải, cố gắng càng sớm càng tốt và giảm trước Tết. Đây là chỉ đạo nhưng phụ thuộc rất nhiều vào các Hiệp hội vận tải cũng như các doanh nghiệp”.
 
Thông tin từ Bộ Công thương cho hay, năm 2014, tại Vịnh Sao Mai, Bến Định, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, lực lượng chức năng thuộc Tổ công tác của Cụm trinh sát số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát hiện tàu “Hòa Bình 06” mang biển số BV-1199 có dấu hiệu nghi vấn.
 
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định, con tàu này thuộc Doanh nghiệp tư nhân Xăng dầu Hòa Bình (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do ông Đỗ Văn Hạnh làm thuyền trưởng. Trên tàu có 3 người không thuộc danh sách thuyền viên, không có giấy tờ chứng chỉ chuyên môn.
 
Đặc biệt, tàu chở khoảng 70.000 lít dầu DO, nhưng không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng và không có giấy phép khi rời cảng cuối cùng.
 
Trước đó, cuối tháng 8/2014, Tổ công tác cơ động thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm miền Nam (Cục Phòng chống tội phạm, Bộ đội Biên phòng) cũng đã phát hiện, bắt giữ 2 tàu vận chuyển trên 500.000 lít xăng A92 và dầu DO không có giấy tờ hợp lệ trên khu vực luồng hàng hải TP.Hồ Chí Minh.
-----------------------
 Kinh tế thế giới 2015: khó khăn nhưng cũng lạc quan
 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đứng trước ngưỡng một năm mới với đầy thách thức.
 
Ðến hẹn lại lên, hơn 2.500 lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia, giới trí thức và các nhà báo có mặt tại Davos (Thụy Sĩ) để tìm cách “cải thiện tình hình thế giới”.
 
Nội dung chính là thảo luận biện pháp tháo gỡ những thách thức và tìm ra những ý tưởng phát triển mới cho nền kinh tế thế giới trước một năm chông gai.
 
Bàn nhiều chủ đề lớn
 
Trong bốn ngày hội nghị có chủ đề “Bối cảnh toàn cầu mới”, hàng loạt vấn đề được thảo luận từ thương mại và đầu tư quốc tế, bình đẳng giới, phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực và nông nghiệp đến chống tham nhũng, biến đổi khí hậu, xung đột địa chính toàn cầu.
 
Những con số ở Davos

1.700 chuyến bay tư nhân. Trong tuần diễn ra diễn đàn, Davos đón khoảng 1.700 chuyến bay cá nhân khiến quân đội Thụy Sĩ phải mở cửa căn cứ không quân để hỗ trợ.

Nhiều khách mời phải đậu ở xa và đi trực thăng đến nơi dự hội nghị.

67% khách đến từ hai châu lục. Đa số người tham gia diễn đàn đến từ bắc Mỹ và châu Âu dù hai khu vực này chỉ chiếm chưa đến 1/5 dân số thế giới. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng hai nơi này chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu.

17% phụ nữ. Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab khẳng định những phụ nữ ưu tú nhất thế giới đã tập trung tại Davos. Tuy nhiên, số nữ giới vẫn còn ít ỏi dù cơ quan tổ chức đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích các đối tác đưa thêm nữ giới đến diễn đàn. Năm ngoái, con số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ 15%.

43 USD giá mỗi chiếc bánh mì kẹp. Theo kênh NBC News, tại trung tâm hội nghị một chiếc bánh mì kẹp xúc xích với hành và mù tạt có giá đến 43,5 USD và nếu muốn ăn salad gà, thực khách phải bỏ thêm 10 USD.
 
Về kinh tế, giới phân tích cho rằng tăng trưởng toàn cầu, được dự báo ở mức 3,8% trong năm 2015, đang đứng trước cơ hội lớn nhờ giá dầu giảm và các ngân hàng trung ương giữ lãi suất thấp.
 
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ toàn cầu không đồng bộ cũng có thể tạo ra sự bất ổn trên thị trường tiền tệ, nhất là đối với các nền kinh tế mới nổi, trong khi dòng vốn hiện đang rất khó có thể kiểm soát.
 
Ðó là chưa kể các vấn đề cũ từ năm ngoái như tình trạng thiếu việc làm, các cuộc khủng hoảng tài chính.
 
Ngoài ra, các rủi ro địa chính trị, an ninh, y tế cũng là những vấn đề thu hút sự chú ý, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây ở mức tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, dịch bệnh Ebola còn đe dọa ở Tây Phi, vấn đề vũ khí hạt nhân và các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Pháp.
 
Tổng thống Pháp François Hollande đã tận dụng diễn đàn để kêu gọi các doanh nghiệp tham chiến chống khủng bố bằng cách ngăn nạn rửa tiền và buôn người.
 
Dù vậy, khá nhiều nhận định lạc quan tại WEF tin rằng kinh tế thế giới đang dần thoát khỏi giai đoạn suy thoái, trong đó nền kinh tế Mỹ dẫn đầu về tốc độ phục hồi. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu đã dịu bớt với nợ của các hộ gia đình đang có chiều hướng giảm.
 
Châu Âu mới đây cũng tung ra kế hoạch bơm hơn 1.100 tỉ euro trong những năm tới để vực dậy nền kinh tế. Một số quốc gia, đặc biệt là Tây Ban Nha, Ireland và Latvia, đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải cách cơ cấu, khôi phục tài chính công và hệ thống ngân hàng. Thâm hụt tài chính của khu vực đồng tiền chung euro cũng có thể sẽ giảm xuống dưới mức 3% vào năm 2015.
 
Tuy nhiên, lãnh đạo kinh tế, tài chính của các nền kinh tế lớn vẫn cảnh báo về các nguy cơ trong năm tới. Giáo sư Mỹ Nouriel Roubini, người đoạt giải Nobel kinh tế, cảnh báo một cuộc khủng hoảng khác sẽ nổ ra trong hai năm nữa.
 
Còn tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế, bà Christine Lagarde không loại trừ khả năng khu vực đồng euro sẽ rơi vào giảm phát, dù chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi phủ nhận nguy cơ này.
 
Nóng chuyện giàu nghèo
 
Một thách thức khác mà cộng đồng quốc tế vẫn còn phải đương đầu là cách biệt giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bất bình đẳng được cho là đe dọa tiến trình chống nghèo đói trên thế giới, ảnh hưởng đến sự đoàn kết dân tộc và mục tiêu dân chủ. Lần đầu tiên, WEF ghi nhận cách biệt đó có thể là nguồn gốc dẫn tới bất ổn xã hội.
 
Phát pháo đầu tiên nã vào vấn đề này là bản báo cáo của Tổ chức Oxfam cho thấy hiện nay 1% dân số trên hành tinh đang nắm một nửa của cải toàn cầu và vẫn cứ tiếp tục giàu hơn. Thông tin được bình luận khá nhiều tại Davos, rằng liệu người giàu có phải đang nhận nhiều hơn những gì họ đóng góp.
 
Larry Elliott trên tờ Guardian thậm chí bình luận hài hước rằng một trong những lý do chính tổ chức WEF tại khu trượt tuyết nghỉ dưỡng Davos là để giới nhà giàu có dịp tụ họp, tìm cơ hội làm ăn và có thể trốn đi chơi khi đã chán nghe bà Lagarde nói về “sự mất cân bằng toàn cầu”.
 
Còn nhà kinh tế Pháp Thomas Piketty cho rằng “những người trong cộng đồng kinh doanh thế giới đến Davos để nói về chuyện làm ăn... Họ nói về những điều sẽ không được thảo luận tại phòng hội nghị”.
 
Tuy nhiên, đài CNN cho biết phần lớn người giàu tin rằng họ đang đóng góp nhiều cho kinh tế thế giới. Giám đốc điều hành Martin Sorrell của Công ty quảng cáo/quan hệ công chúng WPP nói rằng công ty của ông đang giúp đỡ cho những người nghèo thông qua việc đóng thuế. “Hàng tỉ người tại các nền kinh tế đang gia nhập tầng lớp trung lưu - ông khẳng định - Tôi không thấy có lỗi vì đã lập ra một công ty thuê hơn 179.000 người”. 
 
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự những phiên họp quan trọng
 
Chiều 23-1 (theo giờ địa phương), Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại một số phiên thảo luận quan trọng của hội nghị thường niên WEF tại Davos, trong đó có phiên thảo luận “Chương trình nghị sự ASEAN”, phiên họp “Triển vọng địa chính trị toàn cầu 2015”.
 
Phó thủ tướng cũng có những cuộc tiếp xúc bên lề với các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp lớn. Tại cuộc gặp đại diện thương mại Mỹ Michael Froman (ảnh của TTXVN), hai bên đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ đối tác toàn diện VN - Mỹ thời gian qua.
 
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Mỹ tiếp tục dành cho VN những điều kiện linh hoạt cần thiết để có thể sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khẳng định VN đã và đang nỗ lực nhằm bảo đảm TPP là một hiệp định có chất lượng cao và cân bằng.
 
Ðại diện thương mại Mỹ đánh giá cao nỗ lực của VN, nhận định vòng đàm phán vừa qua đã đạt bước tiến tích cực và hi vọng các bên có thể tìm được giải pháp để sớm kết thúc đàm phán TPP.
----------------------------
 Nền kinh tế “lảo đảo” của Nga cần thuốc gì?
Cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay...
 
Hai tuần đầu năm nay, khi nước Nga còn đang trong kỳ nghỉ, lạm phát vọt lên ngưỡng hai con số.
 
Giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, tuột xuống dưới mốc 50 USD/thùng, khiến các chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nga. GDP của nước này được dự báo sẽ giảm 3-5% trong năm nay. Định hạng tín nhiệm của Nga đang đối mặt nguy cơ bị đánh tụt về ngưỡng không khuyến nghị đầu tư, hay còn gọi là ngưỡng “rác” (junk).
 
Tạp chí kinh tế The Economist trong bài bình luận mới đây cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ mất một thời gian dài để hồi phục, và đang rất cần đến những cải cách mạnh mẽ.
 
Tờ báo nhận định, từ sự thiếu vắng của thông tin kinh tế trên truyền thông Nga những ngày này, có thể nói, cuộc khủng hoảng kinh tế đã đến với nước Nga. Cho dù, bức tranh chính thức được vẽ ra hiện nay trên truyền thông Nga được bao phủ bởi cuộc xung đột ở Ukraine (với quan điểm là do Mỹ “đổ dầu vào lửa”), sự suy sụp kinh tế của Ukraine (bị Mỹ phớt lờ), và những thành tựu của Nga trong thể thao, múa ba-lê, và các lĩnh vực khác (khiến nước Mỹ phải ghen tị).
 
Tuy vậy, người dân Nga vẫn đang bận rộn đổi Rúp sang USD, mua bất cứ thứ gì mà giá cả chưa tăng, và lên kế hoạch cho những tình huống xấu có thể xảy ra.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng, việc giá dầu giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng sẽ khiến quốc khố của Nga thiệt hại một khoản 3.000 tỷ Rúp, tương đương 45 tỷ USD, tương đương mức thiệt hại 20%. Ngân sách Nga hiện đang được tính toán dựa trên mức dự báo giá dầu 100 USD/thùng. Bộ trưởng Siluanov mới đây tuyên bố có thể cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách trong năm 2015, và có thể, ông sẽ còn phải tính toán cắt giảm thêm.
Cho dù lương hưu của Nga được nâng thêm 5%, lạm phát hai con số đồng nghĩa với việc thu nhập của người Nga sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010.
 
Điện Kremlin hy vọng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay như đã vượt qua cuộc khủng hoảng 2008-2009 khi GDP của Nga giảm 7,5%. Khi đó, Chính phủ Nga đã kích thích nhu cầu trong nước bằng cách tăng chi tiêu công và giải cứu các công ty ngập trong nợ. Nhưng hiện nay, theo The Economist, đó không còn là một lựa chọn.
 
Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm xuống trong 4 năm qua, và có thể chỉ đủ dùng cho 1 năm rưỡi nữa. Động thái tăng lãi suất lên 17% vào tháng 12 vừa qua nhằm mục đích bảo vệ đồng Rúp, nhưng chưa hiệu quả. Người Nga đã bắt đầu rút tiền gửi tiết kiệm, như bình luận của bà Natalia Orlova, chuyên gia kinh tế trưởng Alfa Bank.
 
Đồng Rúp có lẽ đã mất giá mạnh hơn nếu điện Kremlin không yêu cầu các công ty xuất khẩu của Nga bán ra ngoại tệ, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp lớn không được gom mua ngoại tệ. Tuy vậy, cho dù Ngân hàng Trung ương Nga bơm bao nhiêu thanh khoản cho các nhà băng của nước này, thì số tiền đó vẫn sẽ tìm đường tới thị trường ngoại hối để được đổi sang ngoại tệ, gây áp lực mất giá lớn hơn cho đồng Rúp.
 
Việc bơm thanh khoản, bởi thế, sẽ không kích thích được nhu cầu tiêu dùng nội địa, mà càng làm gia tăng các dòng vốn chạy khỏi Nga. Cách duy nhất để hỗ trợ cho đồng Rúp là hạn chế cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng, nhưng việc này lại gây áp lực lớn cho các ngân hàng.
 
Có tin, ông German Gref, giám đốc ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Nga Sberbank, đã lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng quy mô lớn.
 
Cùng lúc đối mặt với sự tháo chạy của các dòng vốn và giá dầu lao dốc, khả năng tiếp cận thị trường vốn suy giảm do lệnh trừng phạt, và các vấn đề về dân số, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay - theo The Economist. Moscow hy vọng sự mất giá của đồng Rúp sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu (giống như sau cuộc khủng hoảng 1998) và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Nhưng hy vọng này là phi thực tế. Vào năm 1998, Nga còn sản xuất được những mặt hàng cơ bản dựa trên các loại máy móc, thiết bị đã lỗi thời còn sót lại từ thời Liên Xô. Trong khi đó, những thứ mà Nga nhập khẩu ngày nay không thể được thay thế nhanh chóng bằng hàng sản xuất trong nước. Để thay thế được hàng nhập khẩu, Nga cần phải đầu tư, mà vào lúc này, lại không nhà đầu tư nào muốn rủi ro cả.
 
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin và chuyên gia kinh tế Evsey Gurvich lập luận rằng, nền kinh tế Nga không thể khôi phục được bằng các biện pháp tiền tệ hay tài khóa. Ngay cả thể chế yếu kém cũng chỉ là một vấn đề phụ.
 
Trọng tâm của “cơn đau” kinh tế Nga hiện nay là sự suy yếu của các lực lượng thị trường và cạnh tranh bị hạn chế, khiến kinh tế Nga không còn là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
 
Sự mở rộng của khu vực quốc doanh đồng nghĩa với việc nền kinh tế này nằm dưới sự thống lĩnh của các doanh nghiệp quốc doanh hoặc nửa quốc doanh với doanh thu, lợi nhuận không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động, mà phụ thuộc vào các mối quan hệ chính trị.
 
Tình trạng thiên vị, tham nhũng và thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã đẩy những công ty hoạt động hiệu quả nhất ra khỏi thị trường, củng cố vị trí cho các doanh nghiệp quốc doanh “ăn bám” và được quản lý tồi.
 
Việc giá dầu giảm chỉ làm lộ ra những lỗ hổng trên trong nền kinh tế Nga, thay vì gây ra chúng.
 
Theo The Economist, cách duy nhất để nền kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng hiện nay là tái cơ cấu, nhằm khôi phục lại vai trò của thị trường. Và trong lúc Putin đang cân nhắc các lựa chọn, thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục trượt dốc.
----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo