Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu các Cục Thuế tăng cường quản lý chặt chẽ việc in, phát hành sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh chuyên thu gom hàng hóa nhập khẩu của cư dân biên giới, để ngăn chặn, phát hiện xử lý kịp thời các cơ sở, cá nhân sử dụng, mua bán bất hợp pháp hóa đơn, hợp thức hóa việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa nhập lậu trốn thuế.
Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng, đặc biệt chú trọng đối với các cơ sở xuất khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng công nghệ phẩm... qua biên giới đất liền.
Bộ Công thương cho biết, sức mua trên thị trường bia, rượu, nước giải khát sôi động đã khiến giá mặt hàng này tăng khoảng 5 - 6%. Trong khi tiêu thụ bia, nước giải khát mạnh hơn so với cùng kỳ thì tiêu thụ rượu “đuối” hơn do lo ngại chất lượng rượu.
Theo báo cáo của Bộ Công thường được công bố tại phiên họp báo thường kỳ diễn ra chiều này (2/2/2015), trong tháng 1, ngành Bia, rượu, nước giải khát đã sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Cụ thể, việc chuẩn bị hàng tới các nhà phân phối, bán lẻ đã được hoàn tất từ sớm. Bộ Công thương đánh giá, những ngày sát Tết, thời tiết ấm lên nên tiêu thụ bia, nước giải khát mạnh hơn so với cùng kỳ. Trong khi đó, với sản phẩm rượu, mặc dù nguồn cung dồi dào nhưng do tâm lý người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân nên tiêu thụ giảm so với cùng kỳ.
Do sức mua trên thị trường bia, rượu, nước giải khát sôi động khiến giá mặt hàng này cũng tăng khoảng 5 - 6%.
Bộ Công thương cho biết, lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay rất đa dạng, phong phú nên người dân có nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng sản phẩm đồ uống. Sản lượng sản xuất bia các loại tháng 1 ước đạt 261,4 triệu lít, tăng 4,4% so với cùng kỳ (trong đó: bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 37 triệu lít, đạt 91,7% so với cùng kỳ; bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt trên 122,9 triệu lít, đạt 96,2% so với cùng kỳ năm 2014).
Cùng với sản phẩm bia, rượu cũng là mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu tăng trong dịp lễ Tết. Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội dự báo mức tiêu thụ của thị trường và chuẩn bị khoảng 2,8 triệu lít để phục vụ nhu cầu dịp Tết nguyên đán, chủ yếu là các loại rượu vodka và rượu đóng chai pet với giá bình dân nhằm phục vụ đại đa số người dân lao động.
Các sản phẩm rượu hiện đang được bày bán ở nhiều kênh để phục vụ người tiêu dùng như tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ ở các khu vực, kênh siêu thị và các nhà phân phối, đại lý. Các nhà phân phối đều được hưởng chế độ khuyến mại và chiết khấu thương mại cao, nhằm thúc đẩy tối đa việc tiêu thụ sản phẩm.
Về mặt hàng nước giải khát, sản lượng phục vụ thị trường Tết ước đạt trên 500 triệu lít với đủ các chủng loại đa dạng như: nước ngọt có gas, nước ngọt không có gas, nước trái cây, nước uống tăng lực, nước tinh lọc và nước khoáng… Giá cả các mặt hàng bia - rượu - nước giải khát xuất xưởng từ các nhà máy hiện vẫn ổn định.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công thương, cùng với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thuốc lá cũng là mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết. Để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường cũng như có mức tồn kho hợp lý để giảm các chi phí, dự kiến sản lượng thuốc lá tháng 1/2015 đạt 446,6 triệu bao, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Công tác chống thuốc lá lậu được triển khai mạnh mẽ. Trong tháng, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 138 vụ, xử lý 116 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 481.659.000 đồng; thu giữ 32.936 bao, 1 xe máy.
----------------------
19% công ty chứng khoán thua lỗ năm 2014
Con số này đã giảm khá nhiều so với mức 34% công ty chứng khoán (CTCK) thua lỗ của năm 2013. UBCKNN đã thực hiện tái cấu trúc được 24 CTCK, số lượng CTCK còn lại hoạt động bình thường là 81 công ty, giảm được khoảng 23% tổng số CTCK.
Thông tin tại Hội nghị triển khai phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 diễn ra sáng nay (2/2/2015), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng cho biết, trong năm vừa qua, sau quá trình tái cấu trúc, thị trường hiện có 83 công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động (bao gồm cả công ty thuộc diện kiểm soát).
So với năm 2013, quy mô, các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh đều được cải thiện. Theo đó, tổng vốn chủ sở hữu tăng 12%, tổng tài sản tăng 10% so với năm 2013. Tổng doanh thu đạt khoảng 10.500 tỷ đồng, tăng 33,6%, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 8,1% tăng 19%, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) đạt gần 5%, tăng 21% so với năm 2013.
Cũng theo ông Bằng, trong năm 2014, số lượng công ty thua lỗ chỉ còn 19%, giảm khá nhiều so với mức 34% của năm 2013, tổng lợi nhuận đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2013.
Ông Bằng cho rằng, các mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán trong năm qua đã đạt được, từng bước thu hẹp số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động qua việc tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro; củng cố hoạt động; cơ cấu lại tổ chức, nhân sự.
Cụ thể, về khối các CTCK, tính đến nay, UBCKNN đã thực hiện tái cấu trúc được 24 CTCK, số lượng CTCK còn lại hoạt động bình thường là 81 công ty, giảm được khoảng 23% tổng số CTCK.
Trong đó, tạm ngừng hoạt động 1 CTCK, chấm dứt hoạt động kinh doanh 3 CTCK để thực hiện thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; đình chỉ hoạt động 2 CTCK và chấp thuận giải thể 3 CTCK. Bên cạnh đó, Ủy ban đã thu hồi giấy phép của 4 CTCK do hợp nhất, cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 2 CTCK đang trong quá trình thực hiện sáp nhập. Ủy ban cũng đạt 8 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt và 2 CTCK vào diện kiểm soát.
Các giải pháp tự tái cấu trúc cũng được khuyến khích. Kết quả thống kê cho thấy, đã có 4 CTCK đã thực hiện hợp nhất, 8 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 2 CTCK đã rút nghiệp vụ tự doanh, 4 CTCK rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 1 CTCK rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Nhiều công ty đã cắt giảm về nhân sự, thu hẹp mạng lưới. So với năm 2011, các CTCK đã đóng cửa 28 chi nhánh và 41 phòng giao dịch.
Tại khối các công ty quản lý quỹ (QLQ), trong năm vừa qua, thị trường có 43 công ty QLQ hoạt động bình thường với tổng tài sản quản lý là 105.800 tỷ đồng , tăng khoảng 18% so với năm 2013, trong đó 6.300 tỷ đồng là tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán (NAV) và 99.500 tỷ đồng là tài sản ủy thác của khách hàng.
Ông Bằng cũng cho biết, hoạt động kinh doanh của các công ty QLQ năm vừa qua chưa cải thiện. Theo số liệu ước tính năm 2014, tổng doanh thu khối này đạt 711 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2013, tổng lợi nhuận đạt khoảng 140 tỷ đồng, giảm 3,4% so với năm 2013. Các chỉ tiêu sinh lời cũng giảm nhẹ so với giảm nhẹ: ROA đạt 4,1% so với mức 4,16 của năm 2013, ROE đạt 4,47% so với mức 4,85% của năm trước.
Trên thị trường, từ con số 49 công ty có giấy phép hoạt động, sau quá trình tái cấu trúc, đến nay, UBCKNN đã xử lý được 6 công ty QLQ: giải thể và thu hồi giấy phép 1 công ty, chấp dứt hoạt động 1 công ty, tạm ngừng hoạt động 4 công ty và hiện chỉ còn lại 43 công ty.
Theo đánh giá của ông Vũ Bằng, các công ty QLQ hoạt động kém hiệu quả, cổ đông là các cá nhân đang dần được thay thế bởi các công ty QLQ trực thuộc các tập đoàn tài chính lớn, có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực cao trong công tác quản trị công ty.