Tin kinh tế trưa 28-11-2014: Hướng phát triển nào cho ngành logistic Việt Nam? - Phải lập lại trật tự xuất khẩu gạo

  • Cập nhật : 28/11/2014

 Hướng phát triển nào cho ngành logistic Việt Nam?

Chi phí cho hoạt động logistic ở Việt Nam còn rất hạn chế do cơ sở hạ tầng và việc kết nối vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Điều đó khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang phải chịu chi phí cao, giảm sức cạnh tranh.
 
Logistic Việt Nam đang có nhiều điểm yếu
 
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Logistic thúc đẩy thương mại và hội nhập và chuỗi giá trị toàn cầu do Bộ Công thương, Bộ GTVT, báo Kinh tế Việt Nam và ngân hàng thế giới tổ chức tại TP HCM ngày hôm nay 27.11.
 
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng những năm qua Việt Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra được sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp
 
Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistic, các nước phát triển chi phí cho dịch vụ logistic từ 10- 15% GDP trong khi đó Việt Nam chiếm tới 25% GDP. Con số đó chứng tỏ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải gánh chịu nhiều loại phí, trong đó logistic cao khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm sút trên thị trường quốc tế.
 
Ông Phạm Minh Đức – chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng thế giới tại Việt Nam chỉ ra những điểm yếu logistic của Việt Nam, đó là đầu tư hạ tầng giao thông vẫn dựa vào nguồn tài chính công dẫn đến không đáp ứng nhu cầu, thiếu hiệu quả, không bền vững, chưa tiếp cận chiến lược, mục tiêu quốc gia. 
 
Bên cạnh đó, thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu còn dài, quy trình nghiệp vụ quản lý biên giới còn phức tạp chưa được tin học hóa đầy đủ, mặc dù đã áp dụng cơ chế một cửa nhưng chưa vận hành đầy đủ, đồng bộ…
 
Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cũng nhấn mạnh hệ thống cảng biển hiện nay chưa hợp lý, có nhiều cảng đang quá tải, trong khi một số cảng lại chưa khai thác hết tiềm năng. 
 
Ông lấy luôn doanh nghiệp của mình làm ví dụ, hiện nay nhà máy của doanh nghiệp đặt ngay ở khu công nghiệp Phú Mỹ vì nghĩ có cụm cảng quốc tế Thị Vải, Tân cảng Cái Mép sẽ giảm chi phí vận tải. Tuy nhiên theo ông Tân cảng Cái Mép lại có rất ít các hãng tàu chuyên chở container tuyến quốc tế. Không còn cách nào khác doanh nghiệp phải vận chuyển hàng hóa với tổng quãng đường dài gần 160 km, 2 chiều đi và về từ khu công nghiệp Phú Mỹ đến cụm cảng TP HCM. Điều này làm chi phí vận chuyển của DN tăng lên gần ba lần.
 
Tăng kết nối vùng tại Việt Nam và trên thế giới
 
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam, tốc độ phát triển thị trường dịch vụ logistic trung bình tăng 16-20%/năm. Các doanh nghiệp đã mở rộng dịch vụ và quy mô để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 
 
Tuy nhiên dịch vụ hiện nay vẫn hạn chế, giá thành cao. Trong thời gian tới sẽ tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp logistic và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy thương mại và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, cần phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia một cách đồng bộ, hợp lý tạo nên mạng lưới liên hoàn, tăng cạnh tranh về năng lực, hệ thống đường xá, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó cần kết nối được hiệu quả giao thông giữa các vùng, tuyến vận chuyển Bắc – Nam và kết nối với các nước trong khu vực ASEAN.
-------------------------
Gần 8000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11.2014
Trong tháng 11.2014, cả nước có 7.767 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 38,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% về số doanh nghiệp và tăng 20,8% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tháng 11.2014, cả nước có 7.767 doanh nghiệp thành lập mới
 
Tính chung 11 tháng năm 2014, cả nước có 67.790 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 391,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,5% về số doanh nghiệp và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng là 992 nghìn người, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2013.
 
Như vậy, mặc dù nền kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2014 đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh.
-------------------------
Khởi tố giám đốc làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng
Ngày 26.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Văn Chính (ngụ tại P.6, Q.3, TP.HCM), là Giám đốc Công ty TNHH phát triển nhiên liệu Á Châu (Công ty Á Châu) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Thông tin ban đầu cho biết, cuối năm 2009, Công ty Á Châu do Chính làm giám đốc đã ký một số hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi (Agribank Mạc Thị Bưởi) vay khoản tiền 90 tỉ đồng nhằm mục đích thực hiện dự án về bất động sản tại P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM.
 
Tuy nhiên qua xác minh cho thấy, để được giải ngân ông Chính đã cung cấp hồ sơ sai sự thật như khai khống tài sản thế chấp, dự án chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Sau khi được giải ngân, Chính đã sử dụng tiền vào đầu tư bất động sản đến nay không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng khoản tiền gần 70 tỉ đồng.
 
Liên quan đến vụ án này, trước đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Phí Thị Ong và Đỗ Thị Yên, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Agribank Mạc Thị Bưởi về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
 
Bị can Ong bị bắt tạm giam, bị can Yên bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Hai bị can này được xác định thực hiện không đúng quy định của ngân hàng trong việc thẩm định, phê duyệt cho doanh nghiệp vay vốn dẫn đến thất thoát tài sản lớn.
-------------------------
Phải lập lại trật tự xuất khẩu gạo
Đó là một trong những khuyến nghị của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tại hội thảo “Tái cấu trúc ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phục vụ xây dựng nông thôn mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm 26-11. Với tư cách là bên hỗ trợ kỹ thuật, IRRI còn cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện bộ máy các cơ quan thương mại nhà nước về điều hành xuất khẩu gạo.
 
VFA, Vinafood quá nhiều quyền lực
 
Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân cũng mong muốn tham gia tích cực hơn vào thị trường sản xuất, xuất khẩu lúa gạo nhưng dường như họ đang vấp phải rất nhiều lực cản. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng hiện nay, Chính phủ đang giao quá nhiều quyền hạn cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).
 
Nhà nông học Võ Tòng Xuân nhấn mạnh điều này cần phải được thay đổi càng sớm càng tốt. “Việc để các đơn vị này quá nhiều quyền như hiện nay sẽ triệt tiêu những sáng kiến, sáng tạo của các DN tư nhân, vô tình đẩy các DN tư nhân ra ngoài vòng, biến kinh doanh lúa gạo thành lĩnh vực độc quyền thực sự” - ông Xuân nói.
 
Chuyên gia Võ Tòng Xuân phân tích thêm: VFA chỉ là tổ chức hiệp hội, tuy nhiên VFA lại có lợi thế rất lớn về mặt kinh tế nên họ tham gia sâu cả vào việc hình thành các chính sách quan trọng của nhà nước. Khi vừa là đối tượng xây dựng chính sách vừa thụ hưởng thì đương nhiên họ sẽ chiếm phần lợi về cho mình. Còn Vinafood 1 và Vinafood 2, lẽ ra phải là những đầu mối tìm kiếm ra thị trường xuất khẩu rồi phân phối về cho các địa bàn trên cả nước chứ không chỉ chủ động giành hết phần xuất khẩu như hiện tại.
 
TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trưởng nhóm nghiên cứu lúa gạo của Liên minh Nông nghiệp - cho biết nhóm nghiên cứu của ông đề xuất phải nới lỏng điều kiện trở thành DN xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Các điều kiện được quy định trong nghị định này không giúp gạo Việt Nam có chất lượng tốt hơn hoặc có giá cao hơn mà chỉ khiến cho các DN xuất khẩu gạo có thêm quyền lực thị trường để áp đặt các điều kiện bất lợi cho các chủ thể khác và nông dân. Những quy định về điều kiện xuất khẩu gạo hiện nay theo Nghị đinh 109 vô hình trung ngăn cản một bộ phận DN tham gia vào thị trường, triệt tiêu tính đa dạng của gạo xuất khẩu Việt Nam.
 
Cũng theo TS Nguyễn Đức Thành, với các loại gạo đặc sản, nên được tạo điều kiện để xuất khẩu theo những điều kiện ưu tiên riêng, trong đó DN xuất khẩu không nhất thiết phải đáp ứng đủ các quy định hiện hành trong Nghị định 109.
 
Vì lợi ích chung hay chỉ vì lợi ích nhóm?
 
Cũng bàn về vấn đề quyền lực của VFA và Vinafood trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, tại hội thảo “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở Việt Nam” do Liên minh Nông nghiệp tổ chức mới đây, TS Nguyễn Đức Thành cho biết các chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đang đem lại lợi nhuận cho các DN thu mua và xuất khẩu nhiều hơn thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân.
 
TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm, cho rằng các DN nhà nước hiện đang hưởng ưu đãi nhiều nhất nhưng hiệu quả kém. Do đó, cần giảm vai trò của DN nhà nước, thay vào đó là khuyến khích và thúc đẩy tăng vai trò của DN tư nhân.
 
Nghiên cứu của nhóm Liên minh Nông nghiệp cũng khuyến cáo với cấu trúc đặc thù của thị trường lúa gạo Việt Nam, cần phải làm rõ chính sách lúa gạo hiện nay có đang bị thao túng bởi số ít các DN xuất khẩu hay không. “Các tổ chức như Vinafood, VFA có thực sự đại diện cho lợi ích của ngành lúa gạo Việt Nam hay chưa?” - nhóm nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp đặt vấn đề.
 
Theo TS Nguyễn Đức Thành, cần phân biệt giữa lúa gạo thương mại và lúa gạo dự trữ. Vì vậy, phải định hướng lại hoạt động của Vinafood theo hướng thiên về thực thi chính sách, chẳng hạn chỉ thực hiện điều phối và giám sát mua gạo dự trữ; giảm dần vai trò thương mại trên thị trường, nhường chỗ cho các DN thuộc các thành phần khác. 
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo