Tin Quốc hội họp trưa 28-11-2014: Không thống nhất bộ nào quản lý dạy nghề - Phát triển kinh tế biển cần đi đôi với đảm bảo an ninh, quốc phòng

  • Cập nhật : 28/11/2014

 Không thống nhất bộ nào quản lý dạy nghề

Chiều 27/11, Quốc hội (QH) đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải thống nhất một cơ quan đầu mối thay mặt Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp.
 
Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm này cho cơ quan cụ thể nào của Chính phủ thì ý kiến đại biểu còn khác nhau và đề nghị có sự nghiên cứu, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng trước khi quyết định. Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi phiếu xin ý kiến đại biểu QH về vấn đề này. 
 
Trong tổng số 336 phiếu thu về, có 114/336 phiếu (chiếm tỉ lệ 34%) nhất trí giao cho Bộ LĐ,TB&XH làm đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; 99/336 phiếu (chiếm tỷ lệ 29,4%) đề nghị giao cho Bộ GD&ĐT....
 
Ý kiến đại biểu về vấn đề này còn chưa tập trung, không phương án nào được trên 50% đại biểu QH nhất trí. Do vậy, QH đã giữ nguyên quy định về vấn đề này như trong Luật Dạy nghề hiện hành là: giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân công cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này cho phù hợp với yêu cầu điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ.
 
Hiện nay giáo dục nghề nghiệp đang bị phân tách thành hai bộ phận do hai Bộ thực hiện quản lý nhà nước, trong đó Bộ LĐ,TB&XH quản lý hệ thống dạy nghề gồm ba trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp và cao đẳng nghề, Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng. 
 
Điều này dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo, chia cắt trong quản lý; dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực; gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo; trùng lặp về ngành nghề đào tạo; khác biệt trong xây dựng chương trình đào tạo dẫn tới khó khăn trong liên thông. 
 
Dự thảo luật quy định Bộ LĐ,TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tuy nhiên không được quá bán đại biểu QH tán thành.
-------------------------
Phát triển kinh tế biển cần đi đôi với đảm bảo an ninh, quốc phòng
Chiều 27.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bên cạnh các ý kiến băn khoăn sự chồng chéo trong quản lý tài nguyên, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là làm sao để có thể vừa phát triển kinh tế biển đi đôi với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
 
Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) cho rằng vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên biển khác với sử dụng tài nguyên trên đất liền, cần có sự tham gia đặc biệt của Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng bởi đây là một trong những nội dung trọng yếu cần chú trọng. 
 
Đồng quan điểm với đại biểu Nhiên, đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) đề nghị cần bổ sung các nguyên tắc, căn cứ mang tính an ninh quốc phòng để sử dụng khai thác vùng bờ. Việc đảm bảo an ninh, quốc phòng phải đưa vào nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường và chiến lược phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển đảo.
 
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho rằng về khai thác tài nguyên nêu chưa đầy đủ, mới chỉ nêu tài nguyên vùng bờ và vùng hải đảo trong khi chưa nêu tài nguyên vùng biển - đây là nơi dồi dào tài nguyên và cũng ảnh hưởng nhiều tới vấn đề an ninh quốc phòng. 
 
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn kiến nghị: “Cần phải có chương riêng về tài nguyên biển. Trong khi tài nguyên vùng bờ tương đối chi tiết trong khi tài nguyên hải đảo nêu lại chung chung, chưa rõ. Chiến lược khai thác hải đảo thiếu nội dung về an ninh, quốc phòng, cần bổ sung các căn cứ khi lập chiến lược khai thác tài nguyên vùng hải đảo. 
 
Riêng đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đề đến nội dung cần quan tâm làm rõ quy định bảo vệ môi trường, tài nguyên đảo. Trong dự án luật nói về tài nguyên môi trường, biển đảo song phần về đảo chưa rõ. Trong luật quy định về đảo, quần đảo, hải đảo chưa rõ, chưa thuyết phục và chưa tương xứng thực trạng về các đảo thuộc chủ quyền của chúng ta. 
 
Liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đặt câu hỏi “Tại sao đường bờ biển dài như vậy mà chúng ta mới chỉ khai thác được một phần giá trị? Một trong những nguyên nhân đó là thời gian qua chúng ta đã phân tán quản lý, sự phối hợp giữa các ngành chưa thật tốt. Ngành nào cũng chỉ biết tận dụng khai thác biển và hải đảo gây chồng chéo, lãng phí từ nghiên cứu đến khai thác”. 
 
Đại biểu Bùi Thị An(Hà Nội) cũng đề xuất thêm việc Chính phủ nên giao Bộ Tài nguyên Môi trường cần xây dựng một chương trình quốc gia để điều tra, nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, còn các bộ, ngành khác tham gia cùng lĩnh vực chuyên môn.
“Để tới đây chúng ta xây dựng một ngân hàng dữ liệu về tài nguyên môi trường biển hải đảo. Đây là tài sản quốc gia và sau đó ngành nào cần số liệu nào thì lấy ra từ ngân hàng này. Ví dụ ngành dầu khí cần số liệu về địa chất biển, ngành khai thác hải sản cần dữ liệu về nước biển, độ sâu… Ngân hàng dữ liệu này sẽ bổ sung thường xuyên làm dữ liệu cho nhiều ngành nghiên cứu để khai thác hết tiềm năng của biển, hải đảo, phát triển kinh tế biển Việt Nam” - đại biểu An hiến kế. 
Cũng theo bà An, Chính phủ phải thống nhất quản lý, cụ thể nên giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý biển và hải đảo, tuỳ thuộc vào đặc thù của từng địa phương để có cách quản lý riêng mới hiệu quả, ví dụ có những vùng chủ yếu là du lịch, có vùng chủ yếu là đánh bắt hải sản.
-------------------------
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Luật ATVSLĐ phải đồng bộ với Bộ luật Lao động
Chiều 26.11, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội ở hội trường về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), ĐBQH Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - nhấn mạnh: Thời gian vừa qua, có tình trạng khi xảy ra TNLĐ ở cơ sở thì người sử dụng lao động tìm cách giấu giếm, giải quyết ổn thoả TNLĐ đó, không báo cáo cơ quan chức năng. Do đó, đề nghị cho CĐCS tham gia vào đoàn điều tra tai nạn và điều quan trọng, quy định của Luật ATVSLĐ phải đồng bộ với Bộ luật Lao động.
 
Cần đề cao vai trò tổ chức công đoàn
 
ĐBQH Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam) đề nghị luật này phải đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội, Luật LĐ và đặc biệt là các công ước của ILO mà VN đã phê chuẩn. Thời gian vừa qua, có tình trạng khi xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) ở cơ sở thì người sử dụng lao động tìm cách giấu giếm, giải quyết ổn thoả TNLĐ đó, không báo cáo cơ quan chức năng. Do đó, đề nghị cho CĐCS tham gia vào đoàn điều tra tai nạn ở cơ sở đó. 
 
Khi ở cơ sở xảy ra tai nạn chết người thì trách nhiệm của CĐCS là thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước biết, để thực hiện trách nhiệm điều tra. "Về Điều 84, không hiểu sao ban soạn thảo lại đưa câu các tổ chức đại diện tập thể lao động, mà chúng ta nên đưa thẳng vào đây là công đoàn chứ không nên đưa các tổ chức đại diện" - ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh.
 
Về Điều 90, khoản 4 có ghi "công đoàn tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ", ông Đặng Ngọc Tùng đề nghị nên sửa thành "công đoàn nghiên cứu, đào tạo, sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ vào an toàn lao động, bảo hộ lao động" bởi trên thực tế, trong suốt 40 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam làm rất tốt chuyện nghiên cứu về an toàn lao động, bảo hộ lao động; đặc biệt, chỉ có hai trường của hệ thống CĐ là ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Công đoàn có khoa đào tạo an toàn lao động, hằng năm đưa ra một số kỹ sư bảo hộ lao động rất tốt, các sinh viên khoa này chưa tốt nghiệp, các doanh nghiệp đã mời vào làm việc… 
 
 Đồng quan điểm, ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, Tổng LĐLĐ Việt Nam làm rất tốt công việc bảo vệ an toàn lao động, vì vậy, trong khoản 3 Điều 90 nên bỏ chữ "tham gia", thay bằng cụm từ "chủ động" sẽ thích hợp hơn, bởi vì vai trò của tổ chức công đoàn đã thực hiện việc này trong thời gian dài, kết quả rất tốt.
 
Điều 31 liên quan điều tra TNLĐ, ĐBQH Đặng Ngọc Tùng nói: Trong luật nên cho phép khi xảy ra TNLĐ chết người thì CĐCS tham gia vào đoàn điều tra, vì chính cơ sở hiểu rõ nhất các tai nạn. "Riêng Điều 36 về các trường hợp đặc biệt được hưởng chế độ bảo hiểm với người lao động (NLĐ) bị TNLĐ, tôi rất lo lắng, đề nghị bổ sung trường hợp NLĐ được cử đi công tác và bị TNLĐ trên đường đi công tác cũng được hưởng chế độ. 
 
Ngoài ra, người lao động làm việc ngoài giờ, ví dụ làm đêm, khi trên đường từ cơ quan về nhà xảy ra TNLĐ thì thường không có công an lập biên bản. Mà không có biên bản của công an thì không được hưởng bảo hiểm, điều này rất bất cập, bởi nếu như trước đây tổ chức công đoàn nắm bảo hiểm xã hội thì có thể chi ngay cho những trường hợp tai nạn này" - ông Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.
 
Người lao động có thể khởi kiện DN để xảy ra mất ATLĐ
 
ĐBQH Trần Thanh Hải (TPHCM) lại cho rằng, bệnh nghề nghiệp đeo đẳng NLĐ đến suốt cuộc đời, là gánh nặng đối với NLĐ và gia đình của họ. Tuy nhiên, dự án luật chưa nêu đúng mức vấn đề này, vì vậy, cần nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tổ chức nghiên cứu và công bố bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, danh mục bệnh nghề nghiệp mới chỉ có 29 bệnh, trong đó các nước khác thì danh mục này nhiều hơn, đồng thời, nước ta thì chưa đầu tư đúng mức cho nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động. Cho nên cần khôi phục lại chính sách, chương trình nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động nay không còn áp dụng nữa.
 
"Một giới hạn nữa là luật chưa quy định rõ trách nhiệm của DN trong việc khám bệnh định kỳ bệnh nghề nghiệp. Báo cáo tổng kết 20 năm thi hành pháp luật an toàn vệ sinh lao động đã chỉ rõ, chỉ có DN nhà nước và DN đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lâu dài mới quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ. Luật vẫn quy định nhập nhằng giữa việc khám bệnh định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ. Vì vậy, dự án luật cần quy định rõ quy trình, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động" - ông Trần Thanh Hải chỉ rõ.
 
Ông Hải cũng đề nghị tập trung thành lập trung tâm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, nếu chậm đầu tư những trung tâm như giám định việc này là có tội với người lao động; đồng thời, dự án luật cần quy định NLĐ có quyền chủ động giám định bệnh nghề nghiệp.
 
* Chiều cùng ngày,Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế với đa số đại biểu tán thành thông qua.
-------------------------
Cần sớm đưa Luật An toàn vệ sinh lao động vào thực tiễn
Trong buổi thảo luận về dự án Luật an toàn vệ sinh lao động ATVSLĐ) tại Quốc hội chiều 26.11, bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc sớm đưa Luật ATVSLĐ vào trong thực tiễn, một số đại biểu cũng đã chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần phải sửa đổi ở trong luật.
 
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam) đề nghị luật này phải đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Lao động và đặc biệt là các công ước của ILO mà Việt Nam phê chuẩn. Theo đó, tại điều 74 về tổ chức Công đoàn cơ sở, trong thời gian vừa qua, thực tế tai nạn lao động ở cơ sở thì người sử dụng lao động tìm cách giấu diếm, giải quyết ổn thoả tai nạn lao động đó, không tố cáo cơ quan chức năng. Do đó, trong trách nhiệm, đề nghị cho CĐCS tham gia vào đoàn điều tra tai nạn ở cơ sở đó. Khi ở cơ sở xảy ra tai nạn chết người thì trách nhiệm CĐCS thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước biết biết để thực hiện điều tra. 
 
Đối với điều 90, khoản 4 có ghi "công đoàn tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ", đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị nên sửa thành "công đoàn nghiên cứu, đào tạo, sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ vào an toàn lao động, bảo hộ lao động". Bởi trên thực tế, trong suốt 40 năm qua, tổ chức công đoàn Việt Nam làm rất tốt nghiên cứu về an toàn lao động, bảo hộ lao động. Đặc biệt, hai trường của hệ thống CĐ là ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Công Đoàn là trường duy nhất đào tạo khoa an toàn lao động… 
 
Đồng quan điểm với đại biểu Đặng Ngọc Tùng, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam làm rất tốt công việc bảo vệ an toàn lao động, vì vậy, trong khoản 3 điều 90 nên bỏ chữ "tham gia", thay bằng cụm từ "chủ động" sẽ thích hợp hơn.
 
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng góp ý: Tại điều 31 liên quan điều tra tai nạn lao động, trong luật nên quy định khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì cho phép CĐCS tham gia vào đoàn điều tra vì chính cơ sở hiểu rõ nhất các tai nạn. "Về điều 84, không hiểu sao ban soạn thảo lại đưa câu "các tổ chức đại diện tập thể lao động". Chúng ta nên nên đưa thẳng vào đây là "công đoàn" chứ không nên đưa "các tổ chức đại diện" - ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh.
 
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM) lại cho rằng bệnh nghề nghiệp đeo đẳng người lao động đến suốt cuộc đời, là gánh nặng đối với người lao động và gia đình của họ. Tuy nhiên, dự án luật chưa nêu đúng mức vấn đề này, vì vậy, cần nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tổ chức nghiên cứu và công bố bệnh nghề nghiệp. Hiện nay danh mục bệnh nghề nghiệp mới chỉ có 29 bệnh, trong khi ở các nước khác thì danh mục này nhiều hơn. Cũng theo ông Hải, nước ta chưa đầu tư nghiên cứu đúng mức cho nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động, vì vậy cần khôi phục lại chính sách, chương trình nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động nay không còn áp dụng nữa.
 
Ông Hải cũng đề nghị tập trung thành lập trung tâm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp. Theo ông, nếu chậm đầu tư những trung tâm như giám định việc này là có tội với người lao động; đồng thời, dự án luật cần quy định người lao động có quyền chủ động giám định bệnh nghề nghiệp. 
 
Đồng quan điểm với đại biểu Hải, đại biểu Lê Trọng Sang (TP.HCM) cho rằng NLĐ có quyền khởi kiện doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng, giao kết trong hợp đồng về việc đảm bảo an toàn lao động. Việc này đảm bảo công bằng cho NLĐ.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo