Tin pháp luật chiều 21-01-2015: Lật tẩy công nghệ in tiền giả - Thanh tra Chính phủ phát hiện "chi chít" vi phạm trong quản lý đầu tư

  • Cập nhật : 21/01/2015

 Lật tẩy công nghệ in tiền giả

Sau khi tải mẫu tiền mệnh giá 5.000 đồng, Phương sử dụng máy in phun màu điện tử, dùng giấy trắng in ra tiền giả rồi mang đến cửa hàng bán điện thoại để mua card.
 
Sáng 21/1, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Bến Cát cho biết đã khởi tố Nguyễn Minh Phương (SN 1986, ngụ huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) về hành vi lưu hành tiền giả. Tang vật thu giữ gồm 600 tờ tiền giả mệnh giá 5.000 đồng.
 
Bước đầu, Nguyễn Minh Phương khai nhận, vào giữa tháng 10/2014, Phương tải trên mạng hình tiền mẫu loại 5.000 đồng. Sau đó, đối tượng sử dụng máy in phun màu điện tử, dùng giấy trắng in tiền giả rồi mang những tờ tiền này đi dọc tuyến quốc lộ 13, từ thị xã Thuận An đến thị xã Bến Cát tìm kiếm các cửa hàng bán bán điện thoại để mua card. 
 
Khi Phương sử dụng 10 tờ tiền giả mua card điện thoại tại một cửa hàng điện thoại tại phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát thì bị người dân phát hiện, bắt giữ giao cơ quan công an.
 
Với thủ đoạn này, Phương đã 3 lần thực hiện trót lọt hành vi trên.
------------------------
 Dê của hộ nghèo “vào nhầm” nhà Bí thư Huyện ủy
Để giúp người nghèo huyện Thạch Thành phát triển chăn nuôi, thoát nghèo, UBND thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã cấp cho Thạch Thành 24 con dê. Tuy nhiên, một nửa số dê này lại bị “cấp nhầm” cho Bí thư Huyện ủy.
 
Theo chương trình kết nghĩa giữa ông Tạ Ngọc Phước - Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn và ông Đỗ Minh Qúy - Bí thư Huyện ủy Thạch Thành vào tháng 3/2014, thị xã Bỉm Sơn hỗ trợ Thạch Thành 7 nội dung chương trình; trong đó có nội dung hỗ trợ giống vật nuôi để xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi dưới tán rừng.
 
Theo đó, trong năm 2014, thị xã Bỉm Sơn thực hiện trao 2 đợt dê giống cho các hộ nghèo huyện Thạch Thành với tổng số 60 con, trị giá 250 triệu đồng. Xã Thành Yên, huyện Thạch Thành được chọn làm nơi cấp phát dê đợt 1 và các đối tượng được thụ hưởng là hộ nghèo. Tuy nhiên, ngay trong đợt cấp phát đầu tiên, nửa số dê đã không tới được tay người nghèo.
 
Cụ thể, đợt thứ nhất Bỉm Sơn trao 24 con dê vào ngày 3/6/2014 cho 6 hộ nghèo ở xã Thành Yên. Tuy nhiên, chỉ có 12 con dê được cấp đúng đối tượng là hộ nghèo gồm 3 hộ: ông Đinh Văn Liên (thôn Thành Tân); Đinh Văn Phú (thôn Yên Sơn 1) và Đinh Văn Phước (thôn Yên Sơn 2), mỗi hộ nhận 4 con dê.
 
12 con dê còn lại được trao cho 3 hộ khác là ông Đỗ Quang Phê, Đỗ Văn Thi và Nguyễn Văn Quý. Điều đáng nói là ông Phê và ông Thi là cháu ruột của ông Đỗ Minh Quý, Bí Thư Huyện ủy Thạch Thành; còn ông Nguyễn Văn Quý  là cán bộ địa chính xã. Theo xác nhận của Trưởng Công an xã Thành Yên, cả 3 ông này không có hộ khẩu thường trú ở xã Thành Yên và cũng không phải là hộ nghèo.
 
Sau khi ký xác nhận, 12 con dê trao sai đối tượng được đưa vào thẳng vào trang trại chăn nuôi của vị Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Đỗ Minh Quý (nằm ở thôn Thành Trung). 6 tháng sau khi đàn dê “đi nhầm” vào trang trại của lãnh đạo huyện, vụ việc mới bị người dân phát giác.
 
Về việc này, ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, thừa nhận việc xã đưa 12 con dê vào trang trại của mình nhưng ông lý giải: Ông nghĩ đó là dê được phân bổ từ dự án của Bộ Khoa học công nghệ về phát triển chăn nuôi giúp đồng bào huyện miền núi thoát nghèo (Dự án được Trung ương hỗ trợ 2,4 tỉ đồng, mỗi hộ được cấp hơn 10 con) chứ không biết đó là dê hỗ trợ của thị xã Bỉm Sơn. Ông cũng cho biết, sau khi phát hiện “nhầm lẫn”, ngày 13/1/2015, ông đã yêu cầu cấp lại dê ngay cho các hộ nghèo (!?).
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trương Văn Gương, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Thành Yên, xác nhận việc đưa 12 con dê vào trang trại ông Quý là có thật. Tuy nhiên, ông Gương cho biết, do trên phân bổ, xã thấy cũng "không đáng là bao" nên xác nhận và đưa dê vào trang trại ông Quý để... dê được chăm sóc tốt hơn.
 
Cũng theo ông Gương thì hiện toàn xã Thành Yên có 252 hộ nghèo và 3 hộ nhận số dê để đưa vào trang trại ông Qúy không phải hộ nghèo. Việc trao dê sai đối tượng xã đã khắc phục và rút kinh nghiệm. Chiều 13/1/2015, huyện Thạch Thành “sửa sai” bằng cách bắt 12 con dê từ trang trại của Bí thư Huyện ủy ra phân phát lại cho 3 hộ nghèo gồm: ông Đinh Văn Phước, ông Quách Văn Chung và ông Đinh Văn Cảnh, cùng ở thôn Yên Sơn 2.
 
Ông Phạm Bích Ngọc, Trưởng Trạm khuyến nông huyện Thạch Thành, lý giải: “Số dê cấp không đúng đối tượng là ý đồ của xã chọn 3 hộ không phải hộ nghèo, vì giống dê lai cần có kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, trong khi hộ nghèo chưa có đủ điều kiện, đăc biệt là chuồng trại, kỹ thuật, nên xã Thành Yên mới chọn 3 hộ có đủ các yếu tố trên để đưa dê vào nuôi, phát triển, sau đó mới nhân giống và đưa lại số dê cho hộ nghèo. Xã nghĩ như vậy là hợp lý, nhưng về đối tượng là không đúng nên sau khi phát hiện ra việc đó, chúng tôi đã cho khắc phục ngay”.
 
Ông Ngọc cũng cho hay, đến nay huyện Thạch Thành đã nhận của thị xã Bỉm Sơn 2 đợt hỗ trợ dê, tổng cộng 60 con, trị giá 250 triệu đồng.
------------------------
 Thanh tra Chính phủ phát hiện "chi chít" vi phạm trong quản lý đầu tư
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
 
Theo Thanh tra Chính phủ, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
 
Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong khi đó vốn ngân sách nhà nước hiện nay và trong thời gian tới rất hạn hẹp do dự báo tình hình thu ngân sách tiếp tục khó khăn, vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhiều để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép…
 
Để thanh tra chuyên đề diện rộng đạt hiệu quả, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hai lần tập huấn tại Hà Nội và TPHCM hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành, địa phương về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp triển khai và tiến độ tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng. 15 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập 740 đoàn để tiến hành thanh tra 12.990 dự án, kiểm tra 194 dự án với tổng mức đầu tư hơn 502.000 tỷ đồng và đến nay đã có báo cáo kết quả.
 
Một Bộ có 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng duyệt
 
Theo báo cáo của 15 bộ ngành, hàng loạt những thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án đã được phát hiện. Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm tổng mức đầu tư của dự án thay đổi. Chủ đầu tư chưa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên khi triển khai thực hiện phải phê duyệt lại quy mô dự án vì không phù hợp, phải điều chỉnh thiết kế hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế.
 
Đơn cử, do còn có những tồn tại, thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư lên giá trị của dự án phải bổ sung tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu là hơn 21.300 tỷ đồng; bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là hơn 11.500 tỷ đồng; trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu… là gần 27.900 tỷ đồng.
 
Có Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là hơn 14.600 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng. Có Bộ còn một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được Bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
 
Nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sử dụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí hơn 60 tỷ đồng; nhiều dự án do lập tổng mức đầu tư chưa chính xác nên phải thay đổi nhiều lần (có dự án thay đổi tới 4 lần), có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới hơn 190 tỷ đồng.
 
Có 9 dự án xây dựng trường học ở một Bộ được chủ đầu tư phê duyệt nhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là hơn 68 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dang không đưa vào sử dụng được; có Bộ chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng số tiền là hơn 520 tỷ đồng.
 
Các cơ quan quản lý chuyên ngành không quản lý chặt chẽ thiết kế cơ sở, dẫn đến nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng thiết kế cơ sở không phù hợp, phải thay đổi tổng mức đầu tư, phát sinh tăng chi phí xây dựng gây lãng phí lớn. Có Bộ tổng mức đầu tư phải điều chỉnh do thiết bị không phù hợp 94,8 tỷ đồng; tự bổ sung các hạng mục, dự án không đúng với quyết định phê duyệt 198 tỷ đồng; cơ quan tư vấn thiết kế tính toán sai suất đầu tư gần 2.200 tỷ đồng; thay đổi về quy mô dự án không đúng với quyết định phê duyệt làm tăng tổng mức đầu tư hơn 25.700 tỷ đồng.
 
Việc phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn, cấp công trình, thời gian thực hiện dự án trong khi có nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được quyết toán theo quy định. Có Bộ còn 99 dự án đã đưa vào khai thác nhưng chưa quyết toán với tổng số tiền trên 102.700 tỷ đồng và 16 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác từ nhiều năm nhưng chưa quyết toán được do mất, không đủ hồ sơ với tổng giá trị thực hiện gần 7.200 tỷ đồng.
 
Theo tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, tổng số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế trên 4.760 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước là trên 1.122 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán 1.425 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác trên 2.200 tỷ đồng.
 
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2011, do có nhiều biện pháp được triển khai trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nên đã cơ bản khắc phục được tồn tại về phân bổ vốn đầu tư dàn trải, hạn chế được tình trạng quy mô và suất đầu tư bất hợp lý. Có Bộ đã rà soát lại quy mô dự án, cắt giảm hơn 35.500 tỷ đồng, chuyển đổi 48 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách với tổng số tiền là 117.000 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các Bộ ngành còn chưa tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành đã bàn giao và đưa vào sử dụng theo quy định. Có Bộ còn 91 dự án phải dừng, giãn, hoãn theo Nghị quyết số 11/2011 của Chính phủ nhưng vẫn khởi công xây dựng nhiều dự án mới với tổng mức đầu tư là gần 204.400 tỷ. 
 
Dự án đang dang dở vẫn khởi công các công trình mới
 
Thanh tra Chính phủ cho biết, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập 644 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là gần 144.873 tỷ đồng. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng gửi về Thanh tra Chính phủ.  
 
Kết quả tổng hợp cho thấy chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, các dự án và tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ thực hiện dự án chậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư. Việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đảm bảo, chưa chính xác do công tác khảo sát không sát với thực tế, phải điều chỉnh đơn giá tiền lương, tiền công, giá nguyên vật liệu, chi phí dự phòng không được tính đúng, tính đủ dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
 
Tại một số tỉnh, việc phân bổ vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa kịp thời, nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện dự án theo cam kết với nhà tài trợ là rất lớn trong khi ngân sách địa phương quá hạn hẹp do đó không thể bố trí đủ vốn đối ứng theo trách nhiệm và tỷ lệ quy định tại Quyết định số 60/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Đáng chú ý, một số tỉnh, thành phố chưa bố trí đủ vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành, bàn giao và dự án đang thi công dở dang nhưng vẫn khởi công các công trình mới dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, trái với Chỉ thị số 1792/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Qua thanh tra phát hiện các sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án tại 789 dự án với tổng số tiền sai phạm trên 280 tỷ đồng; sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại 272 dự án với tổng số tiền sai phạm là 248 tỷ đồng; sai phạm về nợ đọng xây dựng cơ bản tại 1.527 dự án với tổng số tiền gần 1.870 tỷ đồng và sai phạm khác ở 2.324 dự án với tổng số tiền trên 791 tỷ đồng.
 
Cơ quan thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành kết luận và kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền gần 3.190 tỷ đồng; trong đó thu hồi về ngân sách nhà nước 123,6 tỷ đồng, giảm trừ giá trị thanh quyết toán trên 128,6 tỷ đồng và xử lý khác là trên 2.937 tỷ đồng. Đồng thời kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
 
Kiến nghị xử lý số tiền gần 8.000 tỷ đồng
 
Thanh tra Chính phủ cho rằng kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng là cơ sở đánh giá việc Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, làm rõ thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư; qua đó phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời, đối với những bất cập về cơ chế, chính sách, khuyết điểm, vi phạm trong quản lý dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
 
Tổng số tiền vi phạm được phát hiện và kiến nghị xử lý về kinh tế lên tới 7.952,600 tỷ đồng. Trong đó: thu hồi về ngân sách nhà nước 1.245,600 tỷ đồng; giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.553,600 tỷ đồng và xử lý khác (điều chỉnh giá trị dự toán, giá trị hợp đồng, yêu cầu sửa chữa lại...) là 5.153,400 tỷ đồng. Các Bộ ngành, địa phương cho biết đã kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm, có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
 
Thanh tra Chính phủ kiến nghị bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ngành trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với những cá nhân, đơn vị liên quan đến những hạn chế, yếu kém, vi phạm được phát hiện qua thanh tra; đồng thời kiến nghị tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
----------------------
Dựng lều, trồng rau trên dải phân cách đại lộ Thăng Long
Người dân trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã "lách" hàng rào thép của hành lang tuyến đại lộ Thăng Long (Hà Nội) để vào “khai hoang”, canh tác trồng rau, cây ăn quả; dựng cả lều trông coi tại phần đất lưu không này.
 
Dọc 2 bên tuyến đại lộ Thăng Long, đơn vị thiết kế và thi công đã để lại 1 dải đất lưu không rộng khoảng 20m nằm ở giữa làn đường chính và đường gom phía trong. Đại diện Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc cho biết, mục đích dải đất đó là để mở rộng thêm đường sau này hoặc xây dựng tuyến đường sắt chạy song song.
 
Hiện tại, Ban quản lý hành lang của tuyến đường này đã tiến hành trồng cây xanh và cỏ theo đúng kỹ thuật tại dải đất lưu không đó để vừa tôn thêm vẻ đẹp và vừa đảm bảo an toàn cho cả tuyến đường.
 
Tuy nhiên, tại các vị trí cây xanh chưa phát triển, cỏ mọc um tùm. Theo quan sát của PV Dân trí, đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức (Hà Nội); bà con nông dân đã "lách" hàng rào sắt vào phần dải đất lưu không nói trên để “khai hoang”, cải tạo đất canh tác trồng các loại rau màu, cây ăn quả và dựng cả lều trông con nông sản. Nhìn những luống rau, hàng cây được trồng thẳng tắp chẳng khác gì một trang trại và đang có xu hướng mở rộng.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo