Lái xe đang vận chuyển 1 tấn nầm lợn từ cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) vào thành phố tiêu thụ thì bị tổ công tác thuộc Công an Tỉnh Lạng Sơn phát hiện bắt giữ.
Hồi 23h ngày 1/2/2015 tại Km14+300 Quốc lộ 4B Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), Phòng PC46 – CA Tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ xe ô tô BKS 18C. 023.24 do Đào Văn Tứ (27 tuổi) trú tại thôn Hoan Ái, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên điều khiển vận chuyển sản phẩm động vật không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.
Tang vật thu giữ 1 tấn nầm lợn, trị giá ước tính khoảng 80 triệu đồng. Qua đấu tranh khai thác Đào Văn Tứ cho biết đã nhận vận chuyển thuê cho 2 chủ hàng từ cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình vào nội địa tiêu thụ. Khi đang trên đường vận chuyển thì bị tổ công tác phát hiện bắt giữ.
Hiện số nầm lợn trên đã được tổ chức tiêu hủy theo quy định và tiếp tục làm rõ đối với 2 chủ hàng trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Mượn mác đặc sản Đà Lạt, nhiều loại rau, quả, mứt... Trung Quốc được tiểu thương tuồn vào Việt Nam nhằm bán với giá hời. Gần đây, nhiều vụ làm ăn gian dối, lừa người tiêu dùng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.
Mứt tết Trung Quốc giả đặc sản Đà Lạt
Nhiều năm qua, vì lợi nhuận nên không ít tiểu thương tại Đà Lạt đã nhập các mặt hàng từ Trung Quốc giá rẻ, không có chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thay đổi nhãn mác, bao bì, bán với giá cao dưới mác "đặc sản Đà Lạt".
Vừa qua, Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt quả tang Nguyễn Văn Toàn (P.3, TP. Đà Lạt) vận chuyển hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc để làm giả đặc sản.
Kiểm tra tại nhà riêng của Toàn, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng hơn 380kg gồm các loại mứt đặc sản hồng dẻo, đào sữa, hoa hồng, táo sấy, mận sấy, kiwi, ô liu... không có hóa đơn, chứng từ nhưng trên bao bì có gắn nhãn mác ghi bằng chữ Trung Quốc.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt
Một loại củ nổi tiếng của Đà Lạt là khoai tây - từ nhiều năm qua, vì lợi nhuận, đã bị một số đầu nậu ở Đà Lạt thường xuyên nhập khoai tây Trung Quốc về để "mông má" rồi sau đó tung ra thị trường bán kiếm lời dưới danh nghĩa nhập nhèm "khoai tây Đà Lạt". Hầu hết lượng khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt đều có đầy đủ các thứ giấy tờ hợp pháp nên rất khó xử lý.
Thậm chí, để tân trang hô biến thành khoai tây Đà Lạt, nhiều thương lái đã nhập cả máy rửa khoai từ Trung Quốc. Máy có thể rửa và nhuộm 150-200 kg khoai/mẻ/30 phút.
Dây tây Tàu trà trộn
Ở Việt Nam, dâu tây là đặc sản chỉ trồng ở Đà Lạt. Thời điểm chính vụ của dâu tây Đà Lạt vào giữa tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, gần đây, dọc các con phố tại Hà Nội xuất hiện rất nhiều sạp hàng rong bán dâu tây được quảng bá là của Đà Lạt. Tuy nhiên, nhiều người khẳng định, đây là dâu tây Trung Quốc.
Một chủ vựa dâu tại Đà Lạt cho biết: ngay tại Đà Lạt còn có dâu tây từ Trung Quốc thì Hà Nội sao tránh khỏi. Dâu Trung Quốc vừa đẹp mắt, vừa để được lâu nên lái buôn thích. Thường thì dâu Đà Lạt chỉ để 2 ngày ở nhiệt độ 15 độ C nếu không nhẹ nhàng còn bị thâm, còn dâu tây Trung Quốc có chất bảo quản nên để cả tuần vẫn tươi roi rói.
Thủ phủ Đà Lạt ngập hành tây Trung Quốc
Vụ thu hoạch năm 2014, người dân tại Đà Lạt thu hoạch hành tây vào đúng đợt mưa trái mùa, vì thế hành tây bị hỏng nhiều. Thương lái lại không đến mua như mọi năm khiến cho vừa mất mùa lại bị giảm giá.
Theo các tiểu thương, nguyên nhân chính là do hành tây cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào, được bán với giá rẻ mạt nên sản phẩm của địa phương không cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, hàng trăm tấn hành tây Đà Lạt đã bị đổ bỏ trong sự xót xa của người nông dân.
Mặc dù được công nhận là đặc sản của Đà Lạt, thế nhưng, vài năm nay, hồng liên tục bị rớt giá.
Theo một số tiểu thương, năm nay sản lượng hồng giảm nhiều nhưng giá lại thấp hơn so với các năm trước. Người tiêu dùng thấy giá "bèo" lại mặc định là hồng Trung Quốc nên không dám mua càng khiến giá cả loại trái cây này càng thấp hơn.
Phân biệt rau, củ Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt
Tại phiên chợ rau, hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 đến 27/12/2014, có một gian hàng đã tạo được sự chú ý đặc biệt của nhiều người khi trưng bày các sản phẩm giúp phân biệt một số nông sản đặc trưng của Đà Lạt với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.
Cụ thể, cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, đậm màu, tươi mới và thường có cuống. Cà rốt Trung Quốc bóng loáng, củ đều, to không có cuống hay đầu thường đen do để lâu.
Hành tây Đà Lạt có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước; trong khi hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài màu vàng, tím, hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc hình bầu dục.
Khoai tây Đà Lạt củ tròn, mắt củ cạn, vỏ mỏng, dễ bị trầy xước. Khoai tây Trung Quốc kích cỡ đều, củ to và dài, mắt củ sâu, vỏ trơn bóng, ít bị trầy xước.
Bắp cải Trung Quốc trái nhỏ, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Còn bắp cải Đà Lạt trái to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.
Súp lơ Trung Quốc thường có màu xanh đậm hơn, các múi to, búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm Súp lơ Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, thường có phần thân và phần bông to hơn so với lơ Trung Quốc.
Dâu tây Đà Lạt quả thường vừa phải, không quá to, đặc biệt là không đồng đều. Khi ăn dâu Đà Lạt rất mềm, không cứng và mịn như dâu Trung Quốc. Dâu tây Đà Lạt có màu nhạt hơn, phần hơi trắng, thịt ruột bên trong có màu đỏ nhạt, đan xen với màu trắng.
Hồng Đà Lạt chỉ cần 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm, nếu ăn không kịp sẽ bị hư rất nhanh. Còn hồng Trung Quốc thì mua về cả tuần vẫn không bị hư. Hồng Trung Quốc có màu đỏ sẫm, trái dài giống hồng trứng của Đà Lạt, ăn ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không bọng nước. Còn hồng trứng Đà Lạt chính gốc phải có màu vàng cam, ăn vào có vị ngọt béo, ăn rất dẻo và thơm.
--------------------------
Băng rôn quảng cáo rượu giăng khắp thành phố
Mặc dù việc quảng cáo rượu trên 15 độ đã bị cấm dưới mọi hình thức nhưng Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa vẫn vô tư cho treo băng rôn ghi rõ tên một loại rượu khắp thành phố từ nhiều ngày qua.
Theo phản ánh của người dân thành phố Thanh Hóa, từ đầu tuần trước họ đã thấy các băng rôn có ghi tên một loại rượu được treo khắp các ngả đường phố, sân vận động. Ngay trước cổng Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa, một băng rôn với nội dung trên cũng được treo rất "trịnh trọng".
Chị Lê Thị Hà, một người dân sống ở Thành phố Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi thấy lạ là việc quảng cáo rượu đã bị cấm nhưng không hiểu vì lý do gì bây giờ lại thấy treo băng rôn quảng cáo rầm rộ như vậy. Điều lạ lùng là băng rôn cũng được treo ngay cổng Sở Văn hóa”.
Thực tế đây là băng rôn quảng bá về một giải quần vợt mang tên một loại rượu. Cụ thể băng rôn mang nội dung: “Giải quần vợt mừng Đảng, mừng Xuân Ất mùi năm 2015, Cup Men’ Vodka”.
Trên băng rôn còn “ké” dòng chữ “Năm du lịch quốc gia 2015 Thanh Hóa”. Nhiều người dân không khỏi nghi ngờ đây là hình thức “quảng cáo trá hình”.
Được biết, theo thỏa thuận, việc treo băng rôn quảng cáo rượu này được treo trước và sau khi giải thi đấu quần vợt diễn ra một tuần.
PV Dân trí đã gặp ông Phạm Duy Phương- Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa - về nội dung những băng rôn nói trên, ông Phương cho hay cũng đã nhận phản ứng của bộ phận an ninh, Công an tỉnh và đang cho kiểm tra.
Ông Phương hướng dẫn PV đến gặp ông Vũ Thái Sơn, Phó Giám đốc phụ trách vấn đề này để được làm rõ. Tuy nhiên, khi trao đổi với PV, ông Sơn chỉ cho biết: Do hãng rượu này tài trợ cho chương trình quần vợt của tỉnh 73 triệu đồng tiền thưởng nên Sở tạo điều kiện quảng cáo cho họ. “Năm ngoái Sở cũng làm nhưng sơ suất là in cả logo của rượu lên nhưng năm nay chúng tôi đã cho thay logo rượu bằng năm du lịch quốc gia và chỉ cho treo chữ. Anh em tham mưu in dòng chữ như thế là được. Cái này do thanh tra làm, nếu sai thanh tra phải chịu trách nhiệm” – ông Sơn khẳng định.
Ông Sơn tiếp tục giới thiệu PV đến gặp bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa cùng một cán bộ của phòng thanh tra để tìm hiểu cụ thể tuy nhiên sau đó cả bà Yến cùng cán bộ Thanh tra Sở Văn hóa đều không ai “dám” phát ngôn vì cho rằng trách nhiệm phát ngôn là của Chánh văn phòng.
Theo Nghị định số 94/2012 NĐ-CPvề Sản xuất và kinh doanh rượu:
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Điều 22. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu
14. Quảng cáo, khuyến mại sản phẩm rượu trái quy định của pháp luật.
15. Tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu.
16. Dùng sản phẩm rượu làm giải thưởng cho các cuộc thi, trừ các cuộc thi về sản phẩm rượu".
-------------------------