Tin Quốc hội họp chiều 26-11-2014: Bộ luật Dân sự (sửa đổi): “Luật đọc rất hay nhưng rất khó” - “Quy định pháp luật dày đặc, án oan sai vẫn... rất nhiều”

  • Cập nhật : 26/11/2014
 Bộ luật Dân sự (sửa đổi): “Luật đọc rất hay nhưng rất khó”
Sáng 25/11, thảo luận dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhấn mạnh, luật của chúng ta quy định rất hay, nhưng khi áp dụng vào thực tế lại rất khó xử.
 
Dự thảo luật đưa ra quy định mới về áp dụng pháp luật: Nếu không có luật thì áp dụng sự thỏa thuận, tập quán, nguyên tắc tương tự; không có nguyên tắc tương tự, chúng ta áp dụng nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự. Cuối cùng, nếu không áp dụng được nguyên tắc tương tự thì vì lẽ công bằng của pháp luật, đạo đức xã hội, tòa án phải xét xử. Thế nhưng, theo ĐB Thuyền, nguyên tắc này thật không ổn khi đưa ra áp dụng. Ví dụ, Luật Hôn nhân gia đình, các nước quy định rất cụ thể những điều kiện được ly hôn, không được ly hôn. Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định có 7 điều kiện được ly hôn, 3 điều kiện không được ly hôn, rất rõ ràng. Luật của chúng ta quy định một câu rất hay “mục đích hôn nhân không đạt được, mâu thuẫn trở nên trầm trọng thì cho ly hôn”. “Tòa cấp dưới bảo vấn đề này rất trầm trọng, tòa cấp trên bảo tôi thấy chưa trầm trọng, tôi hủy án. Hiểu như thế nào là trầm trọng? Luật của chúng ta đọc rất hay, nhưng khi vào vụ việc cụ thể để xét xử thì rất khó”, ông Thuyền nói.
 
Trở lại quy định tại Bộ luật Dân sự sửa đổi, ĐB Thuyền nói: “Vì lẽ công bằng của xã hội mà chúng ta xét xử”, thực sự như thế nào là công bằng? Có người nói vấn đề này công bằng, tòa sơ thẩm bảo vấn đề này là công bằng, tòa cấp trên bảo vấn đề này chưa công bằng. Để giải quyết vấn đề công bằng đòi hỏi trình độ thẩm phán phải thật sự uyên thông. “Trong Hiến pháp, Luật Tổ chức tòa án có quy định “khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Phải căn cứ vào luật, nếu không có luật thì anh không được xử”.
 
“Nhà anh ở chưa phải nhà của anh”
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, cần phải làm rõ nguyên tắc: Bất động sản và những tài sản pháp luật quy định phải đăng ký, nếu chỉ chiếm hữu thì không thể suy đoán là sở hữu. “Cái xe ở nhà anh thì không thể suy đoán là của anh, vì xe phải đăng ký. Nhà anh đang ở chưa thể suy đoán là của anh nếu anh không có đăng ký với nhà nước, để định thuế trước bạ. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của Luật Dân sự, để tránh mọi rối loạn. Chúng ta đang vi phạm nguyên tắc này ở Luật Nhà ở”, ông Lịch nói. Vì vậy, đối với bất động sản, cần xác lập thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm đăng ký, nộp thuế trước bạ. Quyền sở hữu bất động sản có ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền hưởng lợi và quyền định đoạt.
 
Quyền gắn với nghĩa vụ
ĐB Lịch đề nghị nên quy định hai hình thức sở hữu: sở hữu chung và sở hữu riêng. Về chủ thể sở hữu, nên sử dụng có hai chủ thể rõ ràng: Pháp nhân và thể nhân (không nên gọi cá nhân). Như vậy, sở hữu chung và sở hữu toàn dân thì chủ thể pháp nhân là Nhà nước.
-------------------------
Lập thêm tòa án, viện kiểm sát cấp cao
Luật tổ chức TAND (sửa đổi) và Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tán thành vào chiều 24-11. 
 
Điểm đáng chú ý trong hai đạo luật này là Quốc hội đồng ý thành lập TAND cấp cao, Viện KSND cấp cao.
 
Theo đó, TAND được tổ chức gồm TAND tối cao; TAND cấp cao; các TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương; các TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và tương đương. Viện KSND cũng được tổ chức thành các cấp tương tự.
 
Luật tổ chức TAND (sửa đổi) quy định nguyên tắc tổ chức của TAND là “độc lập theo thẩm quyền xét xử”.
 
Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao được quy định tại điều 29 như sau: Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng.
 
Đồng thời, tòa cũng có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng.
 
TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sẽ tập trung vào việc “tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.
 
Thông qua Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi), Quốc hội cũng trao quyền cho viện KSND khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
 
* Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận việc phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật.
 
Rất ít đại biểu thảo luận các nội dung này và tất cả đều tán thành sự cần thiết phê chuẩn, tham gia các công ước, hòa nhập và tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người.
 
Đáng chú ý, đối với công ước chống tra tấn, VN tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước.
 
VN không xem công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ, việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật VN trên cơ sở Hiệp định về dẫn độ mà VN đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi, có lại.
-------------------------
Đầu năm 2015 lấy ý kiến nhân dân về bộ luật Dân sự sửa đổi
Kết thúc phiên thảo luận về bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại Quốc hội sáng nay 25.11, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra luật này hoàn chỉnh thêm một bước để đầu năm 2015, lấy ý kiến nhân dân về nội dung bộ luật này.
 
Đại biểu còn khó hiểu chưa nói người dân
 
Góp ý tại phiên thảo luận, Chủ tịch Phòng thương mại - Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi có một số điều chỉnh không thực sự cần thiết, trong khi lại có thể gây ra những xáo trộn lớn trong hệ thống pháp luật.
 
Cụ thể, theo ông Lộc, về kết cấu lại phần tài sản và quyền sở hữu, bộ luật Dân sự hiện hành thiết kế chế định này rất mạch lạc, bao gồm quy định về tài sản và các quy định xoay quanh các nội dung về quyền sở hữu và các trường hợp hạn chế quyền sở hữu.
 
Trong khi đó, dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi đã kết cấu mới lại toàn bộ các chế định này theo hướng: tách vấn đề tài sản để đưa vào phần chung, còn quyền sở hữu phân định lại theo vật quyền và trái quyền. Trong vật quyền quy định theo hai trục riêng, gồm chủ sở hữu và chủ sở hữu không phải quyền sở hữu.
 
Theo đại biểu Lộc, cách kết cấu này có thể phù hợp, nếu đây là một giáo trình pháp luật với các lý thuyết hàn lâm về quyền sở hữu trong một hệ thống pháp luật đã vận hành ổn định, bền vững và khoa học qua cả trăm năm, như những hệ thống pháp luật của một số nước phát triển. Nhưng với hệ thống pháp luật của Việt Nam còn non trẻ, cần tiếp tục tổng kết những vấn đề thực tiễn và cần có những thiết kế rõ ràng, quen thuộc, thì việc đảo lộn các quy định như dự thảo là không thích hợp, nếu không nói là khá rủi ro.
 
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cho rằng, tại dự thảo sửa đổi sử dụng khá nhiều thuật ngữ, cụm từ mới để thay cho những thuật ngữ, cụm từ cũ đang được sử dụng trong luật hiện hành. Cũng có những cụm từ, thuật ngữ chưa có trong luật hiện hành, hoàn toàn mới như "hành vi pháp lý dân sự", "vật quyền", "trái quyền", "ngay tình", "vì lẽ công bằng", "dựa trên lẽ công bằng"...
 
Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của bộ luật này sau khi sửa đổi, ông Dũng đề nghị cơ quan soạn thảo phải xem xét, giải thích rõ ràng lý do vì sao sửa các thuật ngữ, khái niệm, ích lợi của việc thay đổi các thuật ngữ, khái niệm đó… Trong trường hợp thay đổi căn bản những đối tượng và hành vi điều chỉnh, cần phải dùng thuật ngữ mới, thì phải giải thích thật rõ. “Bởi vì những từ ngữ đó, những thuật ngữ đó còn rất lạ tai, rất mới, đối với chúng ta cũng rất khó hiểu, chưa nói đối với những người dân tham gia vào giao dịch dân sự thường xuyên lại càng khó hiểu”, ông Dũng góp ý.
 
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đây là bộ luật đang trình Quốc hội lần đầu, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận trong hai kỳ họp tiếp theo. Ông Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát lại tất cả chế định, phản ánh được ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để có được bộ luật hoàn chỉnh, có chất lượng, trình lấy ý kiến nhân dân vào đầu năm 2015.
-------------------------

 “Quy định pháp luật dày đặc, án oan sai vẫn... rất nhiều”

“Tôi rất băn khoăn về trình độ thẩm phán chưa đạt. Còn quy định pháp luật dù dày đặc nhưng chúng ta xét xử vẫn để oan sai rất nhiều”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho ý kiến về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi trình xin ý kiến Quốc hội.
 
Ngày 25/11, cho ý kiến về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đánh giá, trình độ thẩm phán hiện nay chưa đạt. Trong khi đó, quy định luật pháp rất nhiều - có luật mà xử vẫn còn sai. “Luật quy định rất dày đặc, nhưng chúng ta xét xử vẫn oan sai rất nhiều, nên tôi đề nghị phải có tính toán rất kỹ”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu thực trạng.
 
Về vấn đề áp dụng pháp luật trong Bộ luật dân sự, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu nguyên tắc, không có luật thì áp dụng sự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng theo tập quán, nếu không có tập quán thì có thể áp dụng nguyên tắc tương tự, không có nguyên tắc tương tự thì cần áp dụng nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Nếu không áp dụng được nguyên tắc tương tự thì tòa án phải dựa trên lẽ công bằng và đạo đức xã hội để xét xử.
 
Theo đại biểu, thực hiện được nguyên tắc trên sẽ giải quyết thông suốt mọi việc vì hiện nay rất nhiều người dân khổ sở với thực tế tòa không thụ lý đơn của họ. Có rất nhiều vấn đề người dân đã khởi kiện lên tòa án mà cơ quan xét xử trả lại hồ sơ với lý do chưa có luật điều chỉnh khiến người dân không biết phải "đâm đơn" tới đâu. Theo đại biểu, nếu tòa án không chấp nhận đơn, người dân có quyền kháng nghị, kháng cáo lên tòa cấp trên để có người xét xử.
 
“Nếu như áp dụng được những nguyên tắc, quan điểm rõ ràng như trên, sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của người dân”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) hoàn toàn đồng tình với việc tiếp tục áp dụng chế định tập quán và áp dụng tương tự pháp luật quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành. Ông Dũng lập luận, kinh nghiệm của nhiều nước có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh vẫn áp dụng chế định này, nhất là đối với việc xử lý các tranh chấp dân sự.
 
“Ở nước ta hệ thống pháp luật dân sự chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên càng phải tiếp tục thực hiện chế định này trong luật hiện hành. Đưa vào sửa đổi, bổ sung luật lần này để nhằm xử lý các lỗ hổng khiến nhiều quan hệ dân sự đang diễn ra hàng ngày nhưng chưa được Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành điều chỉnh”, đại biểu Dũng nói.
 
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) đề cập đến chế định bảo vệ quyền dân sự. Ông Bộ chỉ rõ, Điều 21 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) có quy định Toà án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có quy định pháp luật để áp dụng. Trong trường hợp này, phải áp dụng tập quán và tương tự pháp luật, tức là áp dụng Điều 12, Điều 13 để giải quyết.
 
“Theo tôi, quy định trên mang tính chất hướng dẫn tố tụng chứ không mang tính chất của một luật nội dung, trong khi đó chúng ta đã có riêng Bộ luật tố tụng dân sự. Đồng thời, quy định trên trái với nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Mặt khác, dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã quy định việc áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tập quán để giải quyết khi không có điều luật áp dụng thì không cần thiết phải có thêm quy định nêu trên”, đại biểu Bộ phân tích vấn đề.
 
Về nguyên tắc áp dụng tập quán, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cho rằng, quy định mang tính giải thích tập quán nhiều hơn là giải thích luật. Theo đại biểu, các bên trong quan hệ dân sự được áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự mà pháp luật chưa quy định theo nguyên tắc không trái với đạo đức xã hội và các quy định của Bộ luật này.
------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo