Tin Quốc hội họp chiều muộn 18-11-2014: Vì sao hầu như chưa có ai mất chức vì để xảy ra buôn lậu?

  • Cập nhật : 18/11/2014

 Vì sao hầu như chưa có ai mất chức vì để xảy ra buôn lậu?

 ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng cử tri thắc mắc cụm từ “phải chịu trách nhiệm” là cụm từ quá chung chung, cần phải được cụ thể hoá vì hầu như chưa có ai bị cắt chức vì để xảy ra tình trạng buôn lậu.
 
Tại phiên chất vấn bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chiều  17-11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đặt vấn đề mặc dù Bộ trưởng đã có giải trình về thực trạng chống buôn lậu, nhưng cử tri vẫn quan tâm: Chỉ đạo công tác phòng chống buôn lậu, Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần xử lý nghiêm kẻ tiếp tay, bao che cho buôn lậu, địa bàn nào xảy ra buôn lậu thì chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
 
Tuy nhiên, cử tri cho rằng: “Cụm từ “phải chịu trách nhiệm” là cụm từ quá chung chung, cần phải được cụ thể hoá. Vì hầu như chưa có ai bị cắt chức vì để xảy ra tình trạng buôn lậu. Trước thực trạng đội ngũ chống buôn lậu thì nhiều tầng lớp nhưng con voi chui lọt lỗ kim, đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý trách nhiệm bao nhiêu trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng buôn lậu?”
 
ĐB đến từ Quảng Bình cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương đưa ra quan điểm về việc cần quy định tiêu chí đánh giá thực trạng buôn lậu, quy định mức độ cụ thể đối với việc để xảy ra tình trạng buôn lậu.
 
Giải trình trước QH về vấn đề nhức nhối lâu nay này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay về tình trạng buôn lậu, Bộ Công Thương chỉ là cơ quan phối hợp trong mảng quản lý thị trường (QLTT).
 
“Chúng tôi chỉ là quản lý ở trung ương, còn hệ thống QLTT trực thuộc các địa phương cho nên trách nhiệm của chúng tôi chỉ là nếu phát hiện sai phạm thì có cái liên hệ, đề nghị chính quyền địa phương xem xét xử lý kỷ luật các cán bộ quản lý thị trường vi phạm” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
 
Theo Bộ trưởng, con số thống kê bước đầu, trong 2 năm 2012-2013 và hết tháng 8-2014, QLTT cả nước đã kỷ luật, khiển trách 25 trường hợp sai phạm, cảnh cáo 16 trường hợp và cách chức, buộc thôi việc 4 trường hợp.
 
“Quan điểm của chúng tôi là hết sức nghiêm túc trong xử lý cán bộ vi phạm và chúng tôi cũng hy vọng các địa phương cũng đồng tình với cách xử lý này” - Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.
-------------------------
ĐBQH đề xuất “bán khách sạn ở Hà Nội” để giúp ngư dân
“Chúng ta luôn nói không có tiền xây dựng các trung tâm tổng hợp hậu cần nghề cá. Sao không bán khách sạn ở Hà Nội để lấy tiền”- Phó trưởng đoàn ĐBQH TP HCM Trần Du Lịch phát biểu trước QH trong phiên thảo luận Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay. Và ông khẳng định: “Không phải chúng ta không có tiền”.
 
Nhận xét về công tác điều hành, ông Lịch than phiền về công tác tham mưu còn rất quan liêu. Ví dụ công tác xử lý cai nghiện- Phó trưởng đoàn ĐBQH TP HCM cho biết phải tới khi Thủ tướng nghe tình hình, triệu tập chủ trì họp mới quyết định trình ra QH để xử lý vấn đề. “Rất bị động”- ông Lịch bình luận.
 
Ví dụ lớn nhất mà vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng của QH đưa ra là những bất cập trong tam nông.
 
Lợi thế lớn nhất của chúng ta là nông nghiệp và sau đó là kinh tế biển. Nhưng chúng ta chưa đặt vấn đề phát triển tổng thể”. Từ bao nhiêu năm nay, nông dân kêu ca câu chuyện cứ được mùa thì mất giá, được giá mất mùa. Theo ông Lịch, vĩ mô trong nông nghiệp phải giải quyết được 3 việc. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sản xuất cái gì chúng ta nói rất hay, vì dễ nói. Nhưng sản xuất như thế nào, làm thế nào giá thành rẻ, năng suất cao, nhưng sản xuất cho ai, bán cho ai thì không giải quyết được”.
 
Đặt lên bàn nghị sự việc hàng năm Việt Nam phải nhập 6 triệu tấn ngô, ông Lịch cho biết giá ngô nhập chỉ 5.600 đồng trong khi giá thành sản xuất trong nước là 6.000 đồng. Đây là nguyên do ngô trong nước, dù có quy hoạch, sản xuất ra không bán được.
 
“Vấn đề là tổ chức sản xuất- ông Lịch nói- Nếu không thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, không đưa KHKT vào nông nghiệp thì  vẫn chỉ “giá thành cao hơn thiên hạ”.
 
ĐBQH Trần Du Lịch kêu gọi QH, Chính phủ cần phải hỗ trợ ngư dân bởi “để phương thức sản xuất như hiện nay thì không cạnh tranh được”.
 
Vì sao chúng ta không làm các trung tâm hậu cần tổng hợp để dạy ngư dân cách thức đánh bắt. Chúng ta cứ nói không có tiền. Vậy sao không bán khách sạn ở HN để lấy tiền. Không phải là chúng ta không có tiền”.
 
Nông nghiệp, theo ông Lịch, là lĩnh vực mà người sản xuất phải chịu 2 loại rủi ro. Rủi ro về tự nhiên và rủi ro về thị trường, tức là giá cả và hối đoái. Các nước giúp người sản xuất bảo hiểm để giảm rủi ro thiên tai. Còn rủi ro thị trường, họ có cơ chế để tìm cách chuyển rủi ro đó cho người kinh doanh. Nhưng vấn đề đó ở VN ai sẽ làm tổng thể để giải quyết, và để trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.
 
ĐBQH Nguyễn Văn Tính cũng cho rằng từ nhiều năm, nông dân vẫn “tự bơi” trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó, “Vật tư phân bón thuốc trừ sâu giả đang tràn lan thị trường”. Ông Tính đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn để đảm bảo tối thiểu lợi nhuận 30% cho người sản xuất cũng như quyết liệt trong việc xử lý hàng giả. Bởi “Chỉ làm được 1-2 vụ xử lý phân bón thuốc trừ sâu giả trong suốt 2013. Như vậy làm sao chuyển biến được”.
(Theo Lao động)
-------------------------
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng “quên” câu hỏi về trách nhiệm
Chiều 17-11, Quốc hội bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn với người đăng đàn đầu tiên là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Nội dung chất vấn xoay quan việc phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chống gian lận thương mại, phát triển công nghiệp chế tạo…
 
Ngay loạt chất vấn đầu tiên, mỗi đại biểu (ĐB) chỉ đặt 1 câu hỏi nhưng đều xoáy vào trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ở cương vị tư lệnh ngành.
 
ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) dẫn lại các văn bản khung về Quy hoạch phát triển CNHT đã có từ năm 2007, tầm nhìn đến năm 2020 xác định CNHT có vai trò quyết định đối với nền kinh tế, là khâu đột phá để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng trong thực tế, đã qua chặng đường gần 10 năm song kết quả là chưa phát triển được CNHT. “Có phải vì chúng ta thiếu chính sách cụ thể để thúc đẩy CNHT. Nếu đúng như vậy thì trách nhiệm các bộ ngành, trong đó trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào?” - ĐB Đồng Hữu Mạo hỏi.
 
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không quên nhắc lại đây là vấn đề mà nhiều ĐB đã nhất quán đặt câu hỏi liên tiếp tại nhiều kỳ họp QH và đề nghị Chính phủ sớm có cơ chế chính sách phù hợp để cải thiện tình hình. Bộ trưởng cho rằng trong lĩnh vực này, cấp độ pháp lý của chính sách còn thấp, chưa đạt yêu cầu, thậm chí chưa có Nghị định nên chưa tạo thuận lợi cho CNHT. Bộ trưởng cũng điểm qua một số ngành đạt được tỉ lệ nội địa hóa như dệt may đạt tới 50%, da giày khoảng 60%. Về công nghiệp ô tô, không doanh nghiệp nào dám làm nhà cung cấp phụ trợ vì dung lượng thị trường thấp trong khi có đến 10 hãng lắp ráp. Cần phải đạt dung lượng thị trường 100.000 xe/năm thì mới đủ lớn để có nhà sản xuất phụ trợ nhưng Việt Nam có khoảng 10 doanh nghiệp lắp ráp nhưng mỗi năm chỉ tiêu thụ 70.000 xe. Bộ trưởng cũng cho rằng sự phân công trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ngày càng quyết định bởi doanh nghiệp lớn, đến nay các doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đã hình thành các doanh nghiệp vệ tinh, Việt Nam đi sau, muốn chen chân vào chuỗi này là điều hết sức khó khăn vì sức yếu, kinh nghiệm chưa nhiều.
 
Không thấy Bộ trưởng Hoàng nhắc đến phần trách nhiệm như nội dung chất vấn, ĐB Đồng Hữu Mạo bấm nút xin chất vấn lần 2, “đòi” Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói rõ về trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng. “Tôi đồng ý rằng điều kiện kinh tế thế này thì phát triển CNHT rất khó. Bộ trưởng quên câu hỏi về trách nhiệm. Tôi xin nói lại, khi lấy phiếu tín nhiệm tôi đánh dấu cho Bộ trưởng vào ô Tín nhiệm chứ không phải Tín nhiệm cao vì tôi thấy có nhiều vấn đề chưa ưng ý. Cụ thể là vấn đề này, Bộ trưởng còn thiếu chính sách cụ thể, chưa kiên quyết. Tôi đặt câu hỏi để mong Bộ trưởng thấy vấn đề của mình và tôi mong muốn trước cử tri, Bộ trưởng nói xem có chịu một phần trách nhiệm không?” - ĐB Đồng Hữu Mạo gay gắt.
 
Trong phần trả lời bổ sung diễn ra sau giờ giải lao của phiên chất vấn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mới trả lời nội dung này. “Tôi cũng đã khẳng định, trong việc tham mưu về cơ chế, chính sách của các cơ quan có liên quan cho Chính phủ, cho QH, cho Trung ương, còn có những hạn chế, trong đó có trách nhiệm của chúng tôi” - Bộ trưởng Hoàng nói.
 
Trong phần trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh đây là vấn đề nhức nhối tồn tại nhiều năm nay, dù lực lượng chức năng đã hết sức cố gắng nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, trong đó có lực lượng quản lý thị trường (QLTT) của bộ Công Thương. Bộ trưởng cho biết trong báo cáo kiểm điểm cá nhân gửi các vị đại biểu QH phục vụ lấy phiếu tín nhiệm đã nhận trách nhiệm của hạn chế này. Để nhấn mạnh cho những cố gắng của lực lượng QLTT, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết "Trang thiết bị để kiểm tra, kiểm nghiệm rất thiếu thốn. Ở một số nơi, anh em QLTT phải dùng miệng để kiểm tra phân bón. Đây là chuyện có thật, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả chưa cao".
 
Xin được chất vấn thêm, ĐB Nguyễn Thị Khá nói “Tôi rất buồn khi nghe Bộ trưởng nói thiếu phương tiện đến mức cán bộ phải thẩm định phân bón bằng miệng. Nếu kiểm tra thuốc trừ sâu thì kiểm định bằng gì, thiếu phương tiện thế thì Bộ trưởng đề xuất thế nào?”.
 
Với câu hỏi thêm của ĐB Nguyễn Thị Khá, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Việc tôi dẫn ví dụ về việc lực lượng QLTT đến kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ lấy tay thử, thì đây là ví dụ thôi, ví dụ để thấy rằng chúng ta còn đang thiếu các công cụ phục vụ việc kiểm tra chất lượng, không phải chỉ trong lĩnh vực phân bón vô cơ, mà còn nhiều hàng hóa khác: Thực phẩm, hàng hóa có liên quan đến sức khỏe nhân dân”.
 
ĐB Khá tiếp tục xin chất vấn song Chủ toạ phiên chất vấn - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Đã hết thời gian dành cho đại biểu”
 
ĐB Phạm Văn Cường (Lào Cai) cũng truy vấn Bộ trưởng về trách nhiệm trong công tác phòng chống buôn lậu và cho rằng tình trạng này diễn ra rất nhức nhối nhưng nguyên nhân và trách nhiệm đều chung chung, chưa có ai phải chịu trách nhiệm cá nhân.
 
Đây là lần đăng đàn thứ 3 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại diễn đàn QH. Trước đó là các đợt trả lời tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4. Ngoài ra, Bộ trưởng còn trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ QH tại phiên họp thứ 26. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bình luận việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhiều lần “đăng đàn” cho thấy Công Thương là vấn đề rất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực mà cử tri và đồng bào cả nước quan tâm.
-------------------------
Xử lý cán bộ sai phạm: Cấp càng cao, càng phải làm nghiêm dân mới tin
Căn bệnh quyền thì cao, trách nhiệm thì ít; tình trạng chơi nhiều hơn làm; tệ tham nhũng hối lộ khiến lòng tin mất dần mất mòn, những trì trệ trong công tác cán bộ... đã trở thành chủ đề “nóng”, khi Quốc hội (QH) thảo luận báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn ngày 17.11.
 
Dòng sự kiện Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII     
“Tiền ở đây là ăn chặn của dân”
 
Theo ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, cải cách hành chính, nhưng càng cải cách bộ máy thì bộ máy ngày càng phình to. Cải cách biên chế thì biên chế không giảm được một ai, biên chế ngày càng tăng. “Chúng ta sử dụng tiền thuế của dân phải sử dụng làm sao cho có hiệu quả”- ông Thuyền bức xúc và đặt vấn đề: Chúng ta đang bảo vệ người dân hay bảo vệ cán bộ? Nếu bảo vệ lợi ích người dân thì phải kiên quyết sa thải bớt cán bộ yếu kém năng lực bằng cách xác định vị trí việc làm và đưa những người không làm gì, những cán bộ dư thừa ra khỏi bộ máy. 
 
Bởi vấn đề gây mất lòng tin của dân nhất. Có cán bộ trên truyền hình đổ lỗi cho dân rằng “cán bộ của chúng tôi chưa bao giờ đòi dân một đồng nào, tại dân cứ đưa. Vậy vì sao dân đưa (?!). Dân đưa tiền không phải vì kính nể. Tiền ở đây cũng không phải “cái lộc quan”. Đây là ăn chặn của dân.
 
“Làm từ vai trở xuống thì dân không tin đâu”
 
Bằng một ví dụ trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa, nơi “không có bất cứ khiếu tố, khiếu nại nào cả”, ĐBQH Lê Nam đặt câu hỏi “tại sao (việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại các dự án) vốn có vốn nước ngoài lại làm êm ái đến thế? Và ông nhìn nhận “dân khiếu nại chủ yếu là do chính sách của chúng ta ”. Và cho rằng nguyên nhân là từ chính sách, từ cách làm, từ lợi ích.
 
Cho rằng các quy định của Chính phủ là không sai, tuy nhiên, cách thức thực hiện của đội ngũ cán bộ ở địa phương khiến “người dân đứng ngoài” hoàn toàn trong việc định giá. Người dân bị áp đặt giá dù đó là tài sản của họ”.
 
Việc xử lý cán bộ vi phạm, đặc biệt với cán bộ cao cấp đang có vấn đề, cụ thể là trường hợp nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, ông Nam đề nghị đối với xử lý cán bộ cao cấp, càng cao càng phải làm nghiêm. Điều này là rất quan trọng. “Không làm đến đầu đến não mà chỉ làm từ vai trở xuống thì nhân dân không tin đâu”- ông nói.
 
ĐBQH Bùi Thị An cũng “nói rất nhiều” về việc quy trách nhiệm người đứng đầu vì “quyền thì nhiều thì cao, nhưng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm”. ĐBQH Phạm Đức Châu đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, những người trực tiếp thực hiện các chính sách, nhất là ở địa phương. Những chính sách, những mục tiêu được đề ra rất nhân văn, rất tốt đẹp, nhưng việc thực hiện cho thấy hiệu quả không cao, đặc biệt là các dự án tam nông. Nguyên do, theo ông, chính là ở việc thực hiện của đội ngũ cán bộ ở địa phương.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo