Theo ABC Radio, các nhân viên ở Công viên Quốc gia Kakadu, Australia đã buộc phải bắn hạ một con cá sấu dài 4,2m khi nó cố lao vào tấn công hai du khách.
Anh Sam Storer, nhân viên của Công viên Quốc gia Kakadu cho biết, con cá sấu tỏ ra rất hung hãn và cố tấn công hai du khách.
"Chúng tôi đã nhận được thông báo về việc con cá sấu cố tấn công người dân. Chúng tôi buộc phải bắn hạ nó. Con cá sấu có vết thương rất lớn ở đuôi có thể do hỗn chiến với đồng loại" - Sam chia sẻ.
Sam cũng cho biết, các du khách không nên tự ý đi tham quan mà phải có sự hướng dẫn của các nhân viên.
Các nhân viên ở Công viên Quốc gia Kakadu đã sử dụng một chiếc máy kéo để đưa xác con cá sấu tới nơi chôn cất.
Một trong những nguyên nhân khó kéo giảm tai nạn giao thông là người say... tự ngã khi đi từ quán nhậu về nhà. Đây là dịp cuối năm, thường tổ chức liên hoan, tiệc tùng nên nhiều người nhậu đến 2-3 giờ sáng, trên đường về nhà thì tự tông vào lề đường hoặc tự ngã.
Trong năm 2014, Đà Nẵng xảy ra 178 vụ tai nạn giao thông, làm chết 96 người, bị thương 157 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 59 vụ (178/237 vụ, tương đương 24,8%), giảm 34 người chết (96/130 người, tương đương 26,2%), giảm 41 người bị thương (giảm 20,7%). - Đó là số liệu do ông Lê Văn Trung – Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban an toàn giao thông (ATGT) Đà Nẵng cho biết ngày 23/1. Theo ông Trung, để có được kết quả trên là do Ban ATGT Đà Nẵng triển khai nhiều biện pháp nghiêm túc, đồng bộ theo các văn bản của Chính phủ, Ủy Ban ATGT quốc gia.
Trong năm 2014, lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, phát hiện lập biên bản gần 60 ngàn trường hợp vi phạm, xử phạt trên 46 ngàn trường hợp để chuyển kho bạc Nhà nước thu gần 27,5 tỉ đồng, tạm giữ 122 ô tô và gần 1.500 mô tô, tước giấy phép lái xe gần 6 ngàn trường hợp...
Theo Thượng tá Lê Ngọc – Trưởng Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, mặc dù tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn có giảm nhưng chưa bền vững; một trong những vấn đề không dễ khắc phục ngay là ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.
Thượng tá Lê Ngọc cho hay, số người vượt đèn đỏ hiện rất lớn, mỗi tháng lực lượng CSGT xử lý trên 200 trường hợp, chủ yếu là thanh niên, xe ôm, người buôn bán nhỏ... Cái này thuộc về ý thức và sự hiểu biết của người dân đối với luật giao thông.
“Nhiều trường hợp người tham gia hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nhưng vẫn cố tình vi phạm. thậm chí có biểu hiện thách thức, chống đối lực lượng chức năng khi thi hành nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến TTATGT trên địa bàn”, Thượng tá Lê Ngọc nói.
Một trong những tình trạng đó là học sinh THCS, THPT vi phạm về TTATGT diễn ra khá phổ biến như điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, chưa đủ tuổi điều khiên phương tiện xe mô tô... nhưng các bậc phụ huynh và nhà trường chưa có biện pháp quản lý triệt để.
Bên cạnh đó, theo Thượng tá Lê Ngọc, một bộ phận sinh viên thường xuyên vi phạm luật giao thông như điều khiển xe chở quá số người quy định, không có giấy phép lái xe, phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm làn đường, chạy quá tốc độ... khi gặp lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe kiểm tra thì tìm cách đối phó, trốn tránh bỏ chạy với tốc độ cao gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông hoặc không chịu ký biên bản...
Thượng tá Lê Ngọc kể có nhiều trường hợp khi gặp người đi ngược chiều thì đối tượng quay đầu bỏ chạy, lực lượng CSGT không dám đuổi theo vì rất nguy hiểm cho người đi đường nên gọi cho trạm kế tiếp xử lý hoặc ghi lại biển số xe phạt nguội.
Hay như có trường hợp người đã uống rượu bia “say mềm” không chịu để cho lực lượng chức năng đo nồng độ cồn, không chịu ký biên bản... Những trường hợp này, lực lượng CSGT đều quay phim lại, tạm giữ phương tiện hôm sau mời lên cho xem lại thì mới thừa nhận vi phạm.
Một trong những nguyên nhân khó kéo giảm tai nạn giao thông là người say.... tự ngã khi đi từ quán nhậu về nhà. Thượng tá Lê Ngọc cho biết, trong tháng 1 này, có gần 10 trường hợp bị tử vong do tai nạn giao thông. Nguyên nhân đây là dịp cuối năm thường hay tổ chức liên hoan, tiệc tùng nên nhiều người nhậu đến 2-3 giờ sáng, trên đường về nhà thì tự tông vào lề đường hoặc tự ngã gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
Nhiệm vụ trong năm 2015, theo ông Lê Văn Trung – Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực ATGT Đà Nẵng, phấn đấu kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn từ 5% trở lên trên cả 3 tiêu chí. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ tải trọng phương tiện, không còn xe ô tô chở hàng quá tải trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chỉ đạo quyết liệt trong công tác bảo đảm trật tự án toàn giao thông, trật tự đô thị, không để xảy ra đua xe trái phép, ùn tắc giao thông...
----------------------------
Hãi hùng với bến đò "kiểu mẫu"!
Dù được cắm biển bến đò kiểu mẫu nhưng thuyền chở quá tải trọng, cả khách lẫn chủ không mặc áo phao. Thậm chí, có những khi đò chở cả người lẫn… bò.
Bến đò Cung nằm giữa địa phận 2 xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) và Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An). Năm 2012, bến đò Cung được UBND tỉnh Nghệ An xây dựng mô hình bến đò kiểu mẫu. Bến được trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh để đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, hầu như những vật dụng cứu sinh này chỉ được trang bị…. cho có.
Tại bến có 2 đò nhưng thời điểm chúng tôi có mặt (ngày 20/1) chỉ có đò mang BKS NA6714 hoạt động. Đò cập bến, khách chen nhau, xe máy cũng “trôi” từ trên dốc xuống đò. Hết khách trên bến thì chủ đò cho đò chạy. Theo tấm biển ghi trên đò thì con đò này chỉ có sức chở tối đa 12 người, trọng tải 0,5 tấn. Tuy nhiên, nhà đò đã chở đến 18 người cùng với 4 chiếc xe máy.
Phao cứu sinh lẫn áo phao đều được gác hoặc buộc trên mái đò nhưng tuyệt nhiên không thấy ai sử dụng. Với một chiếc áo phao để mặc nhưng khi tôi đang loay hoay mở khóa thì đò đã chạy được 1/3 sông. Những người có mặt trên chuyến đò khi được hỏi đều trả lời: “Không thấy ai mặc nên cũng không mặc” hoặc “không thấy chủ đò nhắc nhở”.
Một phụ nữ xã Cát Văn dắt thêm một cháu nhỏ tầm 4 tuổi, cả hai mẹ con đứng giữa thuyền nhưng không ai mặc áo phao. “Đi quen rồi, với lại cũng không thấy ai mặc mà. Dân ở đây chỉ mặc áo phao khi phải đi đò vào mùa lũ thôi, khi đó nước dâng cao với lại dòng chảy cũng mạnh”, chị này cho biết.
Đa số khách đi xe máy đều ngồi nguyên trên xe từ khi xuống đò. Thậm chí, một bác tài chở cả con bê trên xe nhưng vẫn… ung dung như đang ở trên mặt đất. Khi được hỏi, những người khách này đều bàng quan đến sửng sốt “rơi sao được”.
Chị H. T. T ở Thanh Chương nhưng công tác tại huyện Đô Lương nên thường xuyên phải qua đò để đến cơ quan. Chị T. cho biết: “Hồi đầu mới đi đò cũng sợ lắm. Có khi chủ đò xếp chặt một đò cả người lẫn xe đến nỗi phải ngồi nguyên trên xe máy để… tiết kiệm chỗ. Nói dại chứ lỡ mà có sự cố gì thì bao nhiêu con người, bao nhiêu xe cộ rơi xuống sông thì chỉ có nước chết.
Có lần đò chở cả người, xe máy còn kèm theo cả con bò, chúng tôi phải nín thở vì sợ bò lồng lên gây lật đò. Tôi cũng thử lấy phao cứu sinh trên mái nhưng khó mở ra quá nên… thôi, với lại cũng có thấy ai mặc đâu. Hơn nữa, nếu có muốn mặc áo phao thì khách đi đò cũng chẳng có thời gian mà mặc bởi cứ người khách cuối cùng lên là đò chạy”.
Đưa thắc mắc này hỏi ông chủ đò, ông thủng thẳng: "phao đó, ai mặc thì tự lấy mà mặc". Khi biết chúng tôi đang ghi hình thì ông lái đò tỏ rõ thái độ khó chịu.
Trao đổi về tình trạng quá tải cũng như việc xem thường an toàn tính mạng hành khách khi đi qua bến đò Cung, ông Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: “Xã cũng thường xuyên kiểm tra và lập biên bản chủ đò về các vi phạm liên quan đến việc đảm bảo an toàn tính mạng của khách đi đò. Về việc đò chở quá tải thì ngay chiều nay tôi sẽ cho anh em ra kiểm tra, nếu đúng sẽ lập biên bản xử phạt hành chính theo quy định".
Còn ông Trần Hữu Khai – Phó Chủ tịch UBND xã Cát Văn - cũng thừa nhận có tình trạng khách qua đò không mặc áo phao mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra và xử phạt hành chính khi phát hiện vi phạm. Ông Khai nói do không có lực lượng túc trực tại bến để kiểm tra nên “Nhắc nhở rồi, tuyên truyền rồi, xử phạt rồi nhưng đâu lại hoàn đấy", ông Khai cho hay.
Riêng việc đò chở quá tải trọng cho phép, theo ông Phó Chủ tịch UBND xã Cát Văn, chỉ là “việc có một không hai thôi. Mấy năm trước có xảy ra chết người do đò chở quá tải trọng bên mạn sông phía xã Trung Sơn nên giờ người ta cũng không dám chở quá tải nữa đâu".
----------------------
Xe tải đang chạy bốc cháy, tài xế định lao xuống kênh
Phát hiện thùng hàng đang bốc cháy dữ dội, tài xế định lùi xe tải xuống kênh Tàu Hũ dập lửa nhưng bất thành vì đụng phải rào chắn.
Vụ việc xảy ra vào sáng sớm 24/1 trên đại lộ Võ Văn Kệt, đoạn gần cầu Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 4h30 cùng ngày, xe tải chở nhiều hàng hoá gồm thực phẩm và đồ nhựa lưu thông trên đại lộ Võ Văn Kiệt, hướng từ huyện Bình Chánh về trung tâm thành phố. Đến khu vực trên, quan sát qua kính chiếu hậu, tài xế phát hiện thùng hàng phía sau bốc cháy ngùn ngụt nên tấp vào lề đường, cùng với phụ xe tìm cách dập lửa.
Do xe chở nhiều đồ nhựa nên đám cháy lan rất nhanh. Trong lúc chưa có người ứng cứu, tài xế điều khiển xe chạy lùi xuống kênh Tàu Hũ, định dùng nước kênh dập tắt vụ hoả hoạn nhưng bất thành vì vướng phải rào chắn. Cả 2 cố gắng chuyển những hàng hoá chưa bắt lửa xuống để giảm thiệt hại.
Lực lượng PCCC quận 1 điều động xe chữa cháy cùng nhiều chiến sĩ đến dập tắt vụ hoả hoạn. Theo quan sát, khoảng 2/3 số hàng trên xe đã bị thiêu rụi hoặc hư hỏng không thể sử dụng. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện phía sau xe gây cháy.
Đến gần 7h, xe cứu hộ đã di chuyển xe tải gặp nạn ra khỏi hiện trường. Số hàng hoá còn lại được chuyển lên xe tải khác.
----------------------------