Tin thế giới chiều 30-01-2015: Vì sao Trung Quốc lo sợ khi Việt Nam có tàu ngầm? - Hoãn mở rộng hợp tác quân sự, Mỹ không tin Trung Quốc?

  • Cập nhật : 30/01/2015
Vì sao Trung Quốc lo sợ khi Việt Nam có tàu ngầm?
Tàu ngầm Việt Nam chỉ hoạt động trong vùng biển Việt Nam thì việc có 3 chiếc, 6 chiếc hay 60 chiếc cũng vậy thôi…cớ sao Trung Quốc phải hằn học? 
 
Đương nhiên, tàu ngầm Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam không phải là hoạt động du lịch, khảo sát khoa học mà hoạt động chiến đấu (tác chiến) để bảo vệ vùng biển chủ quyền.
 
Rõ ràng, về thái độ của những kẻ lên tiếng lo ngại đã có vấn đề, đằng sau đó là một âm mưu lớn với vùng biển Việt Nam, cho nên, không chỉ khi tàu ngầm xuất hiện mà bất cứ loại vũ khí gì cho phòng thủ, thậm chí bất cứ mối quan hệ nào về quốc phòng với lân bang, cũng đều được coi là sự cản trở hoặc là tạo ra sự nguy hiểm không lường được cho âm mưu đen tối của họ.
 
Tuy nhiên, chỉ về thái độ thôi thì chúng ta không đáng quan tâm, vì thế giới này có nhiều quốc gia không thích, không muốn quốc gia láng giềng khác mạnh lên để dễ bề khống chế, nhưng thái độ đó gắn liền với một âm mưu thôn tính, chiếm đoạt…thì cũng nên phân tích kỹ một chút để thấy được rằng những lo sợ, hằn học, của kẻ có ý đồ độc chiếm biển Đông không phải là không có cơ sở. Vậy đó là những vấn đề gì?
 
Thứ nhất là lo ngại sự phát triển lực lượng của Việt Nam. Khi Việt Nam đã có tàu ngầm tham gia tác chiến trong đội hình phòng thủ thì nhiều hay ít không quan trọng với Việt Nam mà đó chỉ là sự lựa chọn để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật mà thôi.
 
Điều rất quan trọng cần quan tâm là, Việt Nam đã có đủ cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, để phát triển lực lượng tàu ngầm, đáp ứng tình hình khi cần thiết.
 
Nên nhớ là để có được tàu ngầm tác chiến là không hề đơn giản cho bất kỳ quốc gia nào, riêng Việt Nam, nếu không nhầm thì đã phải chuẩn bị không dưới 20 năm. Và các chuyên gia quân sự thế giới đã đánh giá sự xuất hiện của tàu ngầm Việt Nam rằng: “Cuộc chơi trên Biển Đông đã thay đổi” là không cường điệu hóa một chút nào.
 
Đúng! Một thế lực quân sự mới đã, đang, hình thành và sẽ phát triển trên Biển Đông.
 
Thứ hai là tàu ngầm Việt Nam trở nên rất lợi hại bởi có lợi thế địa lý.
 
Việt Nam án ngữ tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương sang Thái Bình dương. Đây là tuyến hàng hải quan trọng có tính sống còn của nhiều quốc gia Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
 
Không những thế, về mặt quân sự, tuyến vận tải quân sự của Trung Quốc về phía Nam cũng không ngoài tình thế trên. Do đó nếu xung đột quân sự xảy ra, khi cần phải phong tỏa, có thêm lực lượng tàu ngầm tác chiến thì chiến dịch sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
 
Hải chiến hiện đại ngày nay, các lực lượng đối địch hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, thường được dùng để phô tương thanh thế…mới chỉ là một lợi thế.
 
Nhưng mỗi bên, bằng cách nào đó (chiến thuật), mà đưa tên lửa vào trúng mục tiêu trước, mới quyết định sự thành bại của các trận hải chiến. Vì thế, hải chiến, không chiến, trong phòng thủ từ hướng biển của Việt Nam, vấn đề có tính quyết định trong đòn tấn công là các vị trí đợi cơ, vị trí xuất phát tấn công ở đâu mà khi đối phương phát hiện ra thì chúng cũng đã nằm trong tầm hỏa lực.
 
Do vậy, yếu tố bí mật trong hải chiến hiện đại được nâng lên một khái niệm rộng hơn, đó là, bí mật không những do thế địa lý tạo ra trực quan, mà bí mật còn do thế địa lý tạo ra bằng công nghệ (radar, thông tin liên lạc) để “che mắt, bịt tai địch”, nhằm đưa lực lượng ta vào gần nhất có thể, trong tầm hỏa lực, để công kích mục tiêu.
 
Trong khi đó, ai cũng biết, tàu ngầm KILO là lợi hại, là “lỗ đen”…nhưng nó là tàu ngầm Diesel-điện nên thời gian hoạt động ngầm là hạn chế mà cần phải nổi để nạp điện.
 
Đây là một bài toán rất khó cho không ít quốc gia sử dung tàu ngầm diesel-điện là làm sao khi nổi lên nạp điện hoặc ở vị trí đợi cơ hay ở vị trí xuất phát tấn công có lợi nhất…mà vẫn không bị lộ bí mật.
 
Với Việt Nam, bài toán trở nên quá đơn giản. Bờ biển Việt Nam dài, có những dãy núi ăn sâu ra biển, cho nên không những chỉ có cảng Cam Ranh là căn cứ lý tưởng cho tàu ngầm trú đậu, trú ẩn và xuất phát tấn công mà các vị trí khác trên bờ biển Việt Nam cũng có thể là nơi cho tàu ngầm Việt Nam thỏa mãn những điều kiện trên: bí mật, bất ngờ.
 
Tàu ngầm quốc gia nào, kiểu loại gì cũng đều rất mạnh trong tấn công, nhưng rất yếu khâu phòng thủ tự bảo vệ mình. Do đó, khi bị lộ vị trí bởi đối phương phát hiện (bằng máy bay săn ngầm, tàu săn ngầm) là coi như bị loại nếu như không được các lực lượng khác hỗ trợ, bảo vệ.
 
Ở vào một thế địa lý như Việt Nam, tàu ngầm Việt Nam lại chỉ tác chiến trong vùng biển Việt Nam, cho nên, đối phương dùng các phương tiện như máy bay, tàu mặt nước, để săn KILO của Việt Nam thì gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ vùng biển, vùng trời Việt Nam không phải là nơi để các loại đó của đối phương “diễn tập”.
 
Hơn nữa, ở vào một thế địa lý như Việt Nam thì với khả năng của tàu ngầm KILO, tấn công vào sào huyệt đối thủ tiềm tàng cũng không phải là quá khó…
 
Như vậy thế địa lý đã tạo ra bất ngờ, bí mật, là thế mặc nhiên vốn có, hỗ trợ tự nhiên vô cùng thuận lợi cho tác chiến ngầm của Việt Nam. Rõ ràng, lợi thế địa lý đã tạo ra lợi thế tác chiến, không những với các loại tàu khác mà còn với tàu ngầm cùng loại của đối phương.
 
Thứ ba là chiến tranh du kích của Việt Nam thăng hoa bởi tàu ngầm.
 
Tại sao Việt Nam chỉ mua sắm 6 chiếc tàu ngầm KILO mà không là 8, 9…thì như trên đã nói, nhiều hay ít nó phụ thuộc chủ yếu là yêu cầu chiến thuật.
 
Đó là số lượng ít nhất có thể, để đáp ứng được nhiệm vụ chiến thuật đề ra, đã được cơ quan Tham mưu tính toán kỹ, mà trong đó lợi thế địa lý đã luôn luôn là kim chỉ nam cho tư tưởng quân sự “lấy ít địch nhiều” nói chung và tác chiến ngầm nói riêng của Việt Nam.
 
Điều này chỉ cho ta thấy mối liên hệ mật thiết của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam với địa thế Việt Nam mà thời hiện đại, dân tộc Việt đã phát triển lên một tầm cao mới là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong BVTQ…
 
Thực hiện một cuộc chiến tranh du kích (CTDK) trên đất liền thì không ai bàn cãi, nhưng trên biển, địa hình trống trải…thì chiến tranh du kích hay hải chiến du kích (HCDK) của Việt Nam vẫn tồn tại và phát huy.
 
CTDK có 2 lối đánh đặc trưng đó là phục kích và tập kích. Hai lối đánh này luôn dựa vào lợi thế địa hình để tổ chức thực hiện, trong đó yếu tố bí mật, bất ngờ, quyết định thành bại của đòn đánh.
 
Phục kích theo lối truyền thống thì chủ thể là con người, con tàu, ẩn nấp chờ giặc đến (thế tĩnh chờ thế động) đúng tầm là tấn công, nhưng theo lối hiện đại thì máy bay, tên lửa và thậm chí cả pháo binh (luôn ở thế động) vẫn có thể là chủ thể của trận phục kích.
 
Tập kích là bí mật, bất ngờ, dùng lực lượng cơ động nhanh, uy lực mạnh, tấn công dồn dập vào quân địch khiến chúng tê liệt, tan rã hay thiệt hại nặng. Đây là đòn đánh sở trường của Việt Nam mà bất kỳ lực lượng nào, từ đặc công cho đến không quân, hải quân đều sử dụng.
 
Nếu như chúng ta có chút kiến thức về địa lý quân sự thì lực lượng phòng thủ biển đảo của Việt Nam sử dụng 2 lối đánh phục kích và tập kích là tối ưu. Sự kết hợp giữa tàu ngầm và không quân luôn tạo ra những quả đấm cực mạnh, cực nhanh, cực hiểm vào tuyến hành lang "bất khả kháng" của kẻ địch.
 
Sự xuất hiện tàu ngầm Việt Nam giống như một mảnh ghép cuối cùng trong một bức tranh giá trị cao về thẩm mỹ và nghệ thuật -“bức tranh” thế trận phòng thủ biển có chiều sâu, có chiều rộng, có tính liên hoàn của nhiều lực lượng.
 
Một mảnh ghép cuối cùng làm thăng hoa lối đánh sở trường của Việt Nam đã vốn cực kỳ nguy hiểm cho đối thủ hùng mạnh trong các cuộc chiến tranh trước đây.
 
Tại sao bạn không cao, nhưng khiến nhiều người phải ngước nhìn? Tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng vậy thôi, không nhiều, không hiện đại hơn ai, nhưng khi nằm trong tay một đất nước có lợi thế địa lý như Việt Nam, khi nằm trong tay một đội quân dày dạn trận mạc có truyền thống đánh giặc, sử dụng vũ khí sáng tạo, có một nền nghệ thuật quân sự độc đáo như Việt Nam, thì...đánh giá sức mạnh của nó như thế nào tùy theo sự chủ quan của đối thủ.
 
Tại sao giới truyền thông Trung Quốc lại lo sợ, hậm hực, bàn tán, trước những chiếc tàu ngầm KILO của Việt Nam mà số lượng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi họ đã có hàng chục chiếc tàu ngầm cũng dạng KILO?
 
Ở đây không đơn giản là thái độ, mà đằng sau đó là âm mưu và đặc biệt là nhận thức sự nguy hiểm khôn lường, luôn tiềm ẩn của chính những chiếc tàu ngầm Việt Nam gây ra khi tác chiến. Xét về mặt quân sự, là không có gì ngạc nhiên, nó phù hợp với logic.
------------------------

 Chính phủ Jordan khẳng định "chưa tiến hành trao đổi con tin"

Hơn 12 giờ sau hạn chót của IS, chính phủ Jordan cho biết họ chưa tiến hành một cuộc trao đổi nào với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trước đó, IS đăng tải đoạn băng dọa giết phi công người Jordan nếu yêu cầu của chúng không được thực hiện vào chiều tối qua 29/1.
 
Hãng tin NHK của Nhật hôm nay 30/1 dẫn thông tin từ chính phủ Jordan khẳng định, chưa có bất kỳ cuộc trao đổi con tin nào diễn ra. Trước đó, nhiều người hoài nghi một sự dàn xếp nào đó đã diễn ra ngầm vào thời khắc IS ra hạn trao đổi con tin lấy nữ tử tù.
 
Hôm qua, 29/1, IS đã tung ra một đoạn băng yêu cầu trao đổi nữ tử  tù Sajida al-Rishawi đang bị giam giữ tại Jordan lấy phóng viên chiến trường người Nhật Kenji Goto tại biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc mặt trời lặn cùng ngày, bằng không, phi công Jordan trong tay IS sẽ bị giết. 
 
Tối qua 29/1, Bộ trưởng truyền thông, liên lạc của Jordan Mohammad al-Momani cho biết nữ tù nhân al-Rishawi vẫn đang bị giam giữ tại Jordan dù hạn cuối mà IS đưa ra đã qua. Nữ tù nhân này đã bị kết án tử hình vào năm 2006 do âm mưu đánh bom bất thành và liên quan đến các vụ đánh bom ở thủ đô Anman, Jordan làm chết gần 60 người.
 
Ông al-Momani cho biết, chính phủ Jordan đã sẵn sàng để trao đổi tù nhân, tuy nhiên chưa nhận được bằng chứng thực sự thuyết phục rằng phi công Maaz al-Kassasbeh của nước này vẫn còn sống sót. Trung úy al-Kassasbeh đã bị phiến quân IS bắt giữ hồi tháng trước sau khi chiếc máy bay F-16 của anh gặp nạn và rơi xuống miền bắc Syria.
 
Hạn chót đã qua  nhưng IS vẫn chưa tung bất kỳ video hay một đoạn băng ghi âm nào về tình trạng của con tin người Nhật và phi công người Jordan đang trong tay chúng. Người dân hai nước đang rất lo lắng cho số phận của 2 con tin trong tay nhóm Hồi giáo cực đoan IS. 
---------------------------
 Hoãn mở rộng hợp tác quân sự, Mỹ không tin Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa quyết định hoãn chương trình mở rộng quan hệ quân sự với Trung Quốc vì nhiều vướng mắc chưa giải quyết được.
 
Theo báo Wall Street Journal, Lầu Năm Góc cho biết không đồng ý thực hiện chương trình trao đổi quân sự quy mô lớn với Bắc Kinh. Trước đó các quan chức hải quân Mỹ và Trung Quốc đề xuất quân đội Mỹ cử tàu sân bay tới thăm Trung Quốc.
 
Tuy nhiên Lầu Năm Góc không đồng ý với yêu cầu này. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định sẽ chỉ đưa ra quyết định khi hai nước ký thỏa thuận về các quy định quản lý và ngăn chặn rủi ro đối với các vụ đối đầu của máy bay quân sự hai nước trên không.
 
Các cuộc đối đầu trên không đã dẫn đến nhiều cuộc đấu khẩu gay gắt giữa quan chức quốc phòng hai nước.
 
Tháng 8/2014, Mỹ cáo buộc một máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến đến sát máy bay do thám P-8 của hải quân Mỹ ở khoảng cách chỉ 15m ở trên bầu trời gần đảo Hải Nam.
 
Khi đó Bắc Kinh tuyên bố máy bay nước này giữ khoảng cách an toàn và đòi Washington phải chấm dứt các chuyến bay do thám gần bờ biển Trung Quốc.
 
Trước đó, ở trên Biển Đông năm 2013, một tàu Trung Quốc đã di chuyển sát tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Cowpens.
 
Sau những vụ việc trên, vào tháng 10/2014, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đẩy nhanh đàm phán về cơ chế thông báo cho nhau các hoạt động quân sự lớn và một bộ quy tắc ứng xử an toàn trên không và trên biển giữa hai bên.
 
Thỏa thuận này được thông qua tại cuộc Đối thoại Tham vấn Quốc phòng hàng năm lần thứ 15 tại Lầu Năm Góc do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Christine E. Wormuth đồng chủ trì.
 
Tiếp đó đến tháng 11/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được hai thoả thuận nhằm ngăn chặn đối đầu vũ trang ở châu Á, gồm thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự lớn như tập trận, và nhất trí về các quy tắc ứng xử trên biển và trên không.
 
Tuy nhiên, với việc hoãn mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ đang cho thấy sự thiếu tin tưởng vào Bắc Kinh. WSJ dẫn lời một số nhà quan sát nhận định sự kiện này cho thấy các chính trị gia và tướng lĩnh Mỹ lo ngại rằng việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự không giúp ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng các hành vi đòi chủ quyền vô lý ở châu Á.
 
Hạ nghị sĩ Randy Forbes, chủ tịch một tiểu ban Hạ viện về hàng hải, cho rằng Mỹ không nên mở rộng trao đổi quân sự với Trung Quốc vì có thể bị đánh cắp thông tin quân sự, ví dụ như chiến lược quốc phòng của Mỹ.
-------------------------
Nổ khí gas ở Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Mexico, 7 người thiệt mạng
Một vụ nổ khí gas nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Mexico tối 29/1 làm ít nhất 7 người trong đó 4 trẻ em thiệt mạng và 54 người khác bị thương.
 
Tai nạn xảy ra khi chiếc xe bồn chở gas phát nổ bên ngoài bệnh viện.
 
Truyền hình MVS của Mexico phát đi hình ảnh cho thấy một cột khói đen khổng lồ bốc lên ở khu vực phía Tây thủ đô Mexico và phần lớn cơ sở hạ tầng của bệnh viện này bị đổ sập. Lính cứu hỏa đang nỗ dập tắt các đám cháy và thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn.
 
Cảnh sát cho biết, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 7 thi thể. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ nữ và trẻ em đang bị chôn vùi dưới các đống đổ nát.
 
Những người bị thương, phẩn lớn đã được chuyển đến những bệnh viện gần nhất. Hiện nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra làm rõ./.
----------------------
Giữa lúc căng thẳng, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Nga
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Moscow trong chuyến thăm Nga vào ngày 4 và 5/2 tới.
 
Tờ Kommersant tối ngày 30/1 dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể tới thăm Nga vào ngày 4 và 5/2 để gặp Ngoại trưởng nước chủ nhà Sergei Lavrov.
 
“Nga và Mỹ đang tiến hành các cuộc trao đổi chuẩn bị cho khả năng Ngoại trưởng Kerry đến thăm Moscow trong vài ngày. Chuyến thăm dự kiến diễn ra trong hai ngày, 4 và 5/2 nhưng hiện vẫn chưa ấn định chính xác thời gian.
 
Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ tới Moscow kể từ tháng 5/2013”, tờ Kommersant dẫn nguồn tin cho biết.
 
Cuộc gặp của hai Ngoại trưởng Nga – Mỹ, nếu diễn ra, được cho là sẽ thảo luận về một số vấn đề cấp bách trong quan hệ song phương, bao gồm cả việc Washington bắt giữ một công dân Nga tại Mỹ với tội danh “làm việc cho cơ quan tình báo của Moscow”.
 
Hai bên cũng có thể thảo luận về cuộc xung đột Ả Rập-Israel, chương trình hạt nhân của Iran, tình hình ở Syria và cuộc chiến quốc tế chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
 
Quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi đáng kể trong năm 2014 sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra.
 
Mỹ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia đồng minh phản đối việc Nga sáp nhập Crimea vào chủ thể Liên bang, sau đó cáo buộc Kremlin can thiệp vào cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
 
Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc và kêu gọi các bên liên quan trong các cuộc xung đột Ukraine thiết lập đối thoại trực tiếp.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo