Tin thế giới sớm 28-11-2014:Trung Quốc dùng tiền mua ảnh hưởng ở Thái Bình Dương - NATO lo sợ Nga kiểm soát toàn bộ Biển Đen

  • Cập nhật : 28/11/2014

Trung Quốc dùng tiền mua ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Kể từ thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh 2 tuần trước cho tới chuyến thăm Thái Bình Dương của ông Tập, Trung Quốc đã công bố chi 70 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các khoản vay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 
Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm bang Tasmania của Úc hồi tuần trước, ông đã được chào đón đặc biệt khi trang nhất một tờ báo địa phương được viết bằng tiếng Hoa. Ông đã ăn cá hồi của hòn đảo, vốn sẽ sớm có mặt tại Trung Quốc, và xem một loài thú hiếm có biệt danh quái thú Tasmania.
 
Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nhanh chóng trở lại Nhà Trắng sau một loạt các hội nghị thượng đỉnh tại châu Á thì ông Tập Cận Bình vẫn tiếp tục chuyến công du. Ông Tập đã dành nhiều thời gian hơn ông Obama tại Úc, một đồng minh tin cậy của Mỹ; tới thăm New Zealand, một đồng minh khác của Mỹ, và bay tới đảo quốc nhỏ bé Fiji ở Thái Bình Dương.
 
Bất kể đi đâu, ông Tập cũng mang tới rất nhiều tiền, một sự hào phóng nhằm chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc kinh tế nổi bật tại châu Á.
 
Sự hào phóng ấy được gói gọn trong một thông điệp rộng mà ông Tập ngụ ý trong các bài phát biểu: Đừng lo ngại. "Người khổng lồ" Trung Quốc thân thiện và đáng để quan tâm không chỉ trên cương vị một đối tác kinh tế mà còn trên vị thế đối tác chiến lược.
 
Từ khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh 2 tuần trước cho tới chuyến thăm Thái Bình Dương của ông Tập, Trung Quốc đã công bố chi 70 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các khoản vay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo một phân tích của Đại học quốc gia Úc.
 
Vụ nghiên cứu kinh tế Đông Á thuộc Đại học quốc gia Úc nhận định rằng tác động của một số khoản tiền, như cam kết 40 tỷ USD cho quỹ cơ sở hạ tầng “Con đường tơ lụa” tại Trung và Đông Á, có thể chỉ rõ ràng trong vài thập niên tới.
 
Tuy nhiên, tổ chức trên nhấn mạnh rằng 20 tỷ USD cho các khoản vay và cơ sở hạ tầng đối với 10 quốc gia tại Đông Nam Á là một khoản tiền lớn đối với các dự án sắp được thực hiện.
 
Con số trên đối lập hoàn toàn với các cam kết của Mỹ. Nhà Trắng chỉ cam kết 150 triệu USD cho Myanmar nhân chuyến thăm gần đây của ông Obama trong khuôn khổ một hội nghị thượng đỉnh châu Á. Trong khi đó, bên lề hội nghị đó, Trung Quốc đã cam kết 7,8 tỷ USD cho việc cải tạo đường xá và tăng sản xuất năng lượng tại Myanmar.
 
Ông Tập cũng đối mặt với những thách thức trong khu vực. Các tham vọng của Trung Quốc nhằm kiểm soát nhiều hơn Biển Đông và Hoa Đông, trong đó có các vùng lãnh thổ tranh chấp, đã khiến các quốc gia láng giềng lo ngại. Tuy nhiên, các mối quan hệ tài chính của Bắc Kinh trong khu vực là không thể phủ nhận.
 
Ngoài cam kết tiền, Trung Quốc còn thúc đẩy các thỏa thuận thương mại mà các nhà phân tích nói rằng họ xem chúng mang ý ngoại giao hơn là kinh tế.
 
Trong khuôn khổ thượng đỉnh APEC, Trung Quốc đã kêu gọi khởi động một khu vực thương mại tự do mới tại châu Á-Thái Bình Dương mà Bắc Kinh quảng cáo là bao quát hơn và ít đòi hỏi hơn so với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ ủng hộ mạnh mẽ. TPP hiện vẫn đang được đàm phán và không bao gồm Trung Quốc.
 
Tại Úc, ông Tập và Thủ tướng Úc Tony Abbott đã tuyên bố ký kết thỏa thuận thương mại tự do Trung-Úc sau 10 năm đàm phán, vốn mở cửa thị trường Trung Quốc đối với thịt bò Úc, các sản phẩm từ sữa và cá hồi Tasmania.
 
“Hai tuần qua đã cho thấy rằng, tại châu Á, dù Trung Quốc không phải là một đối tác an ninh thì cũng là một đối tác kinh tế quan trọng”, Wu Xinbo, giám đốc Viện viên nghiên cứu quốc tế Mỹ tại Đại học Fudan, nói. “Điều đó cho thấy Mỹ có thể nói nhiều về sự thịnh vượng của khu vực nhưng không làm nhiều. Trung Quốc chỉ nói ít, nhưng làm nhiều”.
 
Tuy nhiên, những điều mà ông Tập nói tại Úc được xem như một lời trấn an. Trong bài phát biểu trước quốc hội Úc, ông Tập đã nói về sức mạnh của Trung Quốc so với các láng giềng khu vực.
 
“Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với hơn 1,3 tỷ người. Trung Quốc giống như một "người khổng lồ" trong đám đông. Những người khác có thể băn khoăn tự hỏi "người khổng lồ" sẽ hành động và di chuyển như thế nào, và họ có thể lo ngại rằng "người khổng lồ" có thể đuổi họ, cản đường họ hoặc chiếm vị trí của họ”.
 
Ông Tập nói thêm rằng, Trung Quốc muốn mang phát triển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua sự thịnh vượng của mình trong "một vòng an ninh và phát triển".
 
Nhưng phía sau sự trấn an đó là lời nhắc nhở Úc rằng Trung Quốc sẽ kiên định trong việc duy trì "các lợi ích cốt lõi" về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
 
Nhìn về lâu dài, ông Tập dường như đang cố gắng lôi kéo Úc, một trong những đồng minh chia sẻ thông tin tình báo thân cận nhất của Mỹ, khỏi liên minh vốn bền chặt hơn nửa thế kỷ qua với Washington.
 
"Chúng ta có mọi lý do để đi xa hơn khỏi quan hệ đối tác thương mại để trở đối tác chiến lược, vốn có viễn cảnh chung và theo đuổi các lợi ích chung", ông Tập nói.
 
Ông Hugh White, giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Đại học quốc gia Úc, cho hay: "Ông Tập và các cấp dưới rất nghiêm túc về các tham vọng chiến lược của họ. Về lâu dài, họ tin rằng lực hấp dẫn của nền kinh tế Trung Quốc sẽ kéo Úc vào quỹ đạo chính trị và chiến lược của mình và giữ Úc ở đó".
 
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ dường như đã đoán được điều ông Tập có thể đề xuất. Hai ngày trước khi nhà lãnh đạo Trung Quốc phát biểu tại quốc hội Úc trong khi tham dự G20, ông Obama, trong một bài phát biểu trước các sinh tại đây, đã cảnh báo đồng minh của Mỹ không xích lại quá gần Trung Quốc.
 
"Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên các liên minh an ninh, luật pháp quốc tế và các quy định quốc tế, chứ không phải dựa trên mức độ ảnh hưởng, sự ép buộc hay hăm dọa nơi các nước lớn bắn nạt các nước nhỏ", ông Obama nói.
 
Dù là chỉ trong chốc lát nhưng ít nhất Úc đã bị "choáng" vì ông Tập. Truyền thông của Úc, vốn kiên định ủng hộ liên minh với Mỹ, đã đưa tin kỹ càng về nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong khi đó, ông Obama lại bị chỉ trích vì phản đối lập trường của Thủ tướng Úc Tony Abbot về các mục tiêu thay đổi khí hậu.
 
Sau khi phát biểu tại quốc hội Úc, ông Tập, người đã có chuyến thăm lần thứ 5 tới Úc sau vài lần công du trước đây, đã bay tới bang Tasmania. Với chuyến công du này, ông Tập đã tới thăm tất cả các bang của Úc. Các nhà bình luận Úc nói rằng thậm chí ông Obama cũng chưa làm được điều này.
-----------------------
 Ukraine triển khai chiến thuật "bóp nghẹt dạ dày" phe ly khai
Chính quyền Ukraine đang chơi một chiến thuật phiêu lưu "bóp nghẹt dạ dày" để cắt tiếp tế với phe ly khai. Họ quyết định không chi trả lương hưu và trợ cấp cho cư dân ở vùng do phe ly khai kiểm soát.
 
Điều này khiến người dân trong danh sách bị xù lương hưu và trợ cấp rất bức xúc.
 
Trong nhiều giờ, dòng người chịu lạnh tập trung càng đông xung quanh máy rút tiền mà không ai nở nụ cười vì họ không rút được tiền. Hầu như tất cả các máy ATM ở Donetsk đã ngừng làm việc và số còn lại dự kiến sẽ ngừng hoạt động trong hai tuần tới. Người dân ở đây đến để chờ người từ ngân hàng về đổ tiền nhưng họ chờ rất lâu mà không có bóng dáng "người ngân hàng" xuất hiện.
Nhà chức trách Ukraine nói rằng họ đang rút tất cả các dịch vụ nhà nước tại các vùng phe nổi dậy kiểm soát. Họ nói rằng không muốn để phe ly khai lấy được tiền từ túi người dân. Chính vì vậy, cắt lương hưu và trợ cấp của người dân thì sẽ chặn được dòng tiền vào túi phe ly khai.
 
Theo ABC News của Mỹ, động thái từ chối trả lương hưu này là một phần trong kế hoạch của Ukraine để bóp nghẹt dạ dày phe ly khai nhưng báo Mỹ nói rằng đây là một chiến lược quá mạo hiểm. Điều này sẽ khiến người dân miền đông Ukraine càng giận dữ và tăng thêm sự ủng hộ với phe ly khai.
 
"Những gì (Tổng thống Petro) Poroshenko đang nói với chúng tôi là: "Các người không còn là dân Ukraine, các người sẽ không nhận được lương hưu, các người sẽ không nhận được các khoản phúc lợi xã hội. Khi các người chịu kêu, ta sẽ dừng cuộc chiến chống lại các người”. Nhưng tôi không muốn đi đến Ukraine và cầu xin cho lòng thương xót của họ", Georgy Skarov - một người về hưu tại Donetsk nói với báo Mỹ.
 
Một cư dân Donetsk khác là ông Sergey Smotovski nói: "Tôi không thể rút được lương hưu của mình. Đó là điều tồi tệ nhất, tôi sẽ phải làm gì để sống trong mùa đông sắp tới?”. Ông Smotovski hay Skarov chỉ là hai trong số hàng ngàn người bất bình đứng trước các máy ATM làm cảnh và các ngân hàng đóng cửa. Đám đông ồn ào với những lời thóa mạ chính quyền Poroshenko.
 
Không chỉ người dân Ukraine mà ngay cả chính quyền các nước phương Tây cũng tỏ thái độ lên án chiến thuật không được đẹp của Kiev.
 
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm thứ Ba có phát biểu trên đài phát thanh France Inter rằng: "Trong những ngày gần đây, đã có một số thông tin đáng quan ngại từ Ukraine. Trong khi chính phủ Kiev vẫn nói rằng mục tiêu của Ukraine là gia nhập NATO thì họ lại từ chối trả lương hưu cho người dân miền Đông, điều này rõ ràng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng".
 
Dường như ông Fabius chê chính quyền Ukraine chơi không đẹp khi tính ngưng trả lương hưu của công dân ở miền Đông, nhưng lại muốn tham gia sân chơi lắm tiền của NATO. Báo Nga tin rằng để có tiền bù vào ngân sách quốc phòng, Ukraine muốn thôi trả lương hưu và trợ cấp cho người dân ở vùng do phe ly khai kiểm soát.
 
Hôm 21.11, quốc hội Ukraine thông qua một lộ trình hướng tới việc đủ tiêu chuẩn làm thành viên NATO. Họ dự tính tăng chi tiêu quân sự tới 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2015 (chuẩn của NATO là 2% GDP).
---------------------------
NATO lo sợ Nga kiểm soát toàn bộ Biển Đen
Tư lệnh tối cao NATO, tướng Philip Breedlove, ngày 26/11 đã lên tiếng cảnh báo về khả năng Nga tăng cường vũ trang cho căn cứ tại bán đảo Crimea, và từ đây kiểm soát toàn bộ Biển Đen.
 
Tuyên bố trên được ông Breedlove đưa ra trong chuyến công du Ukraine để tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao với lãnh đạo nước chủ nhà.
 
Vị tướng của quân đội Mỹ còn cáo buộc Nga đang duy trì lực lượng tại Ukraine để hỗ trợ những kẻ ly khai, và bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể huy động lực lượng để chiếm thêm nhiều lãnh thổ.
 
“Những nguồn lực đang được điều động tới Crimea sẽ tạo ra một ảnh hưởng đối với toàn bộ Biển Đen”, tướng Breedlove khẳng định. “Tại đó có một lực lượng lớn có thể được huy động nếu cần. Bên trong Ukraine, chúng ta vẫn đang thấy một lượng lớn người Nga, tham gia chủ yếu vào các hoạt động huấn luyện, cố vấn, hỗ trợ và giúp đỡ các lực lượng do Nga hậu thuẫn tại miền Đông”.
 
Cho đến nay Nga vẫn tiếp tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phương Tây rằng họ có vai trò trực tiếp trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, vốn khiến hơn 4317 người thiệt mạng.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga “không đe dọa bất kỳ ai”, và sẽ “phản kháng mọi nỗ lực lôi kéo nước này vào những phiêu lưu địa chính trị”, hãng thông tấn Tass đưa tin hôm 26/11.
 
Chuyến công du Ukraine của vị tư lệnh NATO diễn ra trong bối cảnh chính quyền Kiev bàn thảo về khả năng trưng cầu dân ý để gia nhập liên minh quân sự này.
 
Theo đài BBC, dư luận Ukraine trước đây hoàn toàn không quan tâm đến tư cách thành viên NATO, nhưng đã có sự thay đổi lớn thời gian qua sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, với 51% người được hỏi ủng hộ trong một khả sát gần đây.
 
Kiev cho rằng họ cần gia nhập NATO để ngăn chặn những sự khiêu khích từ phía Mátxcơva.
 
Trong thông báo ngày 26/11, Bộ quốc phòng Nga cho biết đã triển khai 14 chiến đấu cơ tới Crimea, nhằm hình thành một biên đội gồm 30 chiến đấu cơ sẽ được đồn trú trên bán đảo này.
 
Một nhóm chiến đấu cơ đầu tiên đã được điều động tới căn cứ không quân Belbek tại Crimea “từ các căn cứ không quân tại vùng lãnh thổ Krasnodar”, hãng thông tấn Interfax đưa tin.
-------------------------
Anh sẽ "mời" máy bay Mỹ sử dụng tàu sân bay mới
Anh có thể sẽ cho phép các phi đội của Mỹ sử dụng tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh do những trì hoãn liên quan tới máy bay chiến đấu tối tân F-35.
 
Các nguồn tin nội bộ trong Bộ quốc phòng Anh cho hay lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có thể được đề nghị sử dụng hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth cho các hoạt động bay.
 
Anh có kế hoạch đưa phi đội F-35 đầu tiên đi vào hoạt động năm 2018, nhưng hãng tin BBC đưa tin rằng kế hoạch này có thể bị trì hoãn.
 
Dự kiến, một phi đội F-35 của Anh sẽ sẵn sàng phục vụ trên tàu sân bay vào năm 2021. Nhưng dù có đạt được mục tiêu đó thì nó cũng tạo ra một khoảng trống khi Queen Elizabeth đã sẵn sàng trong khi các phi đội của Anh thì chưa.
 
Trong năm qua, các nhà phân tích quốc phòng đã kỳ vọng rằng Bộ quốc phòng Anh sẽ đặt 14 chiếc F-35.
 
Hồi tháng 2, hãng tin BBC cho biết rằng kế hoạch mua sắm sẽ được thông báo "trong vòng ít ngày". Nhưng những hoài nghi về phần mềm phức tạp của F-35 và một vụ cháy động cơ hồi mùa hè năm nay đã gây ra những trì hoãn liên tiếp với quyết định của Anh.
 
Khi quyết định mua sắm được công bố hồi tháng, Anh chỉ mua 4 chiếc F-35. Bộ quốc phòng Anh cho hay đơn đặt hàng này sẽ cho phép các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ tàu sân bay Queen Elizabeth đúng thời điểm, với "các F35B của Anh, do phi công Anh điều khiển".
 
Nhưng sự giảm tốc trong mức độ mua sắm của Anh dự kiến sẽ trì hoãn việc đưa F-35 vào hoạt động, các nguồn tin nội bộ từ Bộ quốc phòng Anh cho hay.
 
Tướng Lord Richards, cựu Tham mưu trưởng quân đội Anh, cho biết việc đề nghị các máy bay Mỹ sử dụng Queen Elizabeth có thể là một cách thức hợp lý nhằm thu hẹp khoảng trống tính từ thời điểm tàu sân bay hoàn thiện tới lúc các chiến đấu cơ của Anh đi vào hoạt đông.
 
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là một trong 2 hàng không mẫu hạm đang được chế tạo cho hải quân Anh. Con tàu dự kiến sẽ được vận hành thử vào đầu năm 2017 và đi vào hoạt động trong hải quân vào năm 2020.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo