Tin thế giới trưa 04-02-2015: Mỹ tính đối đầu quân sự với Nga ở Ukraina? - Hy Lạp mở đầu “hiệu ứng Domino” làm điên đảo Châu Âu

  • Cập nhật : 04/02/2015

 Mỹ tính đối đầu quân sự với Nga ở Ukraina?

Thừa nhận các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đã không thể làm thay đổi quan điểm của Nga trong vấn đề Ukraina, Mỹ đang tính đến chuyện đối đầu quân sự với Nga tại chiến trường Ukraina bằng việc cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội chính phủ Kiev. Liệu một kịch bản chiến tranh quân sự Nga-Mỹ có diễn ra?
 
Trong gói ngân sách tài khóa 2016 giá trị 3,99 nghìn tỉ USD đưa ra ngày 2/2 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị chi 168 triệu USD để đối phó Nga. “Để tăng khả năng phục hồi đối với các chính phủ và nền kinh tế bị ảnh hưởng do áp lực từ phía Nga, gói ngân sách sẽ cung cấp thêm 117 triệu USD viện trợ trực tiếp nước ngoài nhằm chống lại các hành động gây hấn của Nga ở Ukraina và 51 triệu USD chống lại các hành động gây mất ổn định của Nga ở Moldova và Georgia”- theo dự thảo ngân sách của Mỹ.
 
Chính quyền Obama còn cho hay ngân sách năm 2016 cũng bao gồm khoản chi nhằm hỗ trợ NATO và Ukraina để ngăn chặn hơn nữa sức ép từ phía Nga trong khu vực. Ngoài ra, gói ngân sách mà Tổng thống Obama đề xuất còn bao gồm khoản chi 789 triệu USD để tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu. Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ khoản chi 789 triệu USD sẽ dùng để tăng cường an ninh và trấn an các đồng minh NATO cùng các đối tác châu Âu. Khoản ngân sách này sẽ cho phép Mỹ thông qua khuôn khổ sáng kiến cam kết châu Âu, tiếp tục gia tăng diễn tập quân sự, đào tạo và luân phiên hiện diện ở châu Âu.
 
Trước đó, báo New York Times cho hay, một bản báo cáo của 8 nhân vật từng đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong Bộ Quốc phòng Mỹ đã được công bố hôm 2/2, yêu cầu chính phủ viện trợ cho Ukraina 3 tỉ USD vũ khí. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey đã bàn thảo vấn đề này.Tư lệnh liên minh NATO, tướng Philip Breedlove cũng đã đồng ý cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraina. Từ khi tình hình đông Ukraina căng thẳng dẫn đến xung đột vũ trang, Mỹ chỉ cung cấp áo giáp chống đạn, quân phục mùa đông, radar chống tên lửa và máy bay trinh sát không người lái cho Kiev.
 
Theo hãng tin TASS của Nga, Tổng thống Mỹ Obama vẫn chưa đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí sát thương (cho Ukraina). Tuy nhiên, sau một loạt thất bại nghiêm trọng của lực lượng Ukraina trong những tuần gần đây, chính quyền của Tổng thống Obama đang xem xét một đợt viện trợ quân sự mới.
 
Ngày 2/2, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay Washington đang cân nhắc các phương án hỗ trợ chính quyền Ukraina trong cuộc chiến chống lực lượng ly khai, trong đó có cả việc cung cấp vũ khí sát thương.
 
Chiến sự không ngừng leo thang tại miền đông Ukraina, các biện pháp trừng phạt kinh tế không làm Moskva thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraina, các thỏa thuận ngưng bắn chưa bao giờ được tôn trọng. Đó là những lý do được phương Tây viện dẫn để nêu lên khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraina.
 
Cuối ngày hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Mỹ đang cố gắng sử dụng các biện pháp quân sự trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
 
Phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói: “Tôi có 2 ý kiến. Thứ nhất, hiện đã có thể xác nhận rằng, Mỹ ngay từ đầu đã trực tiếp liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraina. Thứ hai, những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy ý định của Washington đang tiếp tục làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ chính quyền Ukraina một cách vô điều kiện. Họ muốn sử dụng giải pháp quân sự cho cuộc xung đột này”.
 
Trong khi đó, các quốc gia đồng minh của Mỹ tại châu Âu đã khước từ đề nghị cung cấp vụ khí cho Ukraina. Ngày 2/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố nước này sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraina, đồng thời khẳng định ủng hộ các cuộc đàm phán và một giải pháp ngoại giao đối với cuộc xung đột giữa chính quyền Kiev và phe ly khai ở miền đông Ukraina. Phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi hội đàm với Thủ tướng Hungaria Viktor Orban tại thủ đô Budapest, bà Merkel khuyến cáo phải khẩn trương khôi phục một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraina, theo những điều khoản của kế hoạch hòa bình Minsk. Bà tuyên bố: "Đức sẽ không ủng hộ Ukraina bằng vũ khí. Cuộc xung đột ở Ukraina không thể giải quyết được bằng quân sự".
 
Pháp cũng luôn muốn là nhịp cầu giữa Nga với phương Tây để giải quyết khủng hoảng Ukraina bằng con đường ngoại giao. Paris không mấy mặn mà trước viễn cảnh cung cấp vũ khí cho quân đội của chính quyền Kiev thân phương Tây.
 
Cho đến nay, các nước phương Tây hy vọng, các đợt trừng phạt gây hậu quả lớn đối với kinh tế Nga sẽ khiến chính quyền Moskva phải xét lại chính sách của mình đối với Ukraina. Tuy nhiên, các biện pháp này hiện vẫn không thể làm thay đổi thái độ của ông chủ Điện Kremlin. Hồi tuần trước một số chuyên gia và lãnh đạo phương Tây cùng nhấn mạnh đến việc Nga cần đóng một vai trò quan trọng trong thế giới đa cực hiện nay. Mỹ cần để ngỏ cho Nga khả năng tìm thấy được vị trí của mình “xét về dài hạn” trong cộng đồng quốc tế, mà “Mokva được kêu gọi đóng một vai trò căn bản” là nhận định của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
 
Tìm một thỏa hiệp, mở ra cho Nga khả năng đóng một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế là chủ trương của ngoại giao châu Âu. Theo AFP, trong một tài liệu đang trong quá trình soạn thảo bị “lọt ra” ngoài, cách nay khoảng hai tuần, đại diện Ngoại giao châu Âu Federica Mogherini giải thích cần phải gác lại vấn đề Nga sáp nhập bán đảo Crưm sang một bên, để mở đường cho những phương thức đối thoại mới với Moskva. Trong chuyến công du Mỹ cuối tháng 1/2015, lãnh đạo Ngoại giao châu Âu nhấn mạnh: “Nước Nga là láng giềng của chúng ta, chúng ta không thể làm gì để thay đổi thực tế địa lý này. Vấn đề là cần phải xác định đối xử như thế nào với nước Nga trong bối cảnh có một xung đột trong hiện tại, và triển vọng quan hệ với Nga trong 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa”.
 
Trong cuộc phỏng vấn của CNN ngày 2/2, Tổng thống Barack Obama bày tỏ quan điểm rằng xung đột quân sự thực sự giữa Mỹ và Nga sẽ không phải là quyết định khôn ngoan, tuy nhiên, ông ta đe dọa sẽ "áp dụng các hành động quân sự để bảo vệ đồng minh. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói những lời hùng biện hiếu chiến của Tổng thống Obama càng chứng tỏ rằng Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ vô điều kiện cho Kiev đi theo giải pháp quân sự. Và điều này sẽ không bao giờ đem lại hòa bình thực sự cho Ukraina.
 
Theo giới phân tích, kịch bản đối đầu quân sự trực tiếp Nga-Mỹ rất khó diễn ra, tuy nhiên, Washington có thể đang “bổn cũ soạn lại” khi cân nhắc cung cấp vụ khí cho Ukraina để chống lại Nga. Một chiêu “mượn dao” giết người đã được Mỹ sử dụng thuần thục từ lâu. Trong xung đột giữa Ukraina, châu Âu với Nga trong tương lai, Mỹ sẽ đóng vai trò là ngư ông đắc lợi.
--------------------------
Hy Lạp mở đầu “hiệu ứng Domino” làm điên đảo Châu Âu
Làn sóng chống “thắt lưng buộc bụng” đã lan từ Hy Lạp sang tới Tây Ban Nha và có thể là cả Italia đã khiến châu Âu hết sức lo lắng.
 
Hy Lạp từ chối khoản vay mới bất chấp khó khăn tài chính
 
Quyết định từ chối nhận khoản vay mới từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) của tân Chính phủ Hy Lạp theo đường lối chống thắt lưng buộc bụng đã khiến giới phân tích đặt ra một câu hỏi lớn về tương lai của Hy Lạp với những khó khăn bộn bề.
 
Thế “đương đầu” giữa chính phủ mới của Hy Lạp với bộ ba chủ nợ Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã được đẩy lên mức kịch tính. Nếu nhận gói vay mới này, Hy Lạp sẽ phải thực hiện tiếp những cải cách theo yêu cầu của các chủ nợ từ ngày 28-2.
 
Đặc biệt là, Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras, người vừa giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử ngày 25-1 vừa qua, đang phải đối mặt với khoản nợ 9 tỷ Euro phải trả cho IMF trong năm nay, trong đó có 2,3 tỷ Euro sẽ phải thanh toán vào tháng 2 và tháng 3 tới, theo ngân hàng BNP Paribas.
 
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện cũng đang nắm giữ số trái phiếu Hy Lạp trị giá 6,7 tỷ Euro mà Athens sẽ phải thanh toán lần lượt trong tháng 7 và tháng 8 năm nay.
 
Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo Hy Lạp sẽ sớm cạn sạch công quỹ, Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis của Hy Lạp vẫn khẳng định chính quyền Athens thà bắt tay vào công việc trong điều kiện không có ngân sách bổ sung còn hơn là trở lại đàm phán về gói cứu trợ.
 
Trong tuần tới, Bộ trưởng Varoufakis sẽ bắt đầu chuyến công du tới thủ đô nhiều quốc gia châu Âu để gặp những người đồng cấp tại Anh, Pháp và Italia về vấn đề này, đồng thời Thủ tướng Tsipras cũng sẽ thăm Italia và Pháp để đàm phán lại về những vấn đề liên quan tới gói cứu trợ Hy Lạp năm 2010.
 
Việc Hy Lạp từ chối khoản vay mới của EU và IMF và sự kiên quyết của nước này trong việc đàm phán trực tiếp với các chủ nợ quốc tế mà không thông qua các tổ chức trung gian là bộ ba EU, IMF và ECB đã khiến châu Âu lo ngại.
 
Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 10 năm hiện đã ở mức trên 11%, khiến Hy Lạp rất khó có thể vay thêm các khoản vay mới nếu không có sự bảo trợ của EU và IMF. Vì vậy, thái độ cứng rắn của Hy Lạp đã khiến lãnh đạo EU lo ngại vì nó sẽ mở đường cho xu thế chống “thắt lưng buộc bụng” ở châu Âu.
 
Vấn đề Hy Lạp đang thực sự là một mồi lửa thổi bùng lên những phản ứng ở hàng loạt các quốc gia thành viên khác vốn cũng đang kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống khó khăn do thắt chặt chi tiêu. Tây Ban Nha đang là nước đầu tiên hưởng ứng cho yêu cầu nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp là người khởi xướng.
 
Theo đó, đã có những tiếng nói kêu gọi người dân Tây Ban Nha hãy hành động theo gương người dân Hy Lạp, mà cụ thể là đảng Podemos, đảng đang kỳ vọng có thể đạt được thành công giống như đảng Syriza ở Hy Lạp trong cuộc bầu cử quốc gia Tây Ban Nha vào cuối năm nay.
 
Làn sóng chống “thắt lưng buộc bụng” bùng nổ ở Tây Ban Nha
 
Ngày 1-12, Lãnh đạo đảng Podemos - ông Pablo Iglesias tuyên bố, làn gió của sự thay đổi đang bắt đầu thổi tại châu Âu, với sự khởi đầu là Hy Lạp và Tây Ban Nha, khi hơn 100.000 người đã đổ ra các đường phố tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, thể hiện sự ủng hộ với đảng Podemos, chủ trương chống “thắt lưng buộc bụng”.
 
Các cuộc diễu hành này diễn ra sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp với chiến thắng thuộc về đảng cánh tả Syriza ủng hộ những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Cuộc biểu tình bắt đầu với hơn 10.000 người vào đầu ngày 31-1, nhưng sang đến ngày 1-2, số lượng tham gia đã lên tới con số hơn 100.000 người.
 
Biển người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Chúng ta có thể” và giương cao biểu ngữ “Thay đổi ngay bây giờ” khi diễu hành từ tòa thị chính Madrid tới quảng trường Puerta del Sol ở trung tâm thành phố, sau lời kêu gọi diễu hành của đảng Podemos với khẩu hiệu tranh cử là chống “thắt lưng buộc bụng”.
 
Chiến thắng của Syriza đã tiếp lửa cho Podemos ở Tây Ban Nha, cũng theo đường hướng tương tự. Rất nhiều người trong đoàn biểu tình đã vẫy quốc kỳ Hy Lạp và cờ đỏ trắng của Đảng Syriza mới thắng cử tại nước này, thể hiện sự ủng hộ với chính phủ mới do Syriza lãnh đạo.
 
Podemos hi vọng có được thành công tương tự trong cuộc bầu cử Tây Ban Nha vào tháng 11 tới. Hiện nay đảng này đang chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử quan trọng này. “Ngọn gió đổi thay đã bắt đầu thổi ở châu Âu - ông Pablo Iglesias tuyên bố - Chúng ta có ước mơ và phải thực hiện ước mơ đó”.
 
Tây Ban Nha hiện đã chính thức thoát khỏi suy thoái. Nền kinh tế nước này tăng trưởng 1,4% trong năm ngoái, tăng trưởng trong quý 4 năm 2014 thậm chí còn đạt 2%, gấp đôi mức tăng trưởng trung bình trên toàn khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, các chỉ số khác của xứ sở bò tót vẫn khá bi quan.
 
Theo một báo cáo đưa ra cuối tuần qua, cứ 4 công nhân tại Tây Ban Nha có một người thất nghiệp. Lương của nhiều người cũng giảm, trong khi số công nhân hợp đồng ngắn hạn được trả lương thấp tăng lên. Người dân Tây Ban Nha đang phải gánh hậu quả cho một chính phủ yếu kém.
 
Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 23,7%, tỷ lệ nợ công trên GDP của Tây Ban Nha vẫn ở một mức quá cao là 92%, cùng với đó là việc phân bổ ngân sách không đồng đều giữa các vùng đang tạo ra một sự bất mãn lớn ở các khu vực kinh tế phát triển nhất như Catalonia.
 
Người dân vùng đông bắc Tây Ban Nha này đang đe dọa sẽ trưng cầu ý kiến người dân để tách khỏi Tây Ban Nha để trở thành một quốc gia độc lập.
 
Nguyên nhân chủ đạo mà Catalonia đưa ra là chính phủ ở Madrid đã thu quá nhiều thuế từ vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước này trong khi tái đầu tư quá ít do phải cứu trợ các vùng nghèo hơn ở Tây Ban Nha, điều này dẫn đến thất nghiệp tăng và cuộc sống ở Catalonia khó khăn hơn bao giờ hết.
 
Bởi vậy, dân chúng Tây Ban Nha đã quay sang ủng hộ đảng Podemos. Các cuộc khảo sát cho thấy, đảng này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri hơn, so với Đảng Xã hội đối lập và thậm chí cả Đảng Nhân dân (PP) cầm quyền. Hai đảng lớn nhất này đã thay nhau nắm quyền ở Tây Ban Nha kể từ năm 1975.
 
Liệu có xảy ra “Hiệu ứng Domino” ở châu Âu?
 
Ngoài Hy Lạp và Tây Ban Nha đang đối diện với nguy cơ vỡ nợ, mà còn có Bồ Đào Nha, Italia... Nguy cơ tiềm ẩn ở “xứ sở mỳ ống” thậm chí còn gay gắt hơn thế, dù vẫn chưa thấy đảng phái nào ra mặt vận động người dân Italia đứng lên phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ.
 
Theo điều tra vào năm 2014, có tới 40,1% người Ý muốn nước mình rời khỏi EU, trong khi một năm trước đó con số này chỉ là 25,7%. Thậm chí là có tới 90% người Ý cho rằng tình hình kinh tế nước này tệ hơn rất nhiều so với các năm trước đó, trong khi đó có tới 55,7% không tin rằng sẽ có những dấu hiệu hồi phục trong năm nay.
 
Giới phân tích cho rằng Italia thậm chí đang là mối đe dọa với EU còn lớn hơn Tây Ban Nha rất nhiều, sự thiếu kiên nhẫn của người dân Italia đang trở thành một đống cỏ khô lớn có thể bùng cháy bất cứ lúc nào, và chỉ cần một mồi lửa là nguy cơ đó sẽ xảy ra.
 
Việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là một cú đòn mạnh giáng vào EU. Hơn nữa, nếu chỉ mình Hy Lạp thì nó chỉ là 1 đốm lửa nhưng nếu lan sang Tây Ban Nha và Italia thì nó đã trở thành một hiệu ứng Domino đối với châu Âu.
 
Cũng giống như Syriza, do tận dụng sự bất mãn của người dân do điều kiện sống khó khăn, Podemos không phải là một đảng có uy thế chính trị lớn ở xứ sở bò tót, nhưng lại đang đạt được sự ủng hộ ngày càng tăng từ người dân nước này. Nó có thể là một tấm gương cho các đảng phái khác ở châu Âu noi theo.
 
Một số chuyên gia đang nói đùa rằng, việc hứa hẹn thay đổi chính sách thắt lưng buộc bụng đang thực sự trở thành một “chiếc đũa thần” ở Châu Âu, khi nó đem lại quyền lực tối cao cho những kẻ chỉ trước đó không lâu còn chẳng ai biết đến, ở Hy Lạp và giờ đây có thể là ở Tây Ban Nha, Italia.
 
“Vết dầu loang” Hy Lạp có thể sẽ mở ra xu thế các đảng đối lập chiến thắng trong cuộc đua quyền lực ở châu Âu. Một điều đang trở nên rõ ràng rằng Ủy ban châu Âu có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng “những gương mặt mới” mà những thành viên chủ chốt không mong muốn.
 
Khi đó, EU chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường, một là chấp nhận nhượng bộ đồng nghĩa với chính sách kinh tế vĩ mô của EU sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn thứ hai là chấp nhận để một lượng không nhỏ các nước thành viên rời khỏi khu vực đồng tiền chung, đồng nghĩa với một thảm họa thực sự.
------------------------
Trung Quốc mở rộng điều tra tham nhũng sang lĩnh vực tài chính
Theo tin nước ngoài, ngày 3/2, Ngân hàng Bắc Kinh cho biết ông Lục Hải Quân, thành viên Ban Giám đốc ngân hàng này, đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
 
Đây là lãnh đạo ngân hàng cấp cao mới nhất bị “ngã ngựa” trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang lĩnh vực tài chính.
 
Vụ việc trên diễn ra sau khi Chủ tịch Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc (China Minsheng Banking Corp) Mao Hiểu Phong từ chức hôm 1/2 vì lý do cá nhân sau khi truyền thông loan tin nhân vật này đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) điều tra.
 
Truyền thông Trung Quốc đã liên hệ vụ việc của ông Mao Hiểu Phong với cuộc điều tra ông Lục Hải Quân, lưu ý rằng hai nhân vật này đều đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
 
Theo tuyên bố đăng trên trang web của Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải tối 2/2, ông Lục Hải Quân nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Năng lượng Bắc Kinh và cổ đông của Ngân hàng Bắc Kinh./.
---------------------------
Nhật cân nhắc sử dụng vũ lực trên toàn cầu
Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, Nhật Bản có thể sử dụng vũ lực trong phòng thủ tập thể, ngay cả khi các đồng minh tấn công phủ đầu vào một quốc gia thứ ba và sau đó bị phản công. 
 
“Chúng tôi sẽ có quyết định sau khi xem xét lại liệu ba yêu cầu (để Nhật sử dụng vũ lực) có được đáp ứng hay không” – ông Abe phát biểu trong phiên họp tại Ủy ban Ngân sách của Thượng viện vào hôm qua.
 
Các dự luật an ninh này cũng bao gồm việc xây dựng luật dựa trên quyết định gây tranh cãi của Nội các năm ngoái, đó là việc diễn giải lại điều 9 trong Hiến pháp Nhật, cho phép Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể, hoặc hỗ trợ đồng minh bị tấn công.
 
Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe nói thêm rằng, không nên đặt trước giới hạn nào về những nơi mà Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể tác chiến, cũng như việc Nhật đang cố gắng xem xét lại các hạn chế về pháp lý đối với các sứ mệnh trong Hiến pháp mới được diễn giải lại.
 
Theo đó, ông Abe cho rằng không có giới hạn về địa lý trong việc Nhật thực thi các quyền này, điều này cũng có nghĩa là chừng nào mà tình hình phù hợp với các tiêu chí của chính quyền Tokyo thì Lực lượng Phòng vệ có thể được cử đi bất kỳ nơi nào trên thế giới.
 
Tờ Thời báo Nhật Bản đưa tin, cũng trong phiên họp này, ông Abe đề cập tới việc ủy nhiệm cho lực lượng phòng vệ giải cứu công dân Nhật khỏi các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài.
 
Đề xuất này của ông Shinzo Abe đưa ra sau khi hai công dân của Nhật bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt làm con tin và sát hại những ngày qua.
 
Thủ tướng Nhật nói rằng, ông có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của công dân Nhật trên toàn cầu, nhưng Nhật sẽ không tham gia liên minh tiến hành các vụ không kích nhằm vào IS, cũng như các nỗ lực hỗ trợ hậu cần.
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo