Thủ tướng vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Thứ trưởng của Bộ này.
Ông Phạm Hồng Hải trước đó là Vụ trưởng Vụ Viễn thông và được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Viễn thông vào năm 2011.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có 6 thứ trưởng gồm các ông Lê Nam Thắng, Trần Đức Lai, Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Trương Minh Tuấn và Phạm Hồng Hải.
Một cán bộ hàm trưởng khác cũng vừa được bổ nhiệm là ông Nguyễn Kim Anh (Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giữ chức Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước có 6 phó thống đốc gồm các ông Nguyễn Đồng Tiến, Nguyễn Toàn Thắng, Đào Minh Tú, Nguyễn Phước Thanh, Nguyễn Kim Anh và bà Nguyễn Thị Hồng.
Bên cạnh việc phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, Ban quản lý bến xe Gia Lâm còn phối hợp với các lực lượng công an bắt quả tang hoặc thông qua hệ thống camera để xử lý các xe cố tình đi chậm hoặc dừng đỗ đón trả khách.
Không để khách ở lại bến xe
Theo kế hoạch phục vụ hành khách trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 của Công ty cổ phần bến xe Hà Nội, công ty sẽ cố gắng phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu vận tải hành khách với mục tiêu chủ yếu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn cho hành khách và phương tiện hoạt động tại bến. Công ty sẽ bố trí đủ lượng xe để phục vụ hành khách trong ngày cao điểm, không để khách phải ở lại bến xe qua đêm do không có xe; chuẩn bị tốt các phương án điều hành không để xảy ra các hiện tượng ùn tắc giao thông.
Trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 kéo dài 9 ngày, từ ngày 15/2 (tức ngày 27/12 năm Giáp Ngọ) đến ngày 23/2 (tức ngày 5 tháng Giêng năm Ất Mùi), để cung ứng được khả năng đi lại của hành khách, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội sẽ tăng cường số lượng xe cho từng đợt nghỉ lễ trước, trong và sau Tết.
Tại bến xe Giáp Bát, lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm sẽ tăng 130-180% so với ngày thường, đạt mức từ 25.000-30.000 lượt khách/ngày. Lượt xe dự kiến là 1.150 lượt xe/ngày (tăng 1,3 lần so với ngày thường).
Tại bến xe Mỹ Đình, lượng khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng lên hơn 200% so với ngày thường, ở mức từ 30.000-35.000 lượt khách/ngày. Lượt xe dự kiến là 1.550 lượt xe/ngày (tăng gấp 1,2 lần so với ngày thường), chủ yếu ở các tuyến: Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai...
Tại bến xe Gia Lâm, lượng khách cao nhất trong các ngày cao điểm từ 13.000-15.000 lượt khách/ngày (tăng 200% so với ngày thường). Lượt xe dự kiến là 700 xe (tăng 1,3 lần so với ngày thường), chủ yếu tập trung ở các tuyến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bố Hạ, Cầu Gồ...
Đình chỉ xe bắt khách ngoài bến
Tiếp tục kế hoạch tăng cường công tác soát vé khách đi xe, Xí nghiệp quản lý bến xe phía Bắc (BX Gia Lâm) siết chặt quản lý, xử lý nghiêm nếu phát hiện các nhà xe hay nhân viên bến xe vi phạm. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Vui - Phó Giám đốc BX Gia Lâm - cho biết, xí nghiệp sẽ kiểm soát số lượng hành khách lên xe từ trong bến, không để xảy ra trường hợp xe xuất bến bị nhồi nhét, quá tải.
“Nếu lực lượng quản lý bến xe, công an, thanh tra giao thông phát hiện xe xuất bến với số lượng khách quá tải, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm đơn vị vận tải. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ xử lý nghiêm nhân viên của bến thực hiện công tác kiểm soát hành khách trong bến khi để xe rời bến mà bị nhồi nhét.” - ông Vui cho hay.
Phó Giám đốc BX Gia Lâm cho biết thêm, đến nay, BX Gia Lâm đã cho 3 đơn vị thuê 3 quầy bán vé tại bến xe (trong số 16 quầy). Các đơn vị này đều phải đáp ứng đủ các tiêu chí mà BQL bến xe đặt ra, phải có cam kết với nhiều quy định chặt chẽ với BQL bến xe.
Theo kế hoạch phục vụ hành khách trong đợt cao điểm nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, BX Gia Lâm đã đề nghị các lực lượng chức năng trên địa bàn quận giải quyết dứt điểm tình trạng các xe taxi dừng đỗ trên trục đường Ngô Gia Khảm, xử lý nghiêm các xe cố tình đi chậm hoặc dừng đỗ đón trả khách.
Đáng chú ý, BX Gia Lâm tỏ ra khá “mạnh tay” trong việc xử lý xe cố tình đi chậm, lượn lờ bắt khách ngoài bến. Theo ông Nguyễn Đức Vui, trong tháng 1/2015 vừa qua, ban quản lý bến xe đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt quả tang hoặc thông qua camera giám sát phát hiện nhiều trường hợp vi phạm. Ban quản lý đã “thẳng tay” đình chỉ hoạt động của các xe vi phạm (thời gian từ 5-15 ngày), lái xe vi phạm cũng bị đình chỉ.
Trong năm 2014, BX Gia Lâm đã phối hợp với các lực lượng Công an phường Gia Thụy, Công an quận Long Biên, Đội Thanh tra giao thông vận tải Long Biên, Phòng Cảnh sát hình sự (CATP Hà Nội) và các đơn vị chức năng phát hiện, xử lý hơn 1.400 trường hợp phương tiện vi phạm, trong số đó chiếm phần lớn là các xe ô tô, taxi dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
------------------------
Khi 89% “ông đồ” viết sai chữ!
Cuộc sát hạch "ông đồ" có 2 phần, phần chữ Hán và phần quốc ngữ, thì 70% viết sai chữ quốc ngữ, còn phần sát hạch chữ Hán, chỉ có 11% đạt chuẩn.
Mới đây, trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức sát hạch những “ông đồ” sẽ được vào cho chữ thiên hạ tại hồ Văn (nằm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám) nhân dịp xuân Ất Mùi.
Và kết quả do tiến sỹ Phạm Văn Ánh, nhà nghiên cứu văn học Hán Nôm (thuộc Viện Văn học), thành viên ban giám khảo, phụ trách chấm thi mảng chữ Hán, đưa ra vào ngày 1/2/2015, đã khiến thiên hạ giật mình: Cuộc sát hạch có 2 phần, phần chữ Hán và phần quốc ngữ, thì 70% số “ông đồ” viết sai chữ quốc ngữ, còn phần sát hạch chữ Hán, chỉ có 11% đạt chuẩn, đủ điều kiện vào hồ Văn để cho chữ thiên hạ.
Mà phần thi chữ Hán rất dễ, mỗi “ông đồ” chỉ phải viết 4 chữ, với những yêu cầu tối thiểu. Thế mà có ông viết sai đến 3 chữ, viết không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy, có ông thậm chí còn không biết cách cầm bút. Trong số 31 “ông đồ” dự sát hạch, chỉ có 3 người đỗ, 1 người đỗ vớt.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh, thì người dự sát hạch, ngoài những người ở Hà Nội, còn có cả những người ở các tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc.
Kết quả chấm thi được công bố trước đông đảo các “ông đồ”. Ban giám khảo đã chỉ rõ từng bài thi, với những thông tin đúng, sai rành mạch. Phần lớn các “ông đồ” đều không có phản hồi, mà chỉ nhận là mình viết chưa chuẩn.
“Qua thực tế, chúng tôi rất thất vọng về những cây bút tham gia dự thi, bởi trình độ Hán Nôm và thư pháp đều rất tệ hại. Nhưng trong một cuộc thi, chẳng nhẽ không ai đỗ”, các báo dẫn lời tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh.
Các “ông đồ” vào hồ Văn trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám mỗi dịp Tết Nguyên đán là để cho chữ thiên hạ. Nói “cho” là nói cho oai, cho sang vậy thôi, kỳ thực là các ông vào đó bán chữ.
Chữ cỡ nào, viết trên loại giấy nào, viết thường hay viết thư pháp, đều có giá đó cả. Người Việt có truyền thống yêu chữ, trọng chữ. Nên đầu xuân, ai cũng muốn “thỉnh” được một vài chữ ưng ý mang về, treo ở những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.
Đó là một nét văn hóa, một sinh hoạt văn hóa đẹp, và đó cũng chính là nguyên nhân hình thành “phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dấu tích của trường đại học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Với người Việt, thì chữ Hán, dù đã qua thời hoàng kim (nếu tính từ khoa thi chữ Hán cuối cùng do triều Nguyễn tổ chức vào năm 1918, dưới triều vua Thành Thái) được gần 100 năm, nhưng vẫn được coi là một thứ chữ sang trọng.
Thế nên đa số người đến “phố ông đồ” để “thỉnh” chữ đầu xuân, đều “thỉnh” chữ Hán. Và vì đa số người đến “thỉnh” chữ Hán đều không biết chữ Hán, nên cứ thấy những “ông đồ” đầu râu tóc bạc, khăn xếp áo the, với cái nghiên cái bút, là tin ngay rằng đó là những người học vấn cao siêu, bụng dạ đầy chữ nghĩa…
Họ có biết đâu rằng chỉ qua một cuộc sát hạch, đã lòi ra con số 89% số “ông đồ” mà họ vẫn kính trọng, vẫn hai tay nâng tờ giấy có chữ vừa được ông cho đó, lâu nay, đã viết sai chữ. Hóa ra từ trước đến giờ, những con chữ bị viết sai đó vẫn ngự trên những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.
Con số 89% số “ông đồ” giả đó, đã góp phần làm phong phú thêm cho những cái giả khác đang hiện hữu trên đất nước này. Đó là tiến sỹ giả, thạc sỹ giả, cử nhân giả, bác sỹ giả.
------------------------