Vòng đàm phán thứ 11 và là phiên cuối cùng về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã kết thúc hôm 23/1 tại Brussels, Bỉ sau 4 ngày đàm phán.
Hiện hai bên đã thống nhất được một số nội dung còn khúc mắc từ các vòng trước. Chẳng hạn như đối với Việt Nam, vấn đề khó nhất chưa giải quyết được tại các phiên đàm phán trước như dịch vụ, đầu tư, mở cửa cho nước ngoài tham gia gói mua sắm công thì nay hai bên đã có lời giải chung
Phó trưởng đoàn đàm phán Việt Nam cho biết vòng đàm phán này đã đạt được nhiều tiến bộ. Về phía mình, Việt Nam cũng đề nghị EU đáp ứng những đề nghị đối với các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Như vậy, lộ trình mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất đồng thời tin tưởng đã được thực hiện và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ sớm được ký kết như thời hạn đặt ra.
Liên minh châu Âu hiện có 28 nước thành viên và là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 18.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu.
Tính đến hết năm 2013, EU có 1.402 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn lũy kế đăng kí là 18.024 tỷ USD. Số vốn FDI cam kết của EU tại Việt Nam năm 2013 là trên 656 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 20-25%.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần một vài giáo trình hiện đại, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh. Bên cạnh người thầy, nhất là khi trình độ thầy chưa cao cả về năng lực tiếng Anh lẫn kỹ năng nghiệp vụ, chúng ta cần một giáo trình hiện đại, chuẩn mực giúp cho người thầy phát huy được những yếu tố tích cực.
LTS: Báo CAND số ra ngày 18/12/2014 có đăng bài: “Sách giáo khoa ngoại ngữ vẫn thiếu vắng bản sắc Việt Nam”, trong đó có đề cập đến nguyện vọng, đề xuất của nhiều chuyên gia, nhà khoa học mong muốn bộ sách ngoại ngữ, đặc biệt là sách giáo khoa tiếng Anh dùng trong các trường phổ thông cần được tăng cường những nét văn hóa cơ bản, những phong tục, tập quán gần gũi với đời sống để học sinh của ta dễ tiếp thu, nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nước ngoài… Tâm đắc với bài viết trên, thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Hà Nội, người từng có nhiều năm giảng dạy tiếng Anh trên truyền hình đã có bài viết gửi Báo CAND, tiếp tục bàn luận về “bản sắc Việt Nam” trong giáo trình tiếng Anh với thông điệp: Có nhiều cách để làm giàu bản sắc, văn hóa Việt Nam trong sách giáo khoa tiếng Anh, nhưng không nên cho rằng, giáo trình tiếng Anh là phải có những bài nói về Việt Nam và nhân vật phải là người Việt Nam…
Trong hơn 30 năm qua chúng ta đã phát triển tiếng Anh thành một cộng đồng học tiếng Anh trong cả nước. Giáo trình luôn luôn là vấn đề được bàn luận đến nhiều. Một thực tế ở Việt Nam là một số giáo trình hoàn toàn “tây” nhưng lại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Thập kỷ 1970s là Kernel Lessons, Robert O'Neil, thập kỷ 1980s là Streamline English, Bernard Hartley & Peter Viney, thập kỷ 1990s là Headway và New Headway, Liz & John Soars và đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là một loạt các giáo trình kèm theo video, như Family Album, USA, Howard Beckerman, v.v. Những giáo trình đó có tính Việt Nam không? Tại sao mỗi giáo trình đều tồn tại được vững vàng trong hàng chục năm?
Giáo trình tiếng Anh thực hiện hai chức năng: xây dựng năng lực sử dụng tiếng Anh và cung cấp một số kiến thức về thế giới. Nhiệm vụ chủ chốt của nó là rèn luyện năng lực ngôn ngữ thông qua các chủ đề, từ vựng, ngữ pháp, phát âm. Một khi đã có năng lực ngôn ngữ người học sẽ có thể diễn đạt mọi chủ đề bằng tiếng Anh, dù là chủ đề đó thuộc đất nước nào. Điều đó có nghĩa là nếu một người có đủ năng lực ngôn ngữ để nói về Ngày Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) của Anh, Mỹ, thì cũng có thể dùng cùng một vốn từ vựng và ngữ pháp để nói về Ngày Rằm Tháng Bảy (Lễ Vu Lan) của mình, không nhất thiết phải có bài nói về Lễ Vu Lan thì mới có tính Việt Nam. Chúng ta không thể đòi hỏi giáo trình tiếng Anh phải cung cấp cả kiến thức về Việt Nam. Làm như vậy không hợp lý và chồng chéo. Kiến thức về Việt Nam do cả hệ thống giáo dục toàn dân cung cấp. Giáo trình tiếng Anh chủ yếu giúp người học một năng lực ngôn ngữ để diễn đạt kiến thức sẵn có của mình.
Liệu ta có thể cho là giáo trình này không thích hợp với Việt Nam không? Cái giỏi của tác giả là ở chỗ thực hiện đúng chức năng cung cấp ngôn ngữ và để một khoảng trống cho người học dùng ngôn ngữ ấy đưa đất nước và con người của mình vào. Trong bài tập này người trò nào không nói được về những điều mê tín của Việt Nam chủ yếu vì không có kiến thức về vấn đề đó; kiến thức ấy không phải do giáo trình tiếng Anh cung cấp, mà do nền giáo dục Việt Nam cung cấp thông qua giáo trình của các bộ môn khác. Hơn nữa, nếu không khai thác được khoảng trống này thì đó là lỗi của người thầy chứ không phải lỗi của giáo trình.
Khi nói đến vấn đề mục đích của giáo trình tiếng Anh là phải dạy cho học sinh nói được về đất nước và con người Việt Nam, phải có tính Việt Nam, chúng ta không nên cực đoan cho rằng, giáo trình tiếng Anh phải có những bài nói về Việt Nam, nhân vật phải là người Việt Nam. Giả sử có một tác giả nào đó viết giáo trình cho học sinh Việt Nam học tiếng Anh với nội dung kiến thức hoàn toàn về Việt Nam, lịch sử, văn hóa, văn học... thì tác giả đó đã giẫm chân lên các môn khác, và làm cho học sinh thiếu hứng thú vì không có gì buồn chán hơn là học lại những điều mình đã biết. Chúng ta cần biết, giáo trình tiếng Anh còn một chức năng nữa là mở rộng tầm mắt của thầy, trò ra khỏi biên giới nước nhà.
Vậy điều gì là đặc thù Việt Nam mà các giáo trình thiếu vắng? Đó là những bài tập giúp người Việt vượt qua khó khăn khi học tiếng Anh. Mỗi ngôn ngữ có một đặc thù riêng về phát âm, cách sử dụng từ, ngữ pháp. Khi học ngoại ngữ người trò thường mang những bản sắc này sang tiếng Anh làm cho tiếng Anh của mình không chuẩn mực. Người ta gọi hiện tượng này là sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn về phát âm, tiếng Việt không có trọng âm từ, tất cả các âm đứng cuối từ đều phát âm “đóng”, về cách sử dụng từ của tiếng Việt khác tiếng Anh, ví dụ người Việt nói “bão đến”, người Anh nói “the storm break”, người Việt nói “sắp có bão” người Anh nói “be in for a storm”. Rõ ràng, học trò Việt Nam cần những bài tập để vượt qua sự khác nhau này tiến đến chuẩn Anh, Mỹ. Đấy mới thực sự là tính Việt Nam trong giáo trình. Tất cả các sách của nước ngoài đều thiếu yếu tố này.
Cái thiếu hụt của các giáo trình này là thiếu yếu tố Việt Nam và thông thường, lượng từ vựng, mẫu câu vượt quá khả năng tiếp thu của học sinh Việt Nam nói chung, một số điểm văn hóa xa lạ với trẻ Việt Nam. Điều này dễ hiểu vì tác giả không viết sách cho Việt Nam.
Những thiếu hụt này dễ khắc phục, nếu chúng ta định sử dụng một bộ sách nào đó, bằng cách phối hợp với chính tác giả bộ sách biên soạn một tài liệu nhỏ dùng để bổ trợ như thêm vào hoặc cải biên bài tập ngữ âm, ngữ pháp, giải thích những điểm văn hóa xa lạ với người trò Việt Nam, điều chỉnh lượng ngữ liệu (language load), v.v. Làm điều này sách trở nên thích hợp hơn với thầy, trò Việt Nam và không phá vỡ cấu trúc của sách. Trên thực tế, một vài nhà xuất bản nước ngoài có sách được sử dụng ở Việt Nam đã làm được một phần của yêu cầu này.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần một vài giáo trình hiện đại, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh. Bên cạnh người thầy, nhất là khi trình độ thầy chưa cao cả về năng lực tiếng Anh lẫn kỹ năng nghiệp vụ, chúng ta cần một giáo trình hiện đại, chuẩn mực giúp cho người thầy phát huy được những yếu tố tích cực. Chủ trương một chương trình nhiều giáo trình giúp chúng ta chọn được những giáo trình có chất lượng tốt nhất trong hệ thống giáo trình tiếng Anh thế giới. Nó mở cửa cho thầy trò tiếp cận với thế giới thông qua việc đa dạng hóa khu vực đào tạo tiếng Anh.
---------------------------