Các SME cần phải làm gì để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ?

  • Cập nhật : 28/05/2014

CÁC SME CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Tài sản trí tuệ của SME càng có giá trị, càng có nhiều khả năng người khác muốn sử dụng chúng nếu có thể được được mà không phải trả tiền sử dụng. Bạn đã có chiến lược ngăn chặn điều này chưa? Mặc dù bạn đã nỗ lực nhưng người khác vẫn giả mạo, sao chép và xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mà không được sự cho phép của bạn, bạn sẽ làm gì? Lựa chọn của bạn thế nào? Bạn sẽ tính toán chi phí và những lợi ích của các phương án như thế nào? Hay đơn giản là lao đến tòa án?

Bạn lựa chọn phương án “bỏ qua” những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình nếu theo quan điểm của bạn, những thiệt hại về thu nhập, doanh thu hoặc lợi nhuận là không đáng kể. Nếu mức độ vi phạm đáng kể hoặc sẽ có thể như vậy, bạn cần càng nhanh càng tốt tìm ra người xâm phạm và nhanh chóng thỏa thuận với họ nhưng cũng rất thận trọng. Mặt khác, bạn cũng có thể bị buộc tội ăn cắp hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác một cách cố ý hoặc vô ý.

Nếu có tranh chấp với một bên trong hợp đồng ký kết với doanh nghiệp của bạn, hoặc tranh chấp trong hoạt động kinh doanh mà không ký hợp đồng, cần thận trọng thêm vào điều khoản đặc biệt trong hợp đồng trước đó (nếu có) hoặc phương án khác là lập một hợp đồng sau khi phát sinh tranh chấp, đối với tranh chấp được giải quyết nhờ trọng tài hoặc trung gian hòa giải.

Trong các tình huống khi có nghi ngờ xâm phạm hoặc tranh chấp, trước khi thực hiện bất kỳ hành động chính thức nào, nên thận trọng tìm kiếm tư vấn pháp lý từ một tổ chức chuyên nghiệp có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ để đánh giá chính xác hơn về khả năng dành được kết quả có lợi cho doanh nghiệp với mức chi phí thấp nhất có thể. Có thể tính toán chi phí theo thời gian thực hiện cho đến khi có kết luận về vụ việc, các mức phí phải trả cho tòa án và cho luật sư, và các khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho các phương án mà bạn phải tìm hiểu và theo đuổi trong trường hợp có kết quả bất lợi. Bạn cũng phải đánh giá các khả năng dành thắng lợi trong vụ kiện của mình, khoản bồi thường thiệt hại mà bạn mong đợi một cách hợp lý từ bên xâm phạm cũng như khả năng và mức độ hoàn trả phí luật sư trong trường hợp quyết định cuối cùng có lợi cho bạn.

Rõ ràng là việc giải quyết các kiểu tình huống này yêu cầu sự cân nhắc cẩn thận các thuận lợi và bất lợi của các phương án khác nhau.

TRỌNG TÀI VÀ HÒA GIẢI

Trong nhiều trường hợp, phương án tốn kém nhất là giải quyết xâm phạm thông qua kiện tụng tại tòa án có thẩm quyền xét xử vấn đề đó, đặc biệt khi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp bị xâm phạm bởi một số “các đối thủ cạnh tranh“ tại cùng một nước hoặc ở nhiều nước khác nhau. Trong trường hợp xâm phạm ở nhiều nước, doanh nghiệp của bạn phải thực thi các quyền của mình tại nhiều nơi khác nhau trước các tòa án khác nhau. Chính vì lý do đó, bạn có thể cần một cơ chế giải quyết tranh chấp khác tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp hơn và đó thường là “trọng tài“ hoặc “hòa giải. Trọng tài nói chung có lợi thế là ít thủ tục về mặt hình thức hơn tòa án, và các quyết định của trọng tài có thể được thực thi dễ dàng hơn trên trường quốc tế. Một lợi thế của hòa giải là các bên có thể nắm quyền kiểm soát quá trình giải quyết tranh chấp. Do đó, hoà giải giúp duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp của bạn muốn hợp tác trong tương lai.

KIỆN RA TÒA HAY GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO CÁCH KHÁC?

Tuỳ thuộc vào bản chất vụ việc của bạn, hòa giải (hoặc dàn xếp) và/hoặc trọng tài có thể là một phương án hay thay thế cho các thủ tục tại tòa. Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế này thường chỉ thích hợp với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các bên theo  hợp đồng, ví dụ giữa bên cấp chuyển giao quyền SHTT và bên nhận chuyển giao quyền SHTT, hoặc giữa các đối tác liên doanh cùng thỏa thuận nhờ tới trung gian hòa giải và/hoặc trọng tài hơn là xét xử tại một tòa án có thẩm quyền. Cần thận trọng xem xét các khả năng có thể xảy ra tranh chấp và quy định các biện pháp giải quyết ngay tại thời điểm soạn thảo hợp đồng gốc. Một khi tranh chấp phát sinh, sẽ khó khăn hơn và thậm chí nhiều khi trung gian hòa giải và/hoặc trọng tài không thể đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn yêu cầu Trung tâm trọng tài và hòa giải của WIPO liên hệ với doanh nghiệp khác làm phát sinh tranh chấp để hỗ trợ các bên cùng đồng ý đưa vụ tranh chấp cho Trung tâm giải quyết tranh chấp theo các Quy tắc hòa giải và trọng tài hoặc trọng tài. Thông thường, hòa giải và trọng tài là những biện pháp thay thế hay hoặc ít nhất trong trường hợp hòa giải là sự mở đầu ít tốn kém cho các thủ tục khiếu kiện chính thức. Là một phần trong chiến lược kinh doanh, SME của bạn cần được tư vấn tốt để đưa vào hợp đồng các điều khoản thích hợp nhằm lựa chọn việc giải quyết các tranh chấp (nếu có), trước tiên thông qua trọng tài hoặc trung gian hòa giải nếu có thể.

Trung tâm Trọng tài và Trung gian hòa giải của WIPO

Trong số nhiều thể chế mà SME của bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc giải quyết các tranh chấp mà không dùng đến các thủ tục tại tòa, Trung tâm Trọng tài và Trung gian hòa giải của WIPO cung cấp các dịch vụ nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các SME. Trung tâm cung cấp dịch vụ liên quan đến

    Trọng tài;

    Trung gian hòa giải;

    Tranh chấp về tên miền; và

    Các dịch vụ giải quyết tranh chấp chuyên sâu khác

THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP SME

Việc xác lập và duy trì quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở nên vô nghĩa nếu quyền đó không được thực thi trên thị trường. Đó là mối đe dọa đối với việc thực thi khi cho phép khai thác quyền sở hữu trí tuệ như là một tài sản thương mại. Xem xét trong bối cảnh này, sự tồn tại của cơ chế thực thi có hiệu quả trở thành một vấn đề trọng tâm trong một hệ thống SHTT vận hành tốt.

Tại sao cần thực thi quyền SHTT?

Mục tiêu chủ yếu của yêu cầu bảo hộ quyền SHTT là đảm bảo SME của bạn có thể thu được những thành quả của những sáng chế, sáng tạo mà người lao động trong doanh nghiệp tạo nên các quyền SHTT cho doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp chỉ có thể đem lại lợi ích khi các quyền sở hữu trí tuệ có được có thể được thực thi, nếu không những kẻ xâm phạm và làm hàng giả sẽ luôn luôn tranh thủ sự thiếu vắng của các cơ chế thực thi hiệu quả nhằm thu lợi từ  lao động cực nhọc của bạn. Tóm lại, thực thi quyền SHTT cần thiết cho các SME nhằm:

    Duy trì hiệu lực của các quyền SHTT trước cơ quan công quyền có liên quan.

    Ngăn chặn sự xâm phạm mới xuất hiện hoặc đang tiếp diễn trên thị trường nhằm tránh những thiệt hại bao gồm cả việc mất uy tín hoặc danh tiếng.

    Đòi khoản bồi thường từ những thiệt hại thực tế như giảm lợi nhuận do bất kỳ trường hợp xâm phạm nào trên thị trường.

THỰC THI – AI THỰC HIỆN?

Trách nhiệm thực thi quyền SHTT chủ yếu thuộc về chủ sở hữu các quyền này. Điều này phụ thuộc vào SME của bạn là một chủ sở hữu quyền SHTT nhằm xác định bất kỳ hành vi xâm phạm/làm giả các quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và nhằm quyết định thực hiện biện pháp nào. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thực hiện các thủ tục dân sự nhưng trong trường hợp làm giả và sao chép lậu, bạn có thể cân nhắc thực hiện các thủ tục hình sự nếu có thể.

Tuy nhiên, trách nhiệm của chính phủ các quốc gia là thành lập các tổ chức hỗ trợ việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan tư pháp và trong hầu hết các trường hợp là các cơ quan quản lý hành chính như cơ quan sở hữu trí tuệ, hải quan, là các tổ chức thuộc chính phủ có thể xử lý các vụ xâm phạm. Tại những nơi có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa sao chép lậu, cơ quan hải quan đóng vai trò quan trọng vì khi đó việc thực thi quyền SHTT tại biên giới quốc tế của đất nước bạn. Theo các quy định của luật áp dụng, các cơ quan hải quan phải chủ động hành động theo thẩm quyền của mình, theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo lệnh của tòa án. Ngoài ra, tại một số quốc gia, có các hiệp hội ngành công nghiệp trợ giúp các thành viên thực thi các quyền SHTT của mình. (xem tại địa chỉ http://www.bsa.org hoặc http://www.riaa.com/index.cfm).                      

Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn việc thực thi giữa các bên thông qua một tổ chức trọng tài hoặc trung gian hòa giải tư mà trong hợp đồng có thoả thuận  khi có tranh chấp sẽ giải quyết theo cách thức này.

KHẢ NĂNG SẴN CÓ CÁC THỦ TỤC THỰC THI

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) yêu cầu các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (các nước công nghiệp hoá và nhiều nước đang phát triển) cung cấp các cơ chế bắt buộc để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Các điều khoản tương ứng của Hiệp định TRIPS nhằm đảm bảo rằng các thủ tục và các chế tài dân sự, hành chính và hình sự phải đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc tối thiểu liên quan đến chứng cứ, lệnh của tòa án, bồi thường thiệt hại và các chế tài khác, quyền được thông tin, bồi thường cho nguyên đơn và các thủ tục hành chính.

Đối với SME của bạn với tư cách là một chủ sở hữu quyền SHTT, điều quan trọng là cần phải biết rằng các cơ quan tư pháp tại nhiều nước được trao thẩm quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách hữu hiệu nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi bị nghi ngờ xâm phạm.

Nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa sao chép lậu cho các chủ sở hữu quyền, ở nhiều nước có các biện pháp kiểm soát biên giới (tại biên giới quốc tế) thông qua các cơ quan hải quan. Là chủ sở hữu quyền SHTT, SME của bạn có thể được trợ giúp dễ dàng hơn bởi các cơ quan hải quan ngay tại biên giới vì nếu không bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều người vi phạm một khi hàng hóa  được phân phối vào trong nước.       

Chi tiết về Hiệp định TRIPS xem tại địa chỉ
http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/intel2_e.htm.            

CÁC DOANH NGHIỆP SME THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ THẾ NÀO?

Việc tìm kiếm tư vấn sẽ luôn hữu ích và cần thiết một khi bạn phát hiện ra rằng có người đang xâm phạm quyền SHTT của bạn.

Nhằm tránh tiêu tốn nguồn lực tài chính và con người vốn hạn chế của doanh nghiệp cho các thủ tục chính thức, một khi bạn phát hiện được có người đang xâm phạm quyền SHTT của mình, trước hết bạn nên nghĩ tới phương án gửi một bức thư (thường là “thư yêu cầu dừng xâm phạm’’ tới người bị nghi ngờ xâm phạm thông báo về hành động của họ có khả năng gây xung đột với các quyền SHTT của doanh nghiệp (xác định chính xác phạm vi xung đột) và đề nghị thỏa thuận giải pháp.

Nên nhờ đến sự hỗ trợ của một luật sư khi viết “thư yêu cầu dừng xâm phạm’’ như vậy nhằm tránh bị người bị yêu cầu dừng đó kiện để phản đối rằng không có hoặc sắp xảy ra hành vi xâm phạm nào. Thủ tục này thường rất hiệu quả trong trường hợp xâm phạm không cố ý vì người xâm phạm trong hầu hết các trường hợp như vậy sẽ dừng các hành vi của mình hoặc đồng ý đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền SHTT.

Khi bạn phải đối mặt với những hành vi cố ý xâm phạm, cụ thể là làm hàng giả và sao chép lậu, tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi vây ráp bất ngờ tại cơ sở kinh doanh của người xâm phạm nhằm ngăn chặn và duy trì các chứng cứ liên quan đến hành vi bị nghi ngờ xâm phạm. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền buộc khai báo cho bạn về nhận dạng của bên thứ ba có liên quan trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ xâm phạm và các kênh phân phối của họ. Để ngăn chặn hiệu quả, theo yêu cầu của doanh nghiệp, các cơ quan tư pháp có thể ra lệnh tiêu huỷ hoặc loại bỏ hàng hóa xâm phạm ra khỏi các kênh thương mại mà không được bồi thường.

Nếu bạn cân nhắc khả năng tránh các thủ tục tại tòa án, bạn có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hoặc trung gian hòa giải (xem “Trọng tài và Trung gian hòa giải’’).

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

 “The Role of The Government Authorities in the Enforcement of Intellectual Property Rights” (xem WIPO/IPR/JU/BEY/99/5B có ở dạng Adobe PDF)
http://docsonline.wto.org/gen_home.asp?language=1

Tra vấn liên kết này bạn có thể truy cập các tài liệu sau của WTO (ở đây “Thành viên” viết tắt cho Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong hầu hết trường hợp là tên quốc gia).

IP/N/6/(thành viên)/* (trả lời bảng liệt kê các vấn đề thực thi).

IP/C/5 (thành viên thông báo cho các thành viên khác về nghĩa vụ thực thi của họ).

IP/Q4/(thành viên)/* (trả lời các câu hỏi liên quan đến thực thi do các nước thành viên đặt ra).

IP/N/1/(thành viên)/E/* (thông báo về các quy định về thực thi của các nước thành viên).

Tra vấn các liên kết về chuyển giao quyền SHTT quyền SHTT, bạn có thể thu thập các thông tin về chuyển giao quyền SHTT quyền SHTT. Khi xem xét cơ sở chuyển giao quyền SHTT, bạn có thể xem xét sự kết hợp các điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp và thực thi giữa các bên.
 

 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

    Ngày 14/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển; điều kiện kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.

  • 2

    Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài

    Ngày 11/4/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài (sau đây gọi là Quy chế). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28/5/2014 và thay thế Quyết định số23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài.

  • Từ ngữ và luật pháp3

    Từ ngữ và luật pháp

    Bài viết này bàn về một số thuật ngữ trong pháp luật kinh doanh dựa vào ý kiến của một số chuyên gia, luật sư tại các hội thảo liên quan do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo