Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn?

  • Cập nhật : 28/05/2014

Trân trọng giới thiệu tới các bạn tài liệu " Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp" của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Bản tài liệu tiếng Việt  này được tinkinhte.com sưu tầm từ internet. Hy vọng tài liệu giúp ích được cho các doanh nghiệp Việt trên con đường hội nhập kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu. 
Các bạn có thể truy cập website của WIPO tại địa chỉ http://www.wipo.int/sme để xem các thông tin đầy đủ, nguyên bản. 

TẠI SAO SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA BẠN?

Cùng với sự sáng tạo và khả năng sáng tạo của con người, sở hữu trí tuệ ở khắp nơi quanh chúng ta. Mọi sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều là kết quả của một chuỗi dài các đổi mới lớn hoặc nhỏ, ví dụ như những thay đổi về kiểu dáng hoặc sự cải tiến đã làm cho sản phẩm có hình dáng hoặc chức năng như ngày nay. Lấy một sản phẩm đơn giản, ví dụ như một chiếc bút. Sáng chế nổi tiếng của Ladislao Biro về chiếc bút bi là một trong những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, giống như ông, nhiều người khác đã cải tiến sản phẩm và kiểu dáng của chiếc bút và bảo hộ pháp lý những cải tiến đó thông qua việc đạt được các quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu trên bút bi của bạn cũng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, nó giúp nhà sản xuất bán sản phẩm ra thị trường và xây dựng nhóm khách hàng trung thành.

Và việc này diễn ra với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Hãy chọn một chiếc đầu đĩa CD. Bảo hộ sáng chế có thể đạt được cho các bộ phận khác nhau của chiếc đầu đĩa CD. Kiểu dáng của máy có thể được bảo hộ theo các quyền kiểu dáng công nghiệp. Thương hiệu chủ yếu được bảo hộ theo nhãn hiệu và âm nhạc được phát ra từ máy CD được bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, điều đó ảnh hưởng đến kinh doanh của bạn như thế nào?

Cho dù doanh nghiệp của bạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì, có vẻ như doanh nghiệp của bạn thường xuyên sử dụng và tạo ra các giao dịch lớn về sở hữu trí tuệ. Nếu việc này diễn ra, bạn phải xem xét có hệ thống các bước được yêu cầu bảo hộ, quản lý và thực thi quyền để đạt được các kết quả thương mại lớn nhất cso thể với tư cách là chủ sở hữu quyền. Nếu bạn sử dụng quyền sở hữu trí tuệ do người khác sở hữu thì bạn phải xem xét việc mua quyền sở hữu trí tuệ hoặc có được quyền sử dụng các quyền này bằng cách đạt được li-xăng để tránh những tranh chấp và kiện tụng tốn kém sau này.

Hầu hết mọi SME đều có tên thương mại hoặc một hay nhiều nhãn hiệu và phải xem xét việc bảo hộ chúng. Hầu hết các SME đều có các thông tin kinh doanh bí mật có giá trị, từ danh sách khách hàng đến chiến lược bán hàng đều có thể được bảo hộ. Một số lượng lớn doanh nghiệp đã xây dựng nhiều kiểu dáng sáng tạo độc đáo. Nhiều doanh nghiệp đã tạo ra, hoặc hỗ trợ trong việc xuất bản, phổ biến hoặc bán lẻ tác phẩm được bảo hộ. Một số doanh nghiệp có thể sáng tạo hoặc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong tất cả các trường hợp như vậy, SME của bạn nên xem xét cách thức tốt nhất để sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vì lợi ích của riêng mình. Xin lưu ý rằng sở hữu trí tuệ có thể giúp SME của bạn trong hầu hết các khía cạnh phát triển kinh doanh và chiến lược cạnh tranh: từ phát triển sản phẩm đến thiết kế sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, và từ thu hút các nguồn tài chính đến xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh của bạn ra nước ngoài thông qua li-xăng hoặc nhượng quyền thương mại.

Để biết được một hoặc tất cả các vấn đề này diễn ra như thế nào, hãy xem các trang của trang web này và khám phá thế giới sở hữu trí tuệ và các cơ hội mà nó dành cho SME của bạn.
 
SỞ HỮU TRÍ TUỆ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG SME CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?


Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của nó để tạo ra các cơ hội cho lợi ích trong tương lai không được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ pháp lý và nhu cầu về sản phẩm và/ hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tồn tại trên thị trường, quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản kinh doanh có giá trị.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho SME của bạn thông qua li-xăng, bán hoặc thương mại hóa các sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT mà có thể nâng cao đáng kể thị phần hoặc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị và trị giá doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà đầu tư và các tổ chức tài chính.

Trong trường hợp bán, sáp nhập hoặc mua lại, tài sản trí tuệ có thể làm tăng đáng kể giá trị doanh nghiệp của bạn và đôi khi, đó chính là tài sản đầu tiên và thực sự có giá trị.

Do đó, chiến lược sử dụng tài sản trí tuệ có thể nâng cao căn bản tính cạnh tranh cho SME của bạn. Các SME phải chắc chắn rằng họ sẵn sàng đối mặt với thách thức và áp dụng các biện pháp khai thác tài sản trí tuệ và bảo hộ chúng bất cứ ở đâu. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải đạt được và duy trì, (xem "Doanh nghiệp của bạn có thể đạt được và duy trì sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào "), được tính toán, định giá, giám sát chặt chẽ và quản lý cẩn thận nhằm có được nhiều giá trị nhất (xem "Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp của bạn"). Tuy nhiên, trước khi việc này được thực hiện, trước tiên các SME phải nhận thức được giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và bắt đầu nhìn nhận chúng như một tài sản kinh doanh có giá trị.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ - MỘT TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Nhìn chung, tài sản của doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình – bao gồm nhà xưởng, máy móc, tài sản tài chính và cơ sở hạ tầng, và tài sản vô hình – được tính từ nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đến các ý tưởng, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác có được từ năng lực đổi mới và sáng tạo của công ty. Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản chính của công ty và có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong những năm gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể. Dần dần, và chủ yếu là do thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự tăng trưởng của nền công nghiệp dich vụ, các công ty đang nhận ra rằng tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình của mình.

Tóm lại, các nhà xưởng và nhà máy lớn dần dần đang được thay thế bởi các phần mềm và các ý tưởng đổi mới mạnh như là phần thu nhập chính của một phần lớn và đang gia tăng của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Và thậm chí trong một số lĩnh vực mà công nghệ sản xuất truyền thống vẫn ngự trị, sự đổi mới không ngừng và sáng tạo vô tận đang trở thành chìa khóa cho khả năng cạnh tranh tốt hơn trên các thị trường cạnh tranh khốc liệt, bất kể đó là thị trường nội địa hay thị trường quốc tế. Do đó, tài sản vô hình đóng vai trò trung tâm và SME cần tìm ra cách thức sử dụng tốt nhất các tài sản vô hình của mình.

Một biện pháp quan trọng để sử dụng các tài sản vô hình là bảo hộ pháp lý các tài sản vô hình, nếu chúng đủ điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, quyền sở hữu trí tuệ có thể đạt được theo các dạng sau đây của tài sản vô hình:

Sản phẩm và quy trình đổi mới (thông qua sáng chế hoặc giải pháp hữu ích);

Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học bao gồm (ở hầu hết các nước) phần mềm máy tính và tập hợp dữ liệu (thông qua bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan);

Kiểu dáng sáng tạo, bao gồm kiểu dáng hàng dệt may (thông qua kiểu dáng công nghiệp);

Dấu hiệu phân biệt (chủ yếu thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc bảo hộ thông qua chỉ dẫn địa lý, xem dưới đây);

Các vi mạch (bảo hộ thông qua mạch tích hợp bán dẫn);

Chỉ dẫn của hàng hóa về chất lượng và danh tiếng nhất định tạo nên nguồn gốc địa lý (bảo hộ thông qua chỉ dẫn địa lý) và

Bí mật thương mại (bảo hộthông qua thông tin bí mật có giá trị thương mại).

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ MỘT SỰ ĐẦU TƯ

Đầu tư để đạt được các quyền là đặc biệt quan trọng để nâng cao giá trị thị trường của công ty SME. Việc đầu tư vào trang thiết bị, tài sản, phát triển sản phẩm, tiếp thị và nghiên cứu có thể cải thiện mạnh mẽ tình hình tài chính của công ty bạn thông qua mở rộng giá trị tài sản và tăng năng suất trong tương lai. Việc đạt được quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể mang lại các kết quả tương tự. Thị trường sẽ đánh giá công ty của bạn dựa trên tài sản hiện có, hoạt động kinh doanh hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng tương lai. Sự kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai có thể bị tác động đáng kể bởi việc đạt được các sáng chế chủ chốt. Có một số ví dụ quan trọng về SMEs đã chứng kiến thị phần của họ tăng trưởng qua từng ngày như là hệ quả của việc đạt được các sáng chế quan trọng từ trong các công nghệ chủ chốt.

Tương tự, một  nhãn hiệu tốt với uy tín tốt đối với người tiêu dùng cũng có thể nâng cao giá trị hiện tại của công ty và có thể đóng góp quyết định cho sản phẩm và dịch vụ của công ty trở nên hấp dẫn hơn với khách hàng. Do đó, việc đầu tư phát triển một tài sản trí tuệ tốt sẽ quan trọng hơn một hành động phòng thủ chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đó là cách để làm tăng giá trị thị trường và cải thiện lợi nhuận của công ty bạn trong tương lai.

GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Một vấn đề đặc biệt quan trọng bảo hộ pháp lý quyền sở hữu trí tuệ khác là chúng biến các tài sản vô hình thành các tài sản độc quyền, cho dù chỉ trong một thời gian nhất định. Các quyền này cho phép SME của bạn đạt được quyền sở hữu đối với tài sản vô hình và khai thác tối đa các tài sản này. Tóm lại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ làm cho tài sản vô hình “trở nên hữu hình” bằng cách biến chúng thành các tài sản độc quyền có giá trị có thể trao đổi thương mại được trên thị trường.

Nếu các ý tưởng đổi mới, các kiểu dáng sáng tạo và thương hiệu mạnh của SME của bạn không được bảo hộ pháp lý bằng các quyền sở hữu trí tuệ thì chúng có thể được sử dụng tự do và rộng rãi bởi các doanh nghiệp khác mà không hề có sự hạn chế nào. Tuy nhiên, khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chúng sẽ tao ra giá trị nhất định đối với doanh nghiệp của bạn vì khi chúng trở thành các quyền tài sản mà không thể bị thương mại hóa hoặc sử dụng nếu không có sự cho phép của bạn.

Dần dần, các nhà đầu tư, các nhà môi giới chứng khoán và các nhà tư vấn tài chính nhận thức được thực tế này và bắt đầu đánh giá cao tài sản trí tuệ. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng ngày càng nhận thức được giái trị tài sản trí tuệ của họ và đôi khi đã đưa chúng vào các bản cân đối tài chính của mình. Nhiều doanh nghiệp, bao gồm SMEs, đã bắt đầu tiến hành kiểm toán công nghệ và sở hữu trí tuệ thường xuyên. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng trên thực tế tài sản trí tuệ của họ giá trị hơn tài sản hữu hình của họ. Điều này thường nhận thấy tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có hàm lượng tri thức và có tính sáng tạo cao hoặc các công ty có tên tuổi lớn hoạt động trong lĩnh vực mang tính tri thức và sáng tạo cao, hoặc các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng.

KIỂM TOÁN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA BẠN

Một cách mà SME của bạn có thể có cơ sở tốt hơn để tận dụng lợi ích tiềm năng của các tài sản trí tuệ của mình và nhận ra được giá trị đích thực của chúng là kiểm toán các quyền sở hữu trí tuệ . Một cách  lý tưởng nên được các kiểm toán viên chuyên ngành sở hữu trí tuệ (shtt) thực hiện, nhưng việc kiểm toán shtt sơ bộ thường được thực hiện trong nội bộ công ty. Việc này đòi hỏi phải xác định, theo dõi, định giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để bảo đảm rằng bạn thấy được hết giá trị của các tài sản đó. Bằng cách làm như vậy, SME của bạn có thể đưa ra những quyết định dựa trên thông tin biết được khi doanh nghiệp sắp:

Xác lập  tài sản trí tuệ - Sự hiểu biết về tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bạn và giá trị của nó sẽ giúp bạn khi đưa ra quyết định loại quyền sở hữu trí tuệ nào cần xác lập và duy trì, và  quản lý các tài sản trí tuệ của SME của bạn như thế nào là tốt nhất (xem “ SME của bạn làm để xác lập và duy trì việc bảo hộ tài sản trí tuệ?” và "Quản lý tài sản trí tuệ của SME của bạn”)

Sự liên doanh liên kết và kết quả đạt được -  Việc hiểu rõ về các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của SME của bạn có thể làm tăng đáng kể giá trị của doanh nghiệp. Điều này là do các nhà đầu tư  đánh giá doanh nghiệp  trên cơ sở sự kỳ vọng của họ đối với lợi nhuận tương lai mà,  trong trừng mực đáng kể, có được nhờ việc khai thác các quyền sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng – SME của bạn có thể tăng dòng  tiền mặt vào (thu nhập) bằng cách chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu  trí tuệ của mình cho bên thứ ba (xem "Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ. Một yếu tố cấu thành thiết yếu của chiến lược kinh doanh của SME của bạn”). Việc kiểm toán tài sản trí tuệ sẽ giúp SME của bạn xác định giá trị tài sản trí tuệ nhằm đạt được lợi ích tối đa từ các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng. Thu nhập từ đó có tiềm năng làm tăng giá trị của SME trên thị trường.

Thế chấp - Danh mục các tài sản trí tuệ được kết cấu hợp lý có thể được sử dụng để thế chấp. Trong trường hợp đó, người cho vay sẽ sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của bạn để xác định năng lực trả nợ của SME của bạn  (xem “SME của bạn có thể sử dụng tài sản trí tuệ để vay vốn không?”)

Thực thi – Biết được giá trị của các tài sản trí tuệ sẽ giúp SME của bạn trong việc quyết định liệu có cần hành động trước sự xâm phạm và cách thức hành động trong từng trường hợp.

Giảm chi phí
– Quản lý tốt việc đăng ký SHTT sẽ giúp bạn xác định các tài sản trí tuệ đã lỗi thời (vì thế có thể giúp bạn giảm chi phí duy trì tài sản trí tuệ), tránh xâm phạm quyền shtt của người khác, v.v. Việc này chắc chắn sẽ làm giảm chi phí.

Bằng cách tạo dựng văn hóa phát hiện và nuôi dưỡng tài sản trí tuệ và sử dụng chúng một cách có chiến lược, một doanh nghiệp có thể tăng thu nhập của mình, có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và vị thế tốt trên thị trường; đó là những chiến lược có thể giúp tăng giá trị trên trị trường cho SME của bạn

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

Tính điểm cho tài sản trí tuệ
: Công cụ định giá tài sản trí tuệ của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Đan Mạch 

Kiểm toán tài sản trí tuệ:
của Merchant & Gould

Định giá tài sản trí tuệ:
Quỹ dành cho rủi ro quản lý và tài chính của  PriceWaterHouseCoopers
 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

    Ngày 14/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển; điều kiện kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.

  • 2

    Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài

    Ngày 11/4/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài (sau đây gọi là Quy chế). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28/5/2014 và thay thế Quyết định số23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài.

  • Từ ngữ và luật pháp3

    Từ ngữ và luật pháp

    Bài viết này bàn về một số thuật ngữ trong pháp luật kinh doanh dựa vào ý kiến của một số chuyên gia, luật sư tại các hội thảo liên quan do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo