Khởi kiện ra tòa kéo dài cả chục năm không thể phát mãi xong một tài sản thế chấp; định giá tài sản nhiêu khê; cơ chế, chính sách bất cập, quá nhiều lỗ hổng… khiến các ngân hàng đang bất lực “ôm” khối nợ xấu ngày càng lớn.
Ra tù trở thành giám đốc doanh nghiệp thành đạt
- Cập nhật : 21/10/2014
Các cá nhân tiêu biểu được tuyên dương tại buổi lễ.
Sáng 16.10, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, cá nhân điển hình thực hiện tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Biểu dương các mô hình, cá nhân tái hòa nhập cộng đồng
Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết, sau 3 năm thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16.9.2011 của Chính phủ, công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như cơ chế, chính sách còn chưa hoàn thiện; nhận thức, ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội đối với công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù còn chưa được quan tâm đúng mức.
Hội nghị là dịp để các đại biểu với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian tới nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế tình trạng tái phạm và vi phạm pháp luật, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự ở từng địa phương.
Theo báo cáo của Trung tướng Cao Ngọc Oánh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII, Bộ Công an), thực hiện kế hoạch trên, đã có Công an 33 địa phương tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, cá nhân điển hình thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả có 118 mô hình và 474 cá nhân điển hình, trong đó có 36 mô hình và 43 cá nhân tiêu biểu được Bộ Công an biểu dương, khen thưởng.
Điển hình như mô hình “Doanh nhân với an ninh, trật tự” của huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Được thành lập từ năm 2008, sau 5 năm hoạt động, mô hình từ chỗ có 200 doanh nhân tham gia, với nguồn quỹ ủng hộ ban đầu hơn 300 triệu đồng, hiện nay mô hình đã huy động, tập hợp được 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia góp vốn, với nguồn quỹ lên tới gần 1 tỷ đồng; Giải ngân 9 đợt cho 200 lượt đối tượng vay hơn 900 triệu đồng.
Ra tù vươn lên làm giàu chính đáng
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt chỉ có mẹ, không có cha, anh Lê Thừa Dương Hùng (SN 1973, trú tại 51/5C ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, Học Môn, TP HCM) là một trong những cá nhân tiêu biểu được Bộ Công an tuyên dương lần này. Theo đó, sau ba lần phải vào tù ra tội, được sự động viên, giáo dục của cán bộ trại giam, bản thân anh Hùng dần nhận ra lỗi lầm, quyết tâm sửa chữa, làm lại cuộc đời.
Đến năm 2000 anh Hùng ra tù và phải làm đủ nghề để kiếm sống như: phụ hồ, may mặc nhưng không thành công. Sau đó, anh đi học nghề mộc, đi xin họ lại không chấp nhận vì biết quá khứ không tốt đẹp. Có nơi nhận thì bắt phải nộp 5 chỉ vàng, nộp tiền nhưng vì nghèo khó nên anh Hùng phải quay lưng đi. Sau một thời gian lận đận, anh Hùng tự mua dụng cụ về tự học nghề mộc. Năm 2005, anh Hùng đã thành lập được cơ sở điêu khắc gỗ Tịnh Tín. Tiếp đó, anh mở rộng xưởng, nhận các em cơ nhỡ mồ côi, tù tội, xì ke ma túy vào dạy dỗ, đào tạo việc làm.
Anh Nguyễn Đình Khang (Cửa Lò, Nghệ An) từng đi buôn đá đỏ, trộm cướp tài sản và bị phạt 5 năm tù giam. Sau khi ra tù, anh bươn chải, làm đủ nghề. Đến năm 2009, anh Khang mở được doanh nghiệp sản xuất vôi sơn cao cấp Long Vân – công ty hàng đầu tại địa phương, tạo việc làm cho 14 công nhân, trong đó có 3 người chấp hành xong án phạt tù, lương 3,5 triệu đồng/tháng. Hiện, là ủy viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thị xã Cửa Lò.
(Theo laodong)
Trở về