Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Chạy đua tới đâu?

  • Cập nhật : 19/09/2014

 Khoảng 18.000 binh lính cùng 19 tàu chiến (2 tàu sân bay hạt nhân USS George Washington và USS Carl Vinson) và hơn 200 máy bay chiến đấu các loại của Mỹ đang tập trung tại đảo Guam để chuẩn bị tham gia cuộc diễn tập quy mô lớn Valiant Shield 2014 (từ 15 đến 23-9) nhằm đối phó với “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc.

Cuộc diễn tập sẽ tập trung luyện tập khái niệm “Chiến đấu Không - Biển” (Air-Sea Battle), một khái niệm mới của quân đội Mỹ nhằm đánh bại và vượt qua nỗ lực chống tiếp cận của quân đội đối phương và tăng cường khả năng cơ động trên biển và trên không. Việc này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ biến đá thành đảo để độc bá Biển Đông

“Đường lưỡi bò” tiếp tục bị bác bỏ

Ngày 13/9, tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng, Philippines là “kẻ đầu têu, cầm đầu” trong chiến dịch vạch trần hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến phương Tây đặc biệt quan tâm tới động thái này của Bắc Kinh liên quan tới việc cải tạo bất hợp pháp đá thành đảo, xây dựng căn cứ quân sự trái phép ở một số bãi đá tại Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bởi Manila nhiều lần tố cáo các hành vi kể trên, đồng thời liên tục phản đối Bắc Kinh qua đường ngoại giao, kể cả cung cấp hình ảnh bằng chứng về việc Trung Quốc biến đá thành đảo ở Gạc Ma.

Cũng trong ngày 13/9, Hãng Thông tấn xã Đài Loan dẫn tuyên bố của cựu đại diện Mỹ tại Đài Loan William Stanton khi kêu gọi Đài Loan từ bỏ chủ trương “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Ông William Stanton cho rằng, Đài Loan nên tận dụng phương pháp giải quyết căng thẳng tranh chấp nghề cá đã làm với Nhật Bản và Philippines đưa ra cho các bên tham khảo, tiếp theo là từ bỏ “đường lưỡi bò”. Và Mỹ nên giúp Đài Loan để thực hiện vấn đề này.

mo ta anh

Nhật Bản đã tăng cường một lực lượng lớn bảo vệ Senkaku

Ngày 12/9, trang mạng “Học giả Ngoại giao” cho rằng, quyết định trưng bày 60 bản đồ cổ để đáp trả lại yêu sách lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh cho thấy, Philippines đang chơi trò “chiến tranh bản đồ” với Trung Quốc. Theo đó, bãi cạn đang tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham không được đánh dấu trên 60 tấm bản đồ. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, sẽ cân nhắc có nên đệ trình những bản đồ này lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc hay không. Được biết, Mỹ và Philippines từng coi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là bãi pháo của hải quân từ thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước. Trong khi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham chưa bao giờ xuất hiện trên bất kỳ bản đồ cũ nào của Trung Quốc, nhưng rất nhiều bản đồ cổ của nước ngoài và của người Philippines cho thấy, từ năm 1636 bãi cạn này thuộc Manila. Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio, người đã có nghiên cứu sâu rộng về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nhấn mạnh, phải tôn trọng sự thật lịch sử, chứ không phải những dối trá lịch sử.

Cũng trong ngày 12/9, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn cho rằng, do điều kiện xã hội cổ đại có hạn, rất nhiều địa phương không được đánh dấu trên bản đồ, thậm chí cả một phần lãnh thổ trên đất liền. Do đó, có hay không đánh dấu trên bản đồ không nói được cái gì! Được biết, Scarbourogh/Hoàng Nham là bãi cạn có trữ lượng dầu khí và nguồn thủy sản dồi dào. Dư luận đang quan tâm tới bài viết của ông David Brown, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ khi cảnh báo, với tiềm năng về dầu khí, bãi Cỏ Rong đang trở thành mục tiêu hấp dẫn tiếp theo của Trung Quốc.

Ngày 11/9, Philippines chính thức khai trương triển lãm (tại Đại học De La Salle) trưng bày 60 bản đồ cổ cho thấy bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông là một phần thuộc lãnh thổ nước này. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố, các tài liệu ghi chép đầy đủ được giới thiệu trong triển lãm là bằng chứng thuyết phục chống lại bản đồ “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh.

Chuẩn bị tập trận đổ bộ

Ngày 12/9, Hãng Reuters dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, phụ trách các vấn đề Đông Á khẳng định, Washington thực hiện các chuyến bay giám sát ở Đông Á là chính đáng, do sự thiếu minh bạch trong tăng cường quân sự của Trung Quốc. Ông Daniel Russel nhấn mạnh, Mỹ có lý do chính đáng để bay trinh thám ở Đông Á bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho rằng, thái độ hung hăng của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là mối lo ngại cho các nước trong khu vực.

Ngày 11/9, Tân Hoa xã nêu rõ mục đích của việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. Gạc Ma và Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng vì trấn giữ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Tam Sa tới Biển Đông. Cũng trong ngày 11/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-10 (HongQi) vừa được phóng đi từ các tàu và bệ phóng di động trên mặt đất và đây là loại khí tài quân sự mới nhất của Trung Quốc. Theo đó, Hồng Kỳ-10 có thể được sử dụng để bảo vệ các lực lượng mặt đất trước các cuộc không kích của máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Trung Quốc cũng vừa “vô tình” tiết lộ việc sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung DF-26C (còn gọi là sát thủ diệt Guam với tầm bắn 3.500km)

Tờ Wall Street Journal vừa dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Malaysia đã đề nghị cho máy bay P-8 của Mỹ cất cánh ở miền Đông nước này. Động thái này của Malaysia sẽ khiến Trung Quốc tức giận vì giúp Mỹ gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông. Đô đốc Jonathan Greenert cho rằng, Malaysia cùng với Philippines và Singapore là nhân tố chủ chốt để Mỹ thành công trong việc tăng cường sự hiện diện tại khu vực này.

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, gần 3.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tập trận hải quân chung thường niên mang tên PHIBLEX trên Biển Đông từ 29-9 đến 10-10. Trước đó (10-9), Đài Tiếng nói nước Nga cho rằng, Nhật Bản có thể bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường (sau Đức, Pháp và Nga) sau khi Tokyo hủy bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí và Australia đang đẩy nhanh tiến hành đàm phán mua tàu ngầm lớp Soryu của nước này. Theo tờ Wall Street Journal, Australia đã quyết định chi khoảng 18,7 tỉ USD để mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo.

mo ta anh

Tàu hải cảnh Trung Quốc

Liệu có khai hỏa trên biển?

Tờ Japan Times vừa dẫn kết quả khảo sát do Tổ chức Phi chính phủ Genron NPO (Nhật Bản) và tờ China Daily (Trung Quốc) tiến hành tại 2 nước hợp tác thực hiện hôm 10/9 cho biết, 53,4% số người Trung Quốc được hỏi tin rằng, chiến tranh Trung - Nhật sẽ xảy ra. Đây là bằng chứng cho thấy, quan hệ Nhật - Trung khó có khả năng tiến triển. 93% số người Nhật Bản được hỏi cho biết họ không thiện cảm với Trung Quốc vì 3 lý do: Hành động ích kỷ nhằm thâu tóm tài nguyên, thường xuyên chỉ trích về các vấn đề lịch sử và đối đầu tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, 86,8% số người Trung Quốc được hỏi cũng không thiện cảm với Nhật Bản về Senkaku/Điếu Ngư và cách nhìn nhận lịch sử. Theo giới truyền thông, Tokyo sẽ nâng ngân sách cho năm tài khóa 2015 lên 101.000 tỉ yen (tăng 6.000 tỉ yen so với năm tài khóa 2014, mức tăng kỷ lục trong lịch sử), trong đó 50,4 tỉ yên chi cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) để tăng cường an ninh xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo Tạp chí Time của Mỹ, hơn một nửa số người Trung Quốc muốn đánh nhau với Nhật Bản trước năm 2020. Ngày 12/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài của Giáo sư Hàn Húc Đông thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, đang tồn tại khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Giới thạo tin cho rằng, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch đánh phủ đầu nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc và khi đó tàu ngầm sẽ đi trước, máy bay đi sau. Việc này diễn ra sau khi quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng vì bất đồng ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trước đó (chiều 11-9), hội đàm Trung - Nhật - Hàn lần thứ 9 (cấp thứ trưởng) ở Seoul vẫn không tìm được tiếng nói chung để tổ chức hội đàm cấp Ngoại trưởng và thượng đỉnh giữa 3 nước Trung - Nhật - Hàn. Nhưng ngày 14-9, Ngoại trưởng Hàn Quốc đã tiếp Đại sứ Nhật Bản Koro Bessho tại thủ đô Seoul (lần đầu tiên ông Yun Byung-se gặp Đại sứ Nhật Bản kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2-2013).

Ngày 11/9, tờ South China Morning Post cho biết, Tokyo đã thông qua pháp lệnh tuyên bố quyền chủ quyền đối với khu vực rộng 177.000km2 (có hiệu lực từ ngày 1/10) tính từ thềm lục địa trên Thái Bình Dương. Và 2 khu vực mới tuyên bố chủ quyền gồm tỉnh Shikoku và đảo Oki-Daito. Cũng trong ngày 11/9, tờ Yomiuri Shimbun cho biết, từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hoạt động xâm phạm của tàu công vụ Trung Quốc đã trở nên thường xuyên, nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Ngoài tàu công vụ Trung Quốc, Bắc Kinh còn điều tàu cá cùng ngư dân (được coi là dân binh trên biển) tới vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 10/9, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, tần suất xâm phạm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của tàu cá Trung Quốc đang gia tăng và tình hình này không thể coi thường.

Ngày 11/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn trang mạng Blogos Nhật Bản về bài viết của Giáo sư nghiên cứu về biển Yoshihiko Yamada thuộc Đại học Đông Hải cho rằng, Trung Quốc muốn chiếm tài nguyên khi nhòm ngó lãnh thổ Nhật Bản và 10 triệu ngư dân là đội quân tiên phong để thực hiện mục tiêu cường quốc biển của Bắc Kinh. Bởi Trung Quốc đã xây dựng hàng nghìn tàu cá cùng ngư dân có thể đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 10/9, trang mạng “Học giả Ngoại giao” cho biết, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng thứ 5 của quân đội, chuyên phụ trách hoạt động tác chiến vũ trụ. Cũng trong ngày 10/9, tờ China in Brief cho rằng, trong năm 2013, Trung Quốc đã thông qua lập pháp, sáp nhập 4 trong số 5 cơ quan chấp pháp trên biển vào Cục cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập để tìm cách thúc đẩy chủ trương trên biển của Bắc Kinh ở châu Á.

Vai trò của Ấn Độ

Dư luận đang quan tâm tới chuyến công du tới Tajikistan, Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (từ 11 đến 19-9). Ngày 11-9, ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới Sri Lanka và đánh dấu bằng dự án đầu tư trị giá 1,4 tỉ USD vào thành phố cảng Formula One, nằm cách bờ biển Ấn Độ chỉ có 250km.

Ông Lưu Kiến Siêu, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết, chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập Cận Bình sẽ đề cập tới các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ trị giá hàng tỉ USD, cũng như thúc đẩy đàm phán về tranh chấp biên giới giữa 2 nước. Giới truyền thông cho rằng, Ấn Độ đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 100 tỉ USD. Được biết, hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận chiếc máy bay trinh sát hàng hải và tác chiến chống ngầm tầm xa P-8I thứ 5 từ tập đoàn Boeing của Mỹ. Đây là chiếc thứ 5 trong hợp đồng mua 8 máy bay trinh sát chống ngầm P-8I ký với Boeing. Trước đó, Hãng PTI đưa tin, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc R. K. Dhowan đã cho hạ thủy tàu tuần dương lớn nhất nước này INS Sumitra. Đây là tàu thứ tư thuộc lớp này, được thiết kế trong nước và do xưởng đóng tàu Goa (Goa Shipyard Ltd.) chế tạo và biên chế cho hải quân.

Ngày 11/9 ông Parthasarathy, chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu của Ấn Độ kiến nghị, Ấn Độ nên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc bằng cách thắt chặt quan hệ chiến lược với các nước hữu quan như Nhật Bản, Philippines, Indonesia… Ngày 12/9, Hãng AFP dẫn tuyên bố của Tổng thống mới đắc cử của Indonesia, khi ông Joko Widodo khẳng định sẵn sàng làm trung gian hòa giải để giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cũng như hỗ trợ việc hoàn tất COC.

Tờ Zee News (Ấn Độ) từng cho rằng, lo ngại trước các hành động ngày càng hung hăng, dọa nạt của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đang tìm cách hợp tác quốc phòng với đồng minh, trong đó có Ấn Độ. Manila cũng cảnh báo, Bắc Kinh muốn hoàn thành “giấc mộng bành trướng” trước khi có phán quyết của tòa về vụ kiện “đường lưỡi bò”. Sở dĩ nói như vậy vì từ ngày 28-8, cả Tổng thống Benigno Aquino và Bộ Ngoại giao Philippines cùng giới truyền thông nước này liên tiếp thể hiện thái độ trước hoạt động lấn biển của Trung Quốc ở Biển Đông - Trung Quốc đang ra sức mở rộng đảo, đá ngầm ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của dư luận và các nước hữu quan.

Giới quân sự cảnh báo, sức mạnh quân sự gia tăng nhanh chóng cùng sự hung hăng trong việc hiện thực hóa tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đang kích thích một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.

Theo Hãng Reuters, các nước Đông Nam Á đang tăng cường mua sắm vũ khí với chi phí quốc phòng lên tới 40 tỉ USD vào năm 2016. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ở Thụy Điển, Trung Quốc là một trong 20 nước trên thế giới đã tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng từ năm 2004, lên mức 188 tỉ USD năm 2013, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) và con số này tiếp tục tăng thêm 7,4% trong năm nay.

Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ cho rằng, các nước láng giềng của Trung Quốc ở châu Á đang lo ngại những tranh chấp trên biển sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự. Theo nhà phân tích của công ty tư vấn tình báo Stratfor (Mỹ) Robert Kaplan, mục tiêu hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là đuổi Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương để kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. Nhưng theo giới chuyên môn, Trung Quốc đang làm một việc quá sức.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh - Theo: PetroTimes

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo