Dửng dưng với bạo lực học đường

  • Cập nhật : 31/12/2014

 Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều hơn là dư luận dần trở nên miễn nhiễm, coi nó như một hiện tượng bình thường.

mo ta anh

mo ta anh

mo ta anh

mo ta anh

Các vụ bạo lực học đường trong thời gian qua - Ảnh: chụp từ các clip
 
Thạc sĩ Đinh Anh Tuấn, Khoa Tâm lý giáo dục và công tác xã hội, Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định), đã nhận định như thế tại hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trường phổ thông”, do Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 24.12.
 
“Ém thông tin vì sợ xấu hình ảnh”
 
Trong khoảng 10 năm gần đây, bạo lực xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn, cả nam lẫn nữ. Điều này gây những tác động xấu đến mối quan hệ thầy trò, giữa trò và trò... Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại
 
Giảng viên Trương Thanh Thúy Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)
Theo thạc sĩ Đinh Anh Tuấn, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây xảy ra liên tục nhưng phần lớn chỉ đưa thông tin, hình ảnh các vụ việc, chưa có báo cáo riêng biệt. Có đại biểu cho rằng nhiều trường còn ém nhẹm thông tin vì sợ làm xấu hình ảnh đơn vị mình. Nếu có thống kê đầy đủ, trung thực và thẳng thắn thì số vụ bạo lực sẽ rất lớn, phổ biến ở các trường phổ thông.
 
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay mọi người gần như chấp nhận bạo lực học đường là bình thường nên có thái độ thờ ơ, dửng dưng. Theo một nghiên cứu về bạo lực học đường ở TP.Bình Định (Quy Nhơn), khi xảy ra vụ việc, khoảng 22,6% học sinh cho biết chỉ đứng xem, 36,5% nói báo với giáo viên, 5,4% quay phim chụp hình, 7,3% hô hào, cổ vũ và đến 30,9% bỏ đi nơi khác để an toàn.
 
Ông Tuấn cho rằng cách phản ứng của học sinh trước bạo lực thật đáng lo ngại khi các em thờ ơ bỏ đi nơi khác, đứng xem, thậm chí còn hô hào cổ vũ, quay phim chụp ảnh. “Nhiều em cho rằng bạo lực là chuyện thường ngày ở trường”, ông Tuấn nhắc lại.
Theo thạc sĩ Phan Đình Nhân - Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Khánh Hòa), có 50,5% ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh trong cuộc khảo sát cho rằng bạo lực hiện nay rất phổ biến.
 
Nhận định về tình trạng này, giảng viên Trương Thanh Thúy, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), nói: “Trong khoảng 10 năm gần đây, bạo lực xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn, cả nam lẫn nữ. Điều này gây những tác động xấu đến mối quan hệ thầy trò, giữa trò và trò… Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại”.
 
Quên dạy làm người
 
60% học sinh bị bạn học nói xấu, xúc phạm hoặc chửi mắng
 
Thạc sĩ Đinh Anh Tuấn tiến hành một cuộc nghiên cứu về bạo lực học đường với 496 học sinh tại 8 trường (khối THCS và THPT) TP.Quy Nhơn, Bình Định. Kết quả cho thấy có hơn 60% học sinh cho biết đã bị bạn học dùng điện thoại/internet đưa tin nói xấu, xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2% bị bạn học dùng hung khí tấn công; 27,1% cho biết có tình trạng giáo viên xúc phạm học sinh (vì mục đích giáo dục); 7,1% học sinh bị thầy cô nói xấu, xúc phạm và 18,3% bị thầy cô đánh.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia giáo dục đưa ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục, ngăn chặn tình trạng bạo lực. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do trường phổ thông hiện nay chỉ chú trọng dạy chữ hơn dạy làm người.
 
Nói về vấn đề này, ông Phạm Hữu Khương, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Ninh Thuận, cho biết: “Đến lúc chất lượng giáo dục phải làm lại cách đo. Phải đo chất lượng ở ngoài nhà trường, đo về nhân cách, đạo đức của học sinh chứ không chỉ đo về học lực và hạnh kiểm như trước đây. Đồng thời nhà trường cần chú trọng phần dạy làm người cho học sinh. Nếu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì chúng ta cần phải thay đổi tư duy đã trở thành cố hữu đó. Cần bỏ đi chuyện học gì thi nấy, thi gì học nấy, học để hoàn thiện bằng cấp, củng cố địa vị, làm đẹp chỉ tiêu nâng chuẩn công chức, viên chức…”.
 
Ông Khương còn cho rằng đáng buồn khi hiện nay chuyện học để làm người, học để lĩnh hội tri thức và áp dụng vào công việc, cuộc sống chỉ xem là thứ yếu. “Vì vậy, kết quả là tạo ra thế hệ ngày càng nhiều đối tượng thiếu kỹ năng sống, ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, kể cả khi trở thành cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền. Phải thay đổi phương pháp giáo dục trong nhà trường, căn bản là tránh việc chỉ toàn bàn khâu thi cử”, ông Khương mong muốn.
 
Ông Châu Thái Lộc, Phó trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên (Sở GD-ĐT Khánh Hòa) đề nghị cần nghiên cứu để điều chỉnh chương trình môn giáo dục công dân cho phù hợp.
 
Một nguyên nhân khác, theo các đại biểu, phần lớn các trường phổ thông hiện nay thiếu hoặc không có chuyên viên tham vấn tâm lý, kịp thời giải quyết những vụ việc mâu thuẫn hoặc những khó khăn, bức bách của học sinh.
Nhiều vụ nữ sinh đánh nhau
 
Chỉ cần lên Google.com gõ vào mục tìm kiếm cụm từ “nữ sinh đánh nhau 2014” thì trong vòng 0,26 giây đã có 761.000 kết quả khác nhau liên quan đến thông tin, hình ảnh, clip đánh nhau của các nữ sinh.
 
Trong đó, nổi bật là đoạn phim dài 1 phút 30 giây, ghi lại hình ảnh hai nữ sinh mặc áo dài, được cho là học sinh của một trường THPT ở Gia Lai đánh nhau trong lớp. Những cảnh vừa chửi thề vừa lao vào túm tóc, tát tai, đấm đá túi bụi của hai nữ sinh khiến người xem vô cùng bức xúc. Đáng chú ý, nhiều học sinh xung quanh thay vì can ngăn lại reo hò cổ súy.
 
Trước đó, vào ngày 6.1.2014, cư dân mạng cũng từng chứng kiến đoạn clip dài 2 phút 59 giây ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh dã man.
 
Đến ngày 1.4, một đoạn clip dài gần 2 phút với tên gọi Nữ sinh trường THPT Bãi Cháy đánh nhau, lột cả nội y quay lại cảnh hỗn chiến giữa 2 nhóm nữ sinh gây bức xúc dư luận. Trong clip, sau một vài câu khẩu chiến, nhóm nữ sinh đã lao vào tát tới tấp, giật tóc, liên tục đạp chân vào người cô gái mặc áo đỏ trước sự chứng kiến của đông người. Nghiêm trọng hơn, cô gái này còn bị nhóm nữ sinh xé rách áo, lột cả nội y.
 
Tiếp đó, là đoạn clip với tên Nữ sinh đánh nhau năm 2014, quay lại cảnh một cô gái mặc đồng phục nữ sinh đi xe đạp đánh nhau tới tấp với hai cô gái khác trước sự chứng kiến của nhiều người.
 
Đức Tiến
Những cái chết đau lòng
 
Theo bà Lê Thị Thảo, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD-ĐT Đắk Lắk, trong tháng 11.2014, tỉnh này có 2 học sinh tử vong do đánh nhau. Ngày 25.11, tại sân Trường tiểu học xã Ea Hồ (xã Ea Hồ, H.Krông Năng) xảy ra vụ đánh nhau bằng gậy giữa nam sinh lớp 5 trường này và một nam sinh lớp 6 của Trường THCS Y Jut (cũng thuộc Ea Hồ), hậu quả nam sinh lớp 6 tử vong khi đi cấp cứu. Trước đó, ngày 3.11, tại Trường THCS Võ Thị Sáu (xã Hòa An, Krông Pắk) cũng đã xảy ra vụ mâu thuẫn, đánh nhau giữa 2 học sinh lớp 9 dẫn đến 1 học sinh thiệt mạng.
 
Thạc sĩ Phan Đình Nhân, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Khánh Hòa) cho biết khảo sát ở 9 trường THPT tại Khánh Hòa về tình trạng bạo lực học đường trong 3 năm qua, có 48 vụ bị phát hiện. Trong đó có một vụ dẫn đến chết người.
 
Khoảng 13 giờ 50 ngày 3.4.2014, tại Trường THCS Trần Lãm (P.Trần Lãm, TP.Thái Bình), học sinh P.N.H (lớp 8) đã dùng tay đấm vào má bên trái bạn học là Đ.N.H (14 tuổi, trú tại P.Trần Lãm, học cùng lớp). Sau khi bị đấm, Đ.N.H ngã gục xuống dưới bàn học và ngất đi. Sau đó, cán bộ y tế và giáo viên Trường Trần Lãm đã đưa em Đ.N.H đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Tuy nhiên, đến 15 giờ 15 cùng ngày, Đ.N.H đã tử vong tại bệnh viện.
Theo: Minh Luân - TNO
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Ẩu chết, cẩn thận cũng tiêu1

    Ẩu chết, cẩn thận cũng tiêu

    Để kéo giảm tai nạn, ngoài sự đầu tư của nhà nước đối với hệ thống đường sá, biển báo, điều cần nhất là hành vi chấp hành luật giao thông của toàn xã hội

  • Nữ đại gia ngồi tù, nhớ cảnh “tiêu tiền không cần đếm“2

    Nữ đại gia ngồi tù, nhớ cảnh “tiêu tiền không cần đếm“

    Từ tháng 12/2008 nhiều chủ nợ đòi tiền nhưng bà Hiệp mất khả năng trả nợ. Theo cơ quan điều tra, từ 3/2008 đến 12/2008, bà Hiệp vay nợ 69,9 tỷ đồng và 28.000 USD. Ngồi sau song sắt trại giam, bà Hiệp mới thấy hối hận vì những gì mình đã gây ra.

  • 80 năm nữa người Việt mới cao bằng người Nhật3

    80 năm nữa người Việt mới cao bằng người Nhật

    Trong 3 thập kỷ gần đây, chiều cao của người Việt bắt đầu nhích dần lên, cứ 10 năm tăng 1-1,5 cm. Với tốc độ này nếu không có giải pháp cải thiện, Việt Nam phải mất 80 năm mới đạt được chiều cao như người Nhật.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo