Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương và nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) trong một nghiên cứu về người chuyển giới từng đưa ra nhận định: “Người chuyển giới tại Việt Nam là nhóm sống ngoài vùng phủ sóng, không được xếp vào bất cứ nhóm xã hội nào. Đây cũng là nhóm sinh kế gặp khó khăn và dễ lâm vào tình trạng đói nghèo”.
Truy sát kinh hoàng trên biển: Ngư dân ghi được nhiều hình ảnh
- Cập nhật : 06/10/2014
Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Về vụ tranh chấp ngư trường tại khu vực biển Hòn Lao giữa các tàu cá ở Bình Thuận, chiều 3-10, Đại tá Nguyễn Văn Thường, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận, cho biết: Các đơn vị nghiệp vụ đơn vị đang khẩn trương lấy lời khai, củng cố hồ sơ để chuyển sang cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận xử lý.
Những hình ảnh “biết nói”
Sáng cùng ngày, Đồn biên phòng 456, thị xã La Gi đã lấy lời khai thuyền trưởng và các thuyền viên đồng thời thu thập chứng cứ trên hai con tàu BTH 85736 TS và BTH 7479 TS đã được kéo về cảng La Gi để sửa chữa. Theo ông Nguyễn Văn Hồng, thuyền trưởng tàu BTH 85736 TS, vụ truy sát làm một thuyền viên trên tàu của ông bị thương nhẹ, tàu bị hỏng không thể ra khơi.
“Đội tàu truy sát rất đông và chia làm hai nhóm. Một nhóm truy đuổi, bao vây, đâm chìm tàu BTH 98199 TS của thuyền trưởng Phạm Bá Quang; một nhóm khác bao vây tàu của ông và tàu BTH 7479 TS. Các con tàu này áp sát và dùng gạch đá, búa, bạc đạn, cây sắt ném xối xả xuống tàu. Một thuyền viên của tôi bị trúng vật cứng vào đầu, tôi đã gào mọi người trốn vào cabin. Khi tôi vừa nhảy vào cabin thì một con dao từ trên các con tàu truy sát cắm phập vào vách buồng lái nơi tôi vừa đứng” - thuyền trưởng Hồng kể.
Được biết khi vụ truy sát xảy ra, nhiều tàu cá hành nghề tại khu vực này bất bình trước hành động ngang ngược của đội tàu truy sát nên các thuyền viên đã dùng điện thoại ghi lại hình ảnh kinh hoàng này. Trong đó có tấm ảnh con tàu giã cào đâm thẳng mũi tàu vào mạn phải tàu BTH 98199 TS. Theo thuyền trưởng Phạm Bá Quang, đây là cú đâm đầu tiên vào tàu ông và khi con tàu còn đang tròng trành thì từ mạn trái một chiếc tàu khác đã đâm thẳng vào tàu ông làm con tàu chìm hẳn. Ngoài ra trong một tấm ảnh khác, có ít nhất sáu chiếc tàu giã cào thường gọi là hung thần của biển bao vây tàu BTH 85736 TS của thuyền trưởng Nguyễn Văn Hồng vào giữa để tấn công.
Hiện BĐBP Bình Thuận đã xác định lai lịch toàn bộ số tàu tham gia truy sát. Trong đó xác định tàu BTH 96634 TS hành nghề giã cào do ông Nguyễn Thành, 39 tuổi, ngụ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) làm thuyền trưởng. Đây là con tàu đi vào khu vực Hòn Lao nơi các tàu hành nghề câu mực ven bờ gây hấn và sau đó dùng bộ đàm huy động hàng chục tàu giã cào gần đó bao vây, truy sát.
Hung thần của ngư dân nghèo
Tại các vùng biển ven bờ, ngư dân nghèo luôn lo sợ những đội tàu hành nghề giã cào và thường ví họ là những hung thần trên biển.
Với đặc thù của lưới giã cào mắt dày, lưới rộng, chiều cao khoảng 10 m nên khi những con tàu này đi qua gần như các loài hải sản lớn nhỏ bị tận diệt. Để khai thác trái phép ven bờ, các con tàu này thường dùng nhớt bôi lên số hiệu, còn ban đêm thì tắt đèn. Gặp những con tàu này, một số thuyền ngư dân đang thả lưới đánh bắt chưa kịp tránh đã bị tàu cào đến trắng tay vì mất sạch phương tiện mưu sinh. Theo quy định, những tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng... nhưng đánh bắt ven bờ ít chi phí, các đội tàu giã cào có công suất 300-900 CV vẫn bất chấp.
Theo một kiểm ngư viên, việc tranh chấp ngư trường trên vùng biển Bình Thuận giữa các đội tàu giã cào và tàu thuyền công suất nhỏ thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng đây là vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Theo: PHƯƠNG NAM//PLO
Biên phòng “hạ nhiệt” tranh chấp ngư trường ở Phú Yên
Theo Trung tá Phạm Ngọc Dân, Đồn trưởng Đồn biên phòng Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), mỗi năm trên vùng biển vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông - nơi giáp ranh với vùng biển tỉnh Bình Định - xảy ra hàng chục vụ đâm va, mang lưới giữa các tàu thuyền khai thác thủy sản vì tranh chấp ngư trường. Đây là vùng biển có nhiều hải sản, tôm hùm giống nên thu hút tàu thuyền các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa đến khai thác.
“Việc tranh chấp, va chạm chủ yếu vì nguồn lợi. Để tránh xô xát trên biển, các mối bất đồng trong ngư dân phải được giải quyết ngay từ trên đất liền. Đồn biên phòng Xuân Thịnh thường phối hợp với các đoàn thể ở địa phương sinh hoạt với ngư dân. Tại các buổi sinh hoạt này, các vướng mắc, mâu thuẫn giữa ngư dân sẽ được giải quyết. Đồn còn phối hợp với các đồn biên phòng Nhơn Châu, cửa khẩu Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định) trao đổi thông tin tình hình ngư dân tham gia đánh bắt chung trên ngư trường, tổ chức cho đại diện của các địa phương gặp gỡ, trao đổi để hạn chế các mâu thuẫn. Quan điểm của đơn vị là xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm, bất chấp quy định để cảnh báo những người khác và cố gắng thực hiện vai trò hòa giải để bà con dung hòa quyền lợi, chia sẻ, hỗ trợ nhau làm ăn” - Trung tá Dân chia sẻ.
Theo Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Chỉ huy phó nghiệp vụ Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên, vì sâu sát với bà con nên những năm qua hầu như chưa xảy ra các vụ tranh chấp ngư trường nghiêm trọng.