Tin kinh tế chiều 19-12-2014: Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn - Nợ hộ gia đình đe dọa nền kinh tế Thái

  • Cập nhật : 19/12/2014

 Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn

Trong một kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10 về chính sách hỗ trợ các dự án cơ khí trọng điểm. Nhưng 5 năm qua cả ngành cơ khí chỉ có 3 dự án được hỗ trợ vay vốn.
 
Hầu hết các doanh nghiệp (DN) tham dự cuộc họp ngày 18.12 do Bộ Công thương và các thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí tổ chức đều cho rằng lỗi "trì trệ" của ngành này là do chính sách.
 
Với một thái độ bức xúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) Nguyễn Văn Huyên phát biểu: “Hai năm trước, chủ tịch DN ô tô trong nước nói với tôi: ông Huyên ơi, ông bị Bộ Công thương lừa rồi. Sẽ không có một chương trình ưu đãi nào cho nội địa hóa ô tô cả. Tốt nhất là chỉ có đầu tư lắp ráp, khi nào mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu bằng 0% hết thì nhập về, lắp ráp bán thôi”. “Quả nhiên là ông này nói đúng, chỉ có lắp ráp là đúng hướng, còn đầu tư cơ khí, sản xuất công nghiệp hỗ trợ như tôi, trông chờ hỗ trợ là thất bại. Đó là bài học đau đớn của tôi”, ông Huyên khẳng định.
 
Ông Huyên, nay đã khá cao tuổi - công ty của ông có một số sản phẩm xe tải và xe con có tỷ lệ nội địa hóa tới 45%, nhấn mạnh: “Không phải DN không làm được mà là vấn đề chính sách. Trước đây, khi quyết tâm làm, tôi xin vay vốn ưu đãi 250 tỉ đồng. Thủ tướng đã đồng ý và đã 7 lần nhắc các cơ quan liên quan mà chúng tôi vẫn không được vay. Bộ Công thương cũng đã cử đoàn xuống kiểm tra, xác nhận chúng tôi đã làm được 3 tổ hợp làm khung xe tải, 3 tổ hợp làm khung xe con, có cả xưởng đúc, luyện kim, làm được thân, vỏ xe, sơn tĩnh điện… Nhưng cuối cùng, dù vay vốn từ ngân hàng thương mại, chúng tôi cũng không được cấp bù lãi suất”.
 
“Chính sách đưa ra lởm khởm quá, không được thực thi mà DN như tôi đầu tư, làm nội địa hóa mãi, mà thành ra như bị lừa. Làm nội địa hóa nhưng 3 năm rồi, ngân hàng cắt không cho vay đồng vốn nào. Tôi đã mất hết niềm tin. Tôi nay già cả, 72 - 73 tuổi rồi, không còn có thể ngày ngày cắp cặp đi xin”. Nói xong, ông Huyên bỏ hội thảo đi về.
 
“Chính sách của VN dở nhất”
Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty thiết bị điện Đông Anh (Hà Nội), nhận xét lẽ ra các DN trong nước hoàn toàn có thể làm, chiếm lĩnh các sản phẩm thiết bị điện, nhưng chính sách vay vốn rất khó khăn khiến DN khó đầu tư, phát triển. Đặc biệt, cơ chế tổng thầu cũng hạn chế sự tham gia của DN cơ khí VN nên ngay ở Công ty thiết bị điện Đông Anh - là một DN thuộc Tập đoàn điện lực VN, có những sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế như máy biến thế, cũng không thể cung cấp cho chính các dự án do EVN làm chủ đầu tư.
 
Ông Phan Tử Giang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí, cũng phản ánh các dự án chế tạo giàn khoan của công ty này chưa được vay vốn có mức lãi suất ưu đãi như quy định. Năm 2010, công ty vay 800 tỉ đồng với lãi suất lên tới 21%/năm, vô cùng gian nan để trả nợ. “Các chính sách khác như kích cầu, thì các gói tín dụng rất nghèo nàn, không vay được. Hay chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển đề ra cũng không thực hiện được do thủ tục xét duyệt dự án về công nghệ rất chậm. Đến khi làm xong dự án đầu tư rồi thì cơ quan chức năng lại bảo: các ông làm được rồi, thôi không hỗ trợ nữa”, ông Giang nói.
 
Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) Nguyễn Văn Thụ đề xuất nên chuyển đổi hình thức hỗ trợ dự án sang hình thức hỗ trợ sản phẩm công nghiệp cơ khí trọng điểm. Bộ Công thương nên cập nhật danh mục các sản phẩm thiết thực, có chất lượng, có đầu ra để xây dựng chính sách hỗ trợ. Ông cũng đề nghị, các nhà máy, dự án do VN làm tổng thầu thì phải có chính sách ưu tiên tiêu thụ sản phẩm cơ khí trong nước.
 
Sau khi nghe ý kiến các DN, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) Trương Thanh Hoài cho biết cơ quan này đang soạn thảo quyết định thay thế cho Quyết định số 10/QĐ-TTg, trong đó đưa ra một loạt chính sách mới như các dự án cơ khí trọng điểm được hỗ trợ tín dụng sau đầu tư; các đơn vị sản xuất, mua sản phẩm cơ khí trọng điểm được áp dụng hình thức chỉ định thầu; DN được ưu tiên vay vốn ngân sách để nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ; được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN 0% trong 4 năm đầu, 10% trong 15 năm…
 
Ông Hang Ha Ryu, Tổng giám đốc Công ty Doosan Vina, cho rằng VN vẫn cần có chính sách bảo hộ nhất định như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là những nước có chính sách bảo hộ rất cao nên hầu như không có nhiều DN nước ngoài nào đưa được thiết bị cơ khí như cần cẩu vào được. “Các gói thầu ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng thường buộc nhà đầu tư phải sử dụng sản phẩm do các nước này sản xuất mới cấp giấy chứng nhận đầu tư. Chính sách của VN dở nhất, nhất là ở luật Đấu thầu, hạn chế chỉ định thầu”, ông Hang Ha Ryu nói.
-------------------------
Mexico nâng thuế nhập khẩu gạo từ việt Nam
Ngày 18/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, Mexico vừa công bố sẽ áp thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào nước này từ ngày 9/1/2015.
 
VFA cho biết, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước tính toán lại giá xuất khẩu, đồng thời thông báo cho đối tác nhập khẩu biết để thực hiện.
 
Theo Hội đồng lúa gạo Mexico, lượng gạo, thóc nhập khẩu tăng lên do giá rẻ đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong nước. Tính đến hết tháng 9/2014, Mexico nhập khẩu gần 200 nghìn tấn gạo trắng xay xát, trong đó nhập từ Việt Nam là 65 nghìn tấn, Hoa Kỳ gần 60 nghìn tấn, Uruguay hơn 40 nghìn tấn và Thái Lan hơn 30 nghìn tấn.
 
Việt Nam đã vượt Hoa Kỳ, thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico. Ước cả năm 2014, Việt nam có thể xuất vào thị trường này gần 90 nghìn tấn.
-------------------------
Nợ hộ gia đình đe dọa nền kinh tế Thái 
Ngân hàng Thailand (BoT) đang vật lộn với nền kinh tế có nguy cơ đánh mất vị trí dẫn đầu ngành sản xuất của khu vực Đông Nam Á.
 
Lý do, theo Bloomberg, nợ hộ gia đình ở Thái Lan đã tăng hơn gấp ba trong một thập kỷ qua, lên mức cao kỷ lục 83,5% GDP. 
 
Nợ cũng ráng mua xe hơi
 
Hằng tháng, Din Ruenmeesang - nhân viên tài chính tại Bệnh viện Bumrungrad International Hospital, Bangkok - dành khoảng 1/2 thu nhập của mình để trả nợ trong bảy thẻ tín dụng và các khoản vay ngân hàng khác. Dù vậy, người đàn ông 33 tuổi này vẫn không ngần ngại vay thêm tiền để mua xe hơi Mazda3 vào năm sau.
 
"Cuộc sống ngắn lắm. Tôi muốn tận hưởng". Hiện số nợ của anh lên đến 200.000 baht (khoảng 6.100 USD) từ việc mua sắm quần áo, giày dép và đồ nội thất. "Khi thiếu tiền tôi sử dụng các khoản vay cá nhân. Lãi suất không tệ nên tôi vẫn có khả năng mượn thêm".
 
Dân Thái tiêu tiền như Din sẽ càng đẩy Ngân hàng trung ương vào thế khó khi muốn cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế lớn thứ II ĐNÁ đang tăng trưởng yếu ớt.
 
Chính phủ "báo động"
 
Các nhà phân tích Bloomberg dự báo sau cuộc họp 18-12, Cơ quan Tiền tệ Thái Lan vẫn sẽ duy trì lãi suất cố định 2% - vốn đã kéo dài qua năm cuộc họp trước đó. Xuất khẩu của Thái Lan có thể co lại năm thứ hai liên tiếp, trong khi lượng hàng xuất ra của Việt Nam và Philippines tiếp tục tăng lên.
"Nợ hộ gia đình có thể không phải là một nguy cơ tài chính có hệ thống lớn ở phương Tây, nhưng được xem là vấn đề tăng trưởng đáng lo ngại tại châu Á", nhà phân tích Frederic Neumann ở HSBC Holdings Plc nói.
 
Tại Đông Nam Á, Thái Lan và Malaysia có tốc độ tăng nợ hộ gia đình nhanh nhất trong năm năm qua.
 
Tháng 10-2014, chuyên gia nghiên cứu cấp cao Rahul Ghosh tại Moody’s Investors Service, Singapore báo cáo mức nợ của hai nước đang nâng theo mức thu nhập, đe dọa tăng trưởng tiêu dùng cá nhân và chất lượng tài sản ngân hàng khi chu kỳ tín dụng toàn cầu dần siết chặt.
 
Tính đến cuối tháng 6-2014, nợ hộ gia đình Thái là 10.300 tỉ baht - tăng vọt so với 2.850 tỉ baht cùng kỳ năm 2004.
 
Ngân hàng trung ương cho biết nợ hộ gia đình đang ở mức "báo động" và yêu cầu chính phủ quân sự không đưa ra chính sách kích thích cho vay không cần thiết.
 
Gần đây, Thủ tướng Prayuth Chan Ocha đã công bố một gói kích thích kinh tế khoảng 11 tỉ USD và cố gắng đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng.
CHÂU LUÂN (Theo Bloomberg, Tuổi Trẻ)
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo