Tin kinh tế chiều 27-01-2015: 8 "ông lớn" Việt đủ chuẩn vào Bảng xếp hạng Fortune 500 của Mỹ - Bộ Công thương cảnh báo nạn hacker lừa đảo doanh nghiệp

  • Cập nhật : 27/01/2015
8 "ông lớn" Việt đủ chuẩn vào Bảng xếp hạng Fortune 500 của Mỹ
Theo thống kê của Vietnam Report, nếu so sánh với Bảng xếp hạng (BXH) Fortune 500 của Hoa Kỳ, thì năm nay có 8 doanh nghiệp trong BXH VNR500 hoàn toàn đủ tiêu chí để lọt vào BXH này.
 
Sáng nay (27/1/2015), Công ty Vietnam Report chính thức tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2014.
 
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt trong năm 2014 vừa qua khi mà tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt khoảng 5,98% và tỷ lệ lạm phát thấp, chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013, các doanh nghiệp lớn Việt Nam cũng đã dần khẳng định được vị thế của mình. 
 
Theo thống kê của Vietnam Report, nếu so sánh với Bảng xếp hạng Fortune 500 của Hoa Kỳ, thì năm nay có 8 doanh nghiệp trong BXH VNR500 hoàn toàn đủ tiêu chí để lọt vào BXH này (Trước đó, trong BXH VNR500 năm 2013, có 7 doanh nghiệp đủ tiêu chí doanh thu để lọt vào Fortune 500 – 2013).
 
Cũng theo thống kê của Vietnam Report, thành phần chủ đạo của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 vẫn là khối doanh nghiệp Nhà nước, cho thấy quá trình cổ phần hóa DNNN mặc dù được tập trung hơn cả trong năm vừa qua nhưng vẫn chưa đat được hiệu quả như mong đợi. 
 
Xét về ngành nghề, ngành khoáng sản – xăng dầu vẫn là ngành “giàu nhất” trong Bảng xếp hạng. Theo Vietnam Report đánh giá, đây sẽ là một thử thách cho các nhà điều hành kinh tế, bởi rõ ràng nền kinh tế hiện nay vẫn bị phụ thuộc vào nhóm ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặt trong bài toán tăng trưởng bền vững thì thời gian tới cần khuyến khích phát triển các ngành tiềm năng của Việt Nam như ngành chế biến, chế tạo và công nghệ thông tin… 
 
Đáng chú ý, trong BXH VNR500 năm nay có 41 doanh nghiệp lọt vào “Câu lạc bộ tỷ đô” (bao gồm các doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ USD), tương đương hơn 8% số doanh nghiệp VNR500, trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong nước. 
 
Xét về số lượng, doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đang chiếm phần đông trong toàn nền kinh tế và có xu hướng ngày một gia tăng, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa được cải thiện tương xứng.
 
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây nhất của Vietnam Report cho thấy, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tư nhân đang rất cao. Việc thiếu vốn kinh doanh đã làm hạn chế khối doanh nghiệp này phát huy hết tiềm năng của mình, lấy đi sự tự tin của các doanh nghiệp vốn được đánh giá là năng động và sáng tạo nhất của nền kinh tế. Đây cũng là một thách thức mới cho doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng trong năm 2015.
 
Cũng trong sáng nay, Vietnam Report đồng thời giới thiệu Sách trắng Báo cáo thường niên: Kinh tế Việt Nam 2014 và Cơ hội đầu tư 2015 (thực hiện bởi Vietnam Report và đối tác chính là Công ty Tư vấn Corr Analytics, Hoa Kỳ). 
 
Sách trắng giới thiệu và phân tích một số thương vụ cổ phần hóa/ kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài điển hình có giá trị từ 7 triệu USD đến 4,3 tỷ USD trong năm 2014. Thêm vào đó, sách trắng đưa ra dự báo lạm phát Việt Nam trong năm 2015 sẽ duy trì ở mức 4,5% và xuất khẩu dự kiến sẽ chạm mốc 150 tỷ USD. Các phân tích cũng dự báo nợ công sẽ giảm dần do tiến trình cổ phần hóa được đẩy mạnh và các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống khoảng 3% trong năm 2015.
---------------------------

 Thị trường Quà Tết 2015: Chọn sao cho vừa ý

Thị trường quà biếu Tết 2015 đang ngày càng nóng lên khi chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Tuy nhiên, việc chọn được một món quà Tết như ý cũng không phải chuyện dễ dàng.
 
Đa dạng quà biếu Tết
 
Từ nhiều tháng trước Tết, các công ty dịch vụ quà Tết đua nhau quảng bá đủ các loại quà Tết từ bình dân đến cao cấp với đủ thứ của ngon, vật lạ.
 
Dạo quanh các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, không khó để lựa chọn những giỏ quà gói sẵn với đủ các mức giá khác nhau từ 200.000 đồng cho tới 2-3 triệu đồng/giỏ. Các giỏ quà này chủ yếu vẫn là các loại bánh kẹo, rượu, trà…
 
Độc đáo hơn là các loại trái cây đặc sản như bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng,…hay một số quà tặng “ăn theo” 12 con giáp như bộ Dê phong thủy mạ vàng của Karalux…
 
Thậm chí một cửa hàng tại TPHCM còn gây ngạc nhiên khi đưa những thứ rất bình dân như các loại rau củ quả ăn hàng ngày vào các giỏ quà Tết.
 
Không chỉ có các công ty quà tặng hay các siêu thị mà ngay cả các công ty bánh kẹo, đồ uống cũng chịu khó đưa ra các giỏ quà Tết được thiết kế sang trọng và bắt mắt.
 
Đại diện của Công ty bánh kẹo Kinh Đô cho biết, năm nay công ty đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm có thế mạnh của mình vào giỏ hàng tết.
 
Dù mới có mặt tại thị trường Việt Nam song Pocari Sweat - sản phẩm của tập đoàn dược phẩm Otsuka Nhật Bản, cũng nhanh chóng “thích nghi” với truyền thống tiêu dùng trong dịp Tết của người Việt Nam bằng cách ra mắt bộ bao bì Tết với hình ảnh bắt mắt, sang trọng để làm quà tặng trong dịp Tết.
 
Chọn sao cho vừa
 
Tuy nhiên, việc chọn được một món quà Tết như ý cũng không phải chuyện dễ dàng. Nhiều người cất công đi tìm những sản phẩm vừa độc đáo, vừa mới lạ nhằm gây sự chú ý và tạo thiện cảm của người nhận.
 
Vốn là người cầu toàn, chị N.T.Hòa, phòng hành chính nhân sự một công ty truyền thông luôn đặt ra những yêu cầu cao khi chọn quà Tết. Chị tâm sự, chọn quà Tết cực kỳ khó bởi một món quà khi gửi ra phải “chất” ở cả nội dung lẫn hình thức và có thể thay bạn nói lên thông điệp bạn cần trao gửi đến người nhận. 
 
“Do vậy, một món quà thể hiện sự tinh tế, thấu hiểu và quan tâm của người gửi dành cho người nhận chắc chắn không thể là những giỏ quà gói sẵn bày bán đầy các tuyến đường với những thành phần bên trong “nhà nào cũng có” hay những gói quà được mua vội với hình thức sơ sài và thiếu tính thẩm mỹ”, chị Hòa chia sẻ.
 
Pocari Sweat với thành phần tương tự nước trong cơ thể và hàm lượng carborhydrate phù hợp giúp bù nước cho cơ thể nhanh gấp 3 lần so với nước thông thường giúp tận hưởng Tết thả ga nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
 
Đồng quan điểm với chị Hòa, chị M.T.Thanh - Giám đốc một công ty TNHH ở Quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, việc chọn quà Tết cho đối tác không hề đơn giản, vì vậy năm nào chị cũng là người đích thân đi chọn mua.
 
Chị Thanh cho biết, cái tinh tế của món quà bạn chọn tặng cho người thân chắc chắn phải do chính tay bạn chọn lựa, tìm hiểu để sao cho nó vừa độc đáo, lại có thể thay bạn nói lên tấm lòng của mình dành cho người tặng. Và dĩ nhiên, hình thức của món quà cũng phải thật lịch lãm, bắt mắt để món quà của mình sẽ được người nhận đặt ở một nơi trang trọng hay cảm thấy đắc ý khi dùng nó để chiêu đãi khách quý trong ba ngày Tết.
 
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua, nên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu tại những nơi uy tín, để tránh mua phải hàng giả hàng nhái hay hàng quá date, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
 
 Pocari Sweat là sản phẩm uy tín của tập đoàn dược phẩm Otsuka Nhật Bản, với thành phần tương tự nước trong cơ thể và hàm lượng carborhydrate phù hợp giúp bù nước cho cơ thể nhanh gấp 3 lần so với nước thông thường giúp tận hưởng Tết thả ga nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Vào dịp Tết 2015, Pocari đã ra mắt bao bì Tết với hình ảnh bắt mắt, sang trọng hứa hẹn sẽ trở thành món quà ý nghĩa mang lời chúc sức khỏe và hạnh phúc tới những người ta yêu quý trong dịp Tết này.
------------------------
 Bộ Công thương cảnh báo nạn hacker lừa đảo doanh nghiệp
Bộ Công thương cho biết, mới đây, một công ty đã may mắn thu hồi được khoản tiền 18.720 USD từ hành vi lừa đảo công nghệ tinh vi của hacker. Đây là một bài học để các doanh nghiệp tham khảo.
 
Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) vừa phát thông cáo cảnh báo hành vi lừa đảo tinh vi của Hacker máy tính trong giao dịch thương mại quốc tế.
 
Theo đó, vào ngày 22/11/2014, Công ty A có trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng có ký Hợp đồng mua hàng (nhựa đường) với Công ty B tại Dubai - UAE.
 
Đến ngày 10/12/2014, Công ty A chuyển 30% tiền cọc của hợp đồng với số tiền là 18.720 USD cho đối tác. Số tiền này được chuyển đi từ một Ngân hàng C của Việt Nam đến Ngân hàng Emirates Islamic Bank.
 
Đúng ra, số tiền này phải được chuyển đến tài khoản của bên bán hàng là Công ty B theo hợp đồng đã ký. Nhưng vào ngày 5/12/2014, Công ty A lại nhận được một Email gần giống Email của Công ty B và yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản khác. Lệnh yêu cầu chuyển tiền lần này được làm thành 1 file đính kèm gửi riêng có đầy đủ chữ ký và con dấu của Công ty B.
 
Điều đáng chú ý là liên tục trong 5 ngày, kể từ ngày Công ty A nhận được email nói trên thì tất cả email của Công ty B không thể gửi vào hộp thư của Công ty A. Vì tin tưởng chữ ký và con dấu của Công ty B, không nhận ra Email này của Hacker, nên Công ty A vẫn gửi Email thông báo đã chuyển tiền ngày 10/12/2014.
 
Phải đến ngày 13/12/2014, bên bán hàng mới liên hệ được với Công ty A (qua skype) thì mới biết họ không hề có yêu cầu Công ty A thay đổi tài khoản chuyển tiền. Như vậy, số tiền trên chắc chắn đã được chuyển đến một tài khoản lạ và đương nhiên đã bị mất.
 
Trước tình hình trên, Công ty A ngay lập tức thông báo với Ngân hàng C-Chi nhánh Đà Nẵng và Ngân hàng Emirates Islamic Bank bằng mọi hình thức, như điện thoại, Email, gửi điện khẩn... Đồng thời Công ty A đã liên hệ với Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại UAE để nhờ giúp đỡ.
 
Sau khi nắm được vụ việc, trên cơ sở đề nghị của Công ty A, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại UAE đã can thiệp ngay với Ngân hàng Emirates Bank, khẩn cấp phong tỏa số tiền trên để Ngân hàng C của Việt Nam làm các nghiệp vụ thu hồi lại số tiền trên về cho Công ty A.
 
Ngày 31/12/2014, Công ty A đã nhận được tin vui từ Ngân hàng C tại Việt Nam cho biết, Ngân hàng Emirates Islamic Bank đã gửi điện thông báo chuyển số tiền 18.720 USD về Việt Nam cho Công ty A.
 
Bộ Công Thương cho biết, kết quả này có được là do sự phối hợp kịp thời, nhanh chóng, tích cực và quyết liệt của các Bên, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực và kịp thời của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại UAE. Trường hợp của Công ty A là một cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi thực hiện giao dịch và thanh toán quốc tế và nếu vụ việc xảy ra thì phải kịp thời thông báo cho các bên liên quan, đặc biệt là cơ quan Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để có dự tư vấn, hỗ trợ cần thiết.
 
Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á cảnh báo các doanh nghiệp cần lưu ý trong kinh doanh quốc tế, các thủ đoạn gian lận, lừa đảo có thể xảy ra với nhiều hình thức khác nhau và doanh nghiệp cần có giải pháp đối phó thích hợp. Khi tình huống xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên hệ ngay với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại để có được sự can thiệp kịp thời.
---------------------------
Ưu ái chủ đầu tư cầu Phú Mỹ rồi lãnh... nợ!
Chủ đầu tư cam kết trả đủ nợ gốc, lãi vay xây cầu Phú Mỹ. Nhưng sau đó chủ đầu tư tuyên bố không có khả năng trả nợ và TP.HCM nhận “quả đắng” vì phải trả nợ thay.
 
Hiện UBND TP.HCM đang xem xét việc tiếp tục trả nợ cho ngân hàng Pháp khoản tiền đã vay để xây cầu Phú Mỹ. Khoản nợ còn khoảng 1.370 tỉ đồng sẽ tiếp tục được TP thay cho chủ đầu tư trả dần đến năm 2020 với mỗi năm trả làm hai đợt (140 tỉ đồng/đợt).
 
Nhiều ưu ái
 
Cầu Phú Mỹ được xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (PMC) làm chủ đầu tư. Theo hợp BOT, dự án cầu Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỉ đồng và phương án tài chính kinh doanh kèm hợp đồng thì thời gian thu phí hoàn vốn đầu tư cho dự án là 26 năm.
 
Cầu Phú Mỹ vốn được đầu tư theo hình thức BOT, có nghĩa là chủ đầu tư (PMC) phải tự lo vốn (chủ sở hữu, vốn vay…) để đủ nguồn tiền chi phí xây cầu rồi sẽ thu phí giao thông để hoàn vốn đầu tư. Nhưng thực tế, trong cơ cấu vốn đầu tư cho dự án, nguồn vốn của PMC chỉ gần 27%, phần còn lại được PMC huy động vốn từ nhiều nguồn. Do PMC không đủ “uy tín” để vay vốn từ ngân hàng nước ngoài nên UBND TP đã ủy nhiệm cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) vay vốn của Ngân hàng SG (Pháp), dưới sự bảo lãnh của Bộ Tài chính. Khoản tiền này được HFIC cho vay lại để xây cầu Phú Mỹ và PMC cam kết sẽ trả đủ nợ trong vòng 10 năm.
 
Chính việc “nhận nợ” thay cho thấy TP.HCM rất thoáng đối với chủ đầu tư trong câu chuyện chọn, ưu ái với PMC để đơn vị này xây cầu Phú Mỹ. Theo TS Phạm Sanh (nguyên Tổ trưởng Tổ điều hành cầu Phú Mỹ), việc Chính phủ bảo lãnh và TP.HCM đi vay ngân hàng thương mại (thông qua HFIC) rồi mang về cho PMC thì không khác nào ở dự án này nhà đầu tư chỉ giữ vai trò “môi giới tài chính” và “quản lý thực hiện dự án thay nhà nước”, làm sai lệch về bản chất của hợp đồng BOT.
 
Đội vốn hơn 1.000 tỉ đồng và trả nợ thay
 
Theo UBND TP, mức tổng vốn đầu tư ban đầu là chưa kể lãi vay trong quá trình đầu tư dự án, thuế và có một số hạng mục điều chỉnh… Trên cơ sở này, PMC tiếp tục nêu ra các lý do khác, như tăng khả năng chống động đất, bổ sung chiếu sáng, cây xanh; biến động về giá nguyên vật liệu và liên tục đề nghị điều chỉnh tổng vốn. Ban đầu PMC nâng thành gần 2.400 tỉ đồng rồi lần lượt “đẩy” lên thành 3.030 tỉ đồng, 3.110 tỉ đồng, thậm chí đến hơn 3.400 tỉ đồng. Cuối cùng, tổng mức đầu tư của cầu Phú Mỹ được “chốt” ở con số gần 2.915 tỉ đồng, đội vốn lên hơn 1.000 tỉ đồng. Nhưng mức này chưa phải là cuối cùng vì chưa tính đến mức chênh lệch tỉ giá. “Giá trị chênh lệch tổng mức đầu tư này xuất phát từ việc đầu tư bổ sung nhiều hạng mục và chưa thể lường trước được hết từ ban đầu nhằm đảm bảo công trình có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả” - Sở GTVT nhận xét.
 
Tổng vốn đầu tư của dự án không ngừng tăng nhưng phương án thu hồi vốn cho dự án lại bế tắc đối với PMC. Mặc dù lúc đầu đã tính toán trong 11 năm đầu, nguồn thu phí sẽ không đủ khả năng trả gốc và lãi vay nhưng PMC vẫn cam kết sẽ có cách xoay đủ tiền trả nợ… Thực tế không như PMC đã “cam kết”, sau một thời gian khai thác, PMC tuyên bố không có khả năng trả nợ, buộc UBND TP phải trả nợ thay.
 
Theo Sở GTVT, nếu cộng cả chênh lệch tỉ giá thì tổng mức đầu tư của cầu Phú Mỹ hơn 3.170 tỉ đồng. Hiện tính luôn kỳ trả nợ vay tháng 1-2015 thì TP.HCM đã ứng gần 1.200 tỉ đồng trả nợ thay (không phải lấy từ nguồn thu phí mà lấy từ tiền được TP.HCM thanh toán trong một hợp đồng khác) và PMC chỉ hoàn trả chưa được 280 tỉ đồng. Theo UBND TP, phương án hoàn vốn đầu tư cho dự án này bằng việc thu phí, TP nhận lại dự án trước thời hạn hay chỉ định đơn vị khác mua lại đều không hiệu quả. Điều này có nghĩa là ngoài khoản PMC đang nợ khoảng 1.220 tỉ đồng (cả lãi) thì TP.HCM phải trả tiếp gần 1.370 tỉ đồng cho ngân hàng nước ngoài. “Việc UBND TP trả khoản nợ gần 2.180 tỉ đồng thay cho PMC đến năm 2020 và để PMC thu phí phần vốn chủ sở hữu, vốn vay trong nước (hơn 780 tỉ đồng) đến hết năm 2023 là cách tối ưu giải quyết việc thu phí hoàn vốn cho dự án” - UBND TP nêu.
 
 TS Phạm Sanh, nguyên Tổ trưởng Tổ điều hành cầu Phú Mỹ: Dân gánh nợ khi chọn “nhầm” nhà đầu tư
 
Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng hiện đại, do nhà thầu nước ngoài lập giá và lúc ấy kinh nghiệm, kiến thức của các tổ chức, cá nhân trong nước chưa đủ thẩm định. TP.HCM cũng tính đến rủi ro tăng vốn nên mới chọn hình thức đầu tư BOT. Ngoài ra, chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài theo hình thức tổng thầu, vốn vay nước ngoài, dự án thi công vượt tiến độ nên không ảnh hưởng nhiều bởi trượt giá trong nước. Do vậy, tôi cho rằng việc tăng vốn phát sinh ngoài hợp đồng sẽ không bao nhiêu và việc điều chỉnh bổ sung cũng không thể nào đến cả ngàn tỉ đồng.
 
Ngoài ra, từ đầu UBND TP đã không kiên quyết trước một số đề nghị khó hiểu của nhà đầu tư và việc chấp thuận cho PMC dùng quyền thu phí để thế chấp vay các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án khác cũng là sự dễ dãi và nhập nhằng. Hệ quả dẫn đến là TP.HCM đã “thua cuộc”, phải trả nợ thay cũng là việc dễ hiểu.
 
Ở dự án này cho thấy năng lực tài chính của chủ đầu tư có vấn đề, đồng thời quy định về đầu tư theo hình thức BOT, BT… có lỗ hổng, đã bị lợi dụng. Vấn đề hiện nay là phải chọn lựa nhà đầu tư có năng lực, có tiền thật, tiền tươi chứ không phải các nhà đầu tư “tay không” đi vay vốn, chịu áp lực nặng về lãi suất thương mại làm tăng thời gian thu phí và nhiều hệ lụy khác.
-------------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo