Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn. Nổi lên trong đó là chính sách ưu đãi về vốn và thu hút vốn đầu tư cho tỉnh cũng như khu kinh tế Vân Đồn.
Cụ thể, đối với tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng cho phép UBND tỉnh được thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên cơ sở mô hình Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. UBND tỉnh xây dựng Đề án thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước của Tỉnh, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án, trình Thủ tướng xem xét, quyết định về việc phát triển khu công nghiệp Việt Hưng trở thành khu công nghiệp chuyên sâu trên cơ sở mô hình các khu công nghiệp chuyên sâu tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh Quảng Ninh được xem xét hỗ trợ một phần vốn từ nguồn ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác trong kế hoạch hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 để đầu tư các dự án, công trình trọng điểm như Đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; cảng biển Hải Hà; Dự án Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, Dự án Bảo vệ môi trường Vịnh Bái Tử Long.
Tỉnh cũng được ưu tiên vận động và thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Quảng Ninh như dự án Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long; phát triển các đô thị dọc hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).
Đồng thời, tỉnh cũng được xem xét hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đối với một số công trình hạ tầng quan trọng của Tỉnh.
Đối với Khu Kinh tế (KKT) Vân Đồn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định bổ sung KKT này vào danh sách các nhóm KKT ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015.
Ngoài các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành, KKT Vân Đồn được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù như: Ưu tiên huy động vốn ODA để đầu tư cho một số dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trong KKT; được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% vốn đối ứng cho một dự án ODA của trung ương đầu tư trên địa bàn nhưng địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng.
Các dự án đầu tư hạ tầng như Sân bay Vân Đồn; hạ tầng công nghệ thông tin Vân Đồn; Bệnh viện quốc tế Vân Đồn; hạ tầng giao thông xuyên đảo được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA.
KKT Vân Đồn cũng được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện các dự án cảng du lịch, bến du thuyền thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương đầu tư. Việc cho vay lại, quản lý và sử dụng nguồn vay lại, hoàn trả vốn vay thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo thống kê của Vietnam Report, hơn 73% CEO doanh nghiệp lớn thuộc thế hệ lão làng 6x, 5x; trong khi đó, thế hệ trẻ 8x có ít CEO nhất với 0,8%.
Những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vẫn đang được "chèo chống" bởi các doanh nhân lão làng
Theo Vietnam Report, Bảng xếp hạng VNR500 (Top 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam) qua 8 năm công bố là bức tranh thu nhỏ của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2014.
Hơn 73% CEO doanh nghiệp lớn thuộc thế hệ lão làng 6x, 5x
Thống kê về độ tuổi của CEO, 41,5% số CEO lãnh đạo các doanh nghiệp VNR500 có độ tuổi nằm trong khoảng từ 46 đến 55 tuổi (là các CEO thuộc thế hệ 6x), kế đến là CEO thế hệ 5x (trên 56 tuổi) với tỷ lệ 31,7%. Thế hệ trẻ 8x có ít CEO nhất với 0,8%.
Có thể thấy, phần đông CEO doanh nghiệp lớn trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2014 đến từ thế hệ 6x và 5x. Nếu 6x và 5x có lợi thế là kinh nghiệm và sự từng trải trong kinh doanh cũng như trong điều hành doanh nghiệp, thì 7x, 8x lại là thế hệ được học tập trong môi trường tốt hơn, ra trường vào những năm 80 sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và công nghệ mới, có cơ hội giao thương quốc tế và không bị ràng buộc bởi rào cản ngôn ngữ.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ này lại thiếu kỹ năng lãnh đạo cần thiết để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí điều hành cao cấp trong doanh nghiệp. Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là, khi thế hệ 5x và 6x “nhường ghế”, liệu 7x và 8x có đủ tự tin trở thành những người lãnh đạo kế cận?
Cũng theo Vietnam Report, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 tăng dần qua các năm công bố. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2009-2010 và 2011-2012, tăng trưởng tổng doanh thu có dấu hiệu giảm tốc (năm 2009-2010 là 7,8%, năm 2011-2012 là 4,3%). Sang năm 2013-2014, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 cũng dần ổn định hơn với tốc độ tăng tương ứng trung bình 15%/năm.
Doanh nghiệp Nhà nước có tổng doanh thu cao nhất
Số liệu từ Bảng xếp hạng VNR500 năm 2014 chỉ ra rằng, 59,4% tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp lớn nhất đến từ khối nhà nước. Điều này cho thấy DNNN vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong BXH VNR500, đồng nghĩa với việc mặc dù đang thực hiện cổ phần hóa DNNN nhằm tạo thêm nhiều không gian và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước, song trên thực tế, các DNNN vẫn đang chi phối nền kinh tế Việt Nam.
Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện có nhiều doanh nghiệp lọt vào BXH VNR500 năm 2014 nhất, chiếm khoảng 44%, nhưng tổng doanh thu lại ở mức thấp nhất với 18,6% tổng doanh thu toàn bảng, giảm 0,8% so với BXH năm trước, cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong thời gian qua đang có dấu hiệu đi xuống.
Xét về tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, khối tư nhân trong nước có hệ số ROA trung bình đạt 5,7%, đồng nghĩa với mỗi 100 đồng tài sản sẽ tạo ra chưa đến 6 đồng lợi nhuận. Đây là mức thấp nhất so với các khối doanh nghiệp FDI (13%) và Nhà nước (6,2%).
Ngành khai thác khoáng sản – xăng dầu vẫn “giàu” nhất
Trong 8 năm công bố BXH VNR500, ngành khoáng sản – xăng dầu luôn là ngành dẫn đầu về doanh thu.
“Soi” riêng BXH VNR500 năm nay có khoảng 15% doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp ngành khoáng sản – xăng dầu đang tạo ra 32,9% tổng doanh thu toàn BXH, mức doanh thu cao nhất trong số các ngành nghề kinh doanh.
Rõ ràng, cơ cấu ngành nghề hiện nay cần được điều chỉnh lại hợp lý hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhóm ngành khai thác tài nguyên, khuyến khích phát triển các ngành tiềm năng như công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin…
Đứng thứ hai về tổng doanh thu là ngành điện (19%), tiếp theo sau là ngành tài chính – ngân hàng (10,3%).
Bắc Ninh “giàu” lên nhờ doanh nghiệp ngoại
Bắc Ninh vươn lên trở thành địa phương đứng thứ ba về tổng doanh thu của BXH VNR500 năm 2015 nhờ sự đóng góp của nhóm doanh nghiệp FDI
Sự xuất hiện của nhà máy sản xuất điện thoại Nokia (nay là Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam thuộc tập đoàn Microsoft), nối tiếp bước đi của Samsung tại Việt Nam trong năm 2013 đã giúp tỉnh Bắc Ninh trở thành địa phương có ít doanh nghiệp lớn nhưng tổng doanh thu chiếm hơn 9% tổng doanh thu toàn BXH, chỉ đứng sau hai trung tâm kinh tế lớn là TP.Hà Nội (45,2%) và TP. Hồ Chí Minh (21,4%). Qua đó cho thấy Việt Nam nói chung, và Bắc Ninh nói riêng đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay.
--------------------------
Phát triển ngân hàng bán lẻ: “Miền đất hứa” của các ngân hàng nội
Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đã có những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh.
Trong đó, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) đang là một xu thế được nhiều ngân hàng lựa chọn để khai thác hết tiềm năng của thị trường trong nước.
Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển có dân số trên 90 triệu người, thu nhập trung bình đang ngày một gia tăng nhanh chóng cùng nhu cầu tài chính và dịch vụ thanh toán đang tăng theo cấp số nhân, các chuyên gia tài chính dự đoán thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các NHTM nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh, cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày.
Theo báo cáo của ngành ngân hàng thì mảng tín dụng bán lẻ hiện đang giữ vị trí thứ hai trong tổng dư nợ tín dụng. Tỉ lệ đóng góp của phân khúc này được dự báo là sẽ đạt khoảng 35% trong 5 năm tới. Năm 2013, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng trong phân khúc bán lẻ chiếm tới 40% tổng doanh thu. Tuy nhiên, mảnh đất màu mỡ này đang chủ yếu do các ngân hàng ngoại nắm giữ.
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng, hướng tới mục tiêu trở thành NHBL hiện đại, đa năng chiếm lĩnh thị trường nội địa, thì việc khai trương các điểm giao dịch mới là sự cụ thể hóa của định hướng này. Nhiều NHTM trong nước đã không ngừng đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm; đầu tư, xây dựng, thiết kế lại toàn bộ hệ thống nội - ngoại thất, thay đổi phương thức giao dịch theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp nhằm thu hút các nhóm khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh.
Một trong những NHTM được ghi nhận là có tốc độ phát triển ổn định, bền vững và không ngừng nâng cao về chất lượng dịch vụ và được khách hàng yêu mến là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank). Đây là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất ở Việt Nam. SeABank hiện có vốn điều lệ 5.466 tỷ đồng, 154 điểm giao dịch và 2.300 cán bộ nhận viên trên toàn quốc. Trong những năm qua, SeABank là một trong những ngân hàng tiên phong cải tiến chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và không ngừng áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng bán lẻ từ năm 2010, sau 4 năm SeABank đã đạt được những bước tăng trưởng ấn tượng. Tính đến cuối năm 2014, mạng lưới hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2,1 lần, tổng tài sản tăng 2,6 lần. Các điểm giao dịch của SeABank đều được ứng dụng mô hình tổ chức theo định hướng bán lẻ và tuân thủ theo tiêu chuẩn của mô hình ngân hàng bán lẻ quốc tế nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất; với những tiêu chuẩn cao nhất từ các đội ngũ nhân sự đến trang thiết bị nội - ngoại thất… Đặc biệt, số lượng khách hàng giao dịch tại SeABank có mức tăng trưởng ấn tượng từ 63.000 khách hàng tại thời điểm 31/12/2009 tăng gấp 8 lần đạt hơn 500.000 khách hàng. Bên cạnh đó, danh mục sản phẩm dịch vụ của SeABank cũng được đa dạng hoá với hơn 50 sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khác nhau.
Những nỗ lực không ngừng của SeABank đã được ghi nhận bởi các tổ chức trong nước và quốc tế. Đặc biệt, giai đoạn cuối năm 2014, SeABank vinh dự liên tiếp được 4 tổ chức quốc tế trao giải về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đó là giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014” (Best Retail Bank Vietnam 2014) do tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM – Vương quốc Anh) trao tặng; giải thưởng “Thương hiệu Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014” (Best Consumer Banking Brand Vietnam 2014) do Tạp chí Global Brands Magazine (GBM – Vương quốc Anh) trao tặng. GFM và GBM là hai tạp chí quốc tế uy tín trong ngành ngân hàng – tài chính với Hội đồng bình chọn bao gồm các chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên thế giới.
Bên cạnh hai giải thưởng quốc tế về dịch vụ bán lẻ kể trên, sản phẩm thẻ đồng thương hiệu MobiFone - SeABank Visa cũng được vinh dự nhận được hai giải thưởng quốc tế khác về thẻ đồng thương hiệu do Global Banking and Finance Review và Visa trao tặng là “Ngân hàng có dịch vụ thẻ tín dụng đồng thương hiệu xuất sắc nhất năm 2014” và “Ngân hàng dẫn đầu về ban hành sản phẩm đồng thương hiệu về lĩnh vực viễn thông”.
---------------------------