Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm Thứ trưởng Bộ Công thương.
Cụ thể, tại văn bản số 135/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định ông Hoàng Quốc Vượng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Trước đó, ông Hoàng Quốc Vượng đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Sau đó, theo Quyết định 1280/QĐ-TTg ngày 14/9/2012 của Thủ tướng, từ tháng 9/2012 ông Vượng thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương và chuyển sang làm việc Tập đoàn điện lực Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn này.
Sau hơn 2 năm công tác ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, ông Vượng trở lại đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Công thương.
Với việc bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công thương có 7 thứ trưởng. 6 Thứ trưởng hiện tại của Bộ là các ông bà: Nguyễn Cẩm Tú, Hồ Thị Kim Thoa, Trần Tuấn Anh, Trần Quốc Khánh, Đỗ Thắng Hải, Cao Quốc Hưng.
“Việt Nam không phải là một cuộc chiến, đó là một đất nước, một đất nước rất đẹp”, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam P.Peterson đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời báo giới bên lề Hội thảo quốc tế "Việt Nam-Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa" diễn ra ngày 26-1 tại Hà Nội.
Ông có thể cho biết những khó khăn trong giai đoạn đầu bình thường hóa quan
- Cả Mỹ và Việt Nam đều có những quan điểm đối lập về nhiều vấn đề. Cả hai bên đều thấy khó khăn trong việc tìm ra nền tảng chung cho hợp tác cũng như thiếu những cơ sở cần thiết từ ban lãnh đạo. Nhưng rồi hai bên đã vượt qua được những chướng ngại vật đó để xây dựng được một mối quan hệ bền vững như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, ông thấy trở ngại lớn nhất lúc đó là gì?
- Với tư cách là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, trở ngại lớn nhất với tôi là làm sao để các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thấy tôi là một người đáng tin cậy, tôn trọng người Việt và khao khát mãnh liệt đưa hai nước trở thành bạn bè tốt trong tương lai.
Theo ông, Việt Nam quan trọng thế nào trong chính sách của Mỹ?
- Việt Nam là nhân tố trọng yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ bởi vì Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược ở Đông Nam Á. Trong tương lai, Việt Nam có thể giúp mang lại hòa bình và phát triển bền vững cho khu vực này và đó là những gì mà chúng tôi tìm kiếm.
Vậy ông có đồng ý rằng Mỹ nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam?
- Tôi hoàn toàn đồng ý. Nhiều năm trước đây, khi tôi còn là Đại sứ tại Việt Nam, tôi cũng từng nêu yêu cầu chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chỉ là lúc đó chưa phải lúc thích hợp. Hiện giờ tôi thấy vui mừng khi một phần lệnh cấm đã được dỡ bỏ và tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm được thấy việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam.
Sẽ là bao lâu nữa?
- Tôi không thể ước lượng được nhưng nó sẽ sớm xảy ra.
Người Mỹ nghĩ thế nào về Việt Nam?
- Rất nhiều người Mỹ quay trở lại Việt Nam và cuối cùng đi đến kết luận rằng Việt Nam không phải là một cuộc chiến, đó là một đất nước, một đất nước rất đẹp.
Cảm xúc của ông khi trở lại Việt Nam trong dịp hai nước đang tiến hành các hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ?
- Những gì hai bên Việt-Mỹ đạt được hôm nay là nhờ nỗ lực chăm chỉ của nhiều cá nhân từ hai nước trong những hoàn cảnh rất khó khăn. Mối quan hệ hiện nay có thể khiến các đối tác khác thán phục. Tôi đã và luôn là một phần của mối quan hệ Việt-Mỹ. Tôi dạo phố với người dân, tôi biết rất rõ về Việt Nam và tôi đã nhìn thấy sự tiến bộ. Tôi rất tự hào vì đã đóng góp cải thiện quan hệ giữa hai nước trong quá trình bình thường hóa suốt 20 năm qua.
Xin cảm ơn Đại sứ
--------------------------
Nhân viên trạm xăng trả lại 15 triệu đồng cho khách hàng đánh rơi
Nhặt được chiếc ví bị rơi tại cây xăng, bên trong có một số tiền lớn, anh Phương (nhân viên của Trạm Xăng dầu Minh Trang, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cất giữ cẩn thận và tìm mọi cách liên hệ người đánh rơi để trả lại.
Ngày 26/1, nhân viên Trạm xăng dầu Minh Phương đã trao trả lại chiếc ví cùng với số tiền hơn 15 triệu đồng cho anh Phan Thế Anh (trú quán tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Anh Thế Anh đã đánh rơi chiếc ví cùng số tiền trước cửa cây xăng.
Anh Phan Thế Anh cầm số tiền trên tay mừng rỡ kể lại: Vào khoảng 3h sáng 24/1, anh đi trên xe ôtô tải mang BKS 38N- 245 vào cây xăng dầu Minh Phương (Công ty TNHH&TM Minh Phương.MP) để đổ dầu.
Khi lên xe đi ra, anh đã đánh rơi chiếc ví. Khi về tới nhà anh mới phát hiện chiếc ví đã không còn.
Đến sáng ngày 25/1, trong lúc chuẩn bị ra làm việc, anh Thân Quốc Phương (nhân viên cây xăng) phát hiện một chiếc ví đã bị xe đè bẹp. Khi mở kiểm tra, anh Phương thấy có rất nhiều tiền và các loại giấy tờ. Ngay sau đó anh Phương đã báo cáo lại với cơ quan.
Do không có số điện thoại nên các nhân viên đành phải cất giữ lại ở trạm xăng để chờ người đánh rơi đến nhận.
Đến ngày 26/1, thì có người gọi điện thoại tới hỏi về chiếc ví. Sau khi xác định đúng là chủ nhân của chiếc ví, anh Phương đã trao trả lại chiếc ví cùng số tiền và giấy tờ liên quan cho anh Anh.
Nhận lại số tiền trên tay, anh Anh mừng rỡ: “Trong ví có rất nhiều giấy tờ quan trong và hơn 15 triệu tiền mặt tôi mới đi vay mượn về. Tôi cứ nghĩ sẽ không thể tìm lại được nữa”.
Còn anh Thân Quốc Phương thì đơn giản nghĩ rằng: “Không phải tiền của mình thì không nên nhận. Và hãy đặt vị trí của mình vào người gặp nạn thì sẽ hiểu được cảm giác như thế nào”.
Ông Nguyễn Minh Trang, Giám đốc Công ty TNHH&TM Minh Phương.MP, cho biết, khi được các nhân viên thông báo nhặt được một chiếc ví của khách hàng đánh rơi, bên trong phát hiện số tiền lớn, công ty đã niêm phong chiếc túi và cất giữ cẩn thận, chờ người chủ của chiếc ví quay lại tìm.
Đây không phải là lần đầu nhân viên cây xăng nhặt được tiền đánh rơi của khách hàng.
Trước đó, ngày 10/6, một nhân viên của Trạm xăng dầu Minh Phương cũng đã nhặt và đã trao trả lại túi xách cùng với số tiền hơn 130 triệu đồng cho ông Lê Trung Sáu (44 tuổi, trú tại xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để quên ở cây xăng này.
-----------------------