Tin kinh tế sáng 09-01-2015: Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ USD cho Venezuela - Giá đất vàng Hà Nội "kịch khung" 162 triệu đồng/m2

  • Cập nhật : 09/01/2015

 Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ USD cho Venezuela

Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua (7/1) tuyên bố đã ký kết một loạt thỏa thuận song phương mới với Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh sẽ “bơm” cho Caracas thêm 20 tỷ USD. 
 
Hiện ông Maduro đang có chuyến công du Bắc Kinh nhằm tìm kiếm “phao cứu sinh” tài chính cho nền kinh tế Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm.
 
Ông Maduro, nhà lãnh đạo đang chứng kiến tỷ lệ ủng hộ suy giảm chóng mặt cùng với giá dầu, công bố các thỏa thuận trên trước báo giới sau một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Đây là các thỏa thuận tập trung vào lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, và nhà đất. Tuy nhiên, ông Maduro hầu như không công bố chi tiết cụ thể nào về các thỏa thuận này.
 
“Cuộc chiến kinh tế nhằm vào người dân của chúng tôi và cuộc chiến giá dầu là một cơ hội để Venezuela xích lại gần hơn với đồng minh của mình”, ông Maduro nói. Nhà lãnh đạo này vẫn thường đổ lỗi cho “kẻ thù” đẩy nền kinh tế Venezuela rơi vào một vòng xoáy suy giảm nhằm “hạ bệ” chính phủ cánh tả do ông lãnh đạo.
 
Nhà phân tích cấp cao Risa Grais-Targow thuộc hãng tư vấn Eurasia Group cho rằng, rất khó đoán tác động của các thỏa thuận trên đối với nền kinh tế Venezuela bởi không có nhiều chi tiết được công bố. Tuy nhiên, các thỏa thuận cho thấy Trung Quốc tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Venezuela.
 
“Đó là do Trung Quốc có nhiều dự án lớn ở Venezuela và có thể đang lo ngại về khả năng thay đổi lãnh đạo ở nước này”, bà Grais-Targow nhận định.
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc giữ vai trò là chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Từ năm 2007, quốc gia “đói năng lượng” của châu Á đã cho đối tác Nam Mỹ vay khoảng 50 tỷ USD để đổi lấy dầu thô.
 
Hiện nay, Venezuela xuất khẩu hơn 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, trong đó một nửa là để trả nợ. Trước những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ hàng tỷ USD trái phiếu của Venezuela, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã “hào phóng” hỗ trợ nước này bằng cách nới lỏng điều kiện thanh toán nợ, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ thêm.
 
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ thăm Saudi Arabia và một loạt thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) để thảo luận vấn đề giá dầu.
 
Trong cuộc họp OPEC hồi tháng 11 vừa qua, Venezuela đề xuất khối này giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng không được chấp nhận. Thay vì giảm sản lượng, Saudi Arabia hướng OPEC đi đến quyết định giữ nguyên mức khai thác nhằm bảo vệ thị phần trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.
 
Trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường London, giá dầu thô Brent có lúc giảm dưới 50 USD/thùng, thấp nhất gần 6 năm, trước khi phục hồi trở lại.
 
Tuần trước, giới chức Venezuela cho biết, dầu thô của nước này hiện được bán với giá 47,05 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 98,08 USD/thùng của năm 2013.
 
Theo ước tính của ngân hàng Deutsche Bank, Venezuela cần giá dầu trung bình ở 117,5 USD/thùng để cân bằng ngân sách năm 2015.
 
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm 2014. Kinh tế Venezuela đã giảm 4,8% trong quý 1, giảm 4,9% trong quý 2, và giảm 2,3% trong quý 3. Trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 11/2013, mức lạm phát của Venezuela là 63,6%, vào hàng “vô địch” trên thế giới.
 
Tổng thống Maduro nói, Mỹ và phe chính trị đối lập của Venezuela đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng “bết bát” hiện nay. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng, các khoản chi xã hội mạnh tay và chính sách sai lầm của Chính phủ Venezuela mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
 
“Đang có một âm mưu toàn cầu nhằm khiến Venezuela phá sản. Venezuela là một cường quốc kinh tế”, ông Maduro nói tại Bắc Kinh.
 
Ông Maduro đã cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống tỷ giá hối đoái ba cấp của Venezuela ngay sau khi ông kết thúc chuyến công du quốc tế này. Giới quan sát cho rằng, các biện pháp kiểm soát tiền tệ ngặt nghèo hiện nay của Venezuela đã gây ra sự bóp méo trong khắp nền kinh tế và khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
------------------------
 Cước vận tải "cố thủ" giá cao
Ngày 6/1, giá xăng dầu tiếp tục giảm lần thứ 13 liên tiếp với mức hơn 300 đồng/lít. Tuy nhiên, cước vận tải vẫn giảm giá nhỏ giọt, thậm chí có doanh nghiệp (DN) chưa và không hề có kế hoạch giảm giá.
 
Phổ biến chỉ giảm 2-5% cước
 
Sau 13 lần giảm giá liên tiếp, so với ngày 7/7/2014, tổng mức giảm của xăng đã lên tới 8.070 đồng/lít (31,5%); dầu diesel 6.190 đồng/lít (27,2%). Bà Lê Thị Lai, Trưởng phòng Giá, Cục Quản lý giá tính toán, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25-35% (xe chạy xăng); 35-45% (xe chạy dầu) giá thành cước vận tải. Như vậy, tới thời điểm này, giá cước vận tải có thể giảm 10-15%.
 
“1 km taxi có giá cước 12 nghìn đồng tức có khoảng 4.200 đồng tiền xăng dầu. Như vậy, taxi phải giảm 1.200-1.300 đồng/km (10-11%) thì mới phù hợp. Tương tự, một vé xe khách chạy tuyến Nam Định - Hà Nội có giá 70 nghìn đồng, phải giảm 7 nghìn -8 nghìn đồng/vé”, anh Tuyến, đã từng kinh doanh xe khách ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình  phân tích.
 
Tuy vậy, suốt từ tháng 7 đến nay, những DN vận tải đã giảm giá cũng chỉ phổ biến ở mức 2-5%, rất ít trường hợp giảm giá ở mức 8-10%. Bà Vương Thu Hằng, Trưởng phòng Giá, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, 69/114 DN taxi đăng ký giảm giá cước, thì hơn 50 đơn vị giảm 200-500 đồng/km (2-5%); 15 đơn vị giảm 800 - 1 nghìn đồng/km (5-8%). Chỉ có ba trường hợp giảm 1.200-1.500 đồng/km (10-11%) là Mai Linh, Thiên Phong (taxi Thành Công) và Thanh Nga. Trong số 62 DN vận tải khách cố định trên địa bàn, mới có 15 đơn vị giảm giá cước phổ biến 4,6-7%; chỉ có bốn trường hợp giảm 10-15%. Đến nay, chỉ có 2/172 DN vận tải container giảm giá cước 3,4-3,9%...
 
Mức giảm giá 4-5% cũng khá phổ biến đối với các DN vận tải khách ở Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ.
 
Đủ lý do neo giá
 
Dù xăng dầu vẫn đang đà giảm giá, nhưng tình trạng DN vận tải cố kìm hãm tăng giảm ngày nào hay ngày ấy đang khá phổ biến.
 
Sau lần giá xăng giảm kỷ lục (22/12/2014), tại Hà Nội mới có 6 hãng taxi (Mai Linh, Thanh Nga, Tiến Thành, Anh Ngọc, Xuân Thành, Hoàng Gia); bốn doanh nghiệp vận tải khách (Hòa Bình, Thăng Long, Lạc Đà, Hồng Hà) giảm giá cước.
 
Báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội
 
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hoàng Quang Ngọc, Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà cho biết, hiện DN chưa có kế hoạch điều chỉnh giá cước dù đã ký kết nhiều hợp đồng vận chuyển cho năm 2015. Ông Ngọc lý giải, trước đây, một chuyến xe 50 tấn chạy Hà Nội - Hải Phòng, công ty thu của khách 7 triệu đồng, trừ các chi phí dọc đường, xăng xe, còn 2 triệu đồngtrả lương lái xe, khấu hao sửa chữa và tích lũy. Từ khi siết tải trọng xe, mỗi chuyến xe đó DN chỉ thu được 5,5 triệu đồng, nên phải co kéo các khoản để duy trì hoạt động. “Nay xăng giảm chúng tôi mới “dễ thở” hơn, nên khó có thể giảm giá cước”, ông Ngọc khẳng định.
 
Ông Nguyễn Thành Đô, Chủ nhiệm HTX Vận tải Thành Đô nêu lý do, DN đang phải chịu các chi phí tăng như phí sử dụng đường bộ, phí kiểm định, bảo hiểm, tiền lương, giá vật tư, đầu tư thiết bị GPS... nên cần thời gian tính toán, cân đối giá phù hợp.
 
Phó tổng Giám đốc taxi Ba Sao Phan Văn Nghiêm thì ngập ngừng cho hay, việc điều chỉnh giá cước đang được DN “tính toán, cân nhắc”. Còn nhớ, trong lần xăng dầu giảm giá kỷ lục gần nhất (22/12/2014), vị lãnh đạo của hãng taxi lớn có 600 đầu xe này cũng cho PV Báo Giao thông hay đang... “tính toán, cân nhắc”!
 
Phó tổng Giám đốc Mai Linh Đông Bắc Bộ, ông Nguyễn Công Hùng cho biết, Mai Linh đã thực hiện giảm giá từ 6/1 với mức giảm 500 đồng/km nhưng chỉ áp dụng cho dòng xe Kia. “Các dòng xe khác, Mai Linh đã giảm sâu trong tháng 11/2014 rồi”, ông Hùng phân bua.
-------------------------
Giá đất vàng Hà Nội "kịch khung" 162 triệu đồng/m2
Theo Nghị quyết về giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được ban hành, giá đất của một số khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ của quận Hoàn Kiếm lên đến 162 triệu đồng/m2, bằng khung giá tối đa Chính phủ quy định.
 
Cụ thể, giá đất ở tại đô thị, cao nhất là 162 triệu đồng/m2 đối với giá đất ở đô thị tại các quận, thấp nhất gần 4 triệu đồng/m2. Khung giá đất 162 triệu đồng ở một số khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ của quận Hoàn Kiếm.
 
Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá tối đa gần 17 triệu đồng/m2, giá tối thiểu hơn 1,2 triệu đồng/m2. Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa là 22 triệu đồng/m2, giá tối thiểu là 1,3 triệu đồng/m2.
 
Tại khu vực nông thôn, giá đất ở tối đa tại các xã giáp ranh là 29 triệu đồng/m2, giá tối thiểu hơn 2 triệu đồng/m2. Giá đất ở ven trục đường giao thông chính tại các xã còn lại có giá tối đa hơn 13 triệu đồng/m2, giá tối thiểu hơn 600 nghìn đồng/m2.
 
Về giá đất nông nghiệp gồm các loại đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản có giá tối đa là 162 nghìn đồng/m2, giá tối thiểu là 36 nghìn đồng/m2. Giá đất trồng cây lâu năm có giá tối đa gần 190 nghìn đồng/m2, giá tối thiểu hơn 54 nghìn đồng/m2.
 
Đối với đất sản xuất kinh doanh sử dụng cho mục đích thương mại, dịch vụ được quy định: Tại các quận có giá tối đa hơn 57 triệu đồng/m2, tối thiểu hơn 2,1 triệu đồng/m2; tại thị xã Sơn Tây giá tối đa hơn 13 triệu đồng/m2, tối thiểu là 811 nghìn đồng/m2…
-------------------------
 Parkson Keangnam tiếp tục đóng cửa “vô thời hạn”
Sau ngày 7/1, khác với hứa hẹn mở cửa trở lại, khu TTTM Parkson Keangnam đã tiếp tục dán thông báo đóng cửa mới và không đưa ra thời hạn hoạt động trở lại.
 
Ngày 7/1, trước cửa ra vào khu Parkson Keangnam xuất hiện một thông báo mới cho biết rằng khu TTTM này sẽ tiếp tục đóng cửa vô thời hạn và chưa có thời gian hoạt động trở lại cụ thể.
 
Trước đó, tại thông báo ngày 4/1, trung tâm thương mại (TTTM) Parkson Landmark 72 (đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết sẽ chỉ tạm đóng cửa đến hết ngày 7/1.
 
Sau nhiều ngày khẩn trương vận chuyển hàng hóa, đồ đạc, các chủ hàng cũng đã đưa hết ra ngoài và chuyển đến các khu mặt bằng khác tiếp tục kinh doanh. Một số trường hợp chưa có mặt bằng đang phải thuê địa điểm để gửi đồ.
 
Ngày 7/1, phía Parkson đã gửi thông cáo chính thức về sự việc đóng cửa đột ngột khiến hàng trăm gian hàng phải chuyển ra ngoài và tạm dừng kinh doanh. Theo đó, việc đóng cửa do nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng trong một thời gian dài giữa chủ tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72 và Parkson.
 
Tuy nhiên,trả lời báo chí, một đại diện Keangnam lại phủ nhận những mâu thuẫn giữa 2 bên. Theo vị này,việc trung tâm thương mại đóng cửa hoàn toàn là do Parkson đơn phương thực hiện, trong khi thời hạn hợp đồng giữa 2 bên vẫn còn.
 
Theo đại diện Keangnam, 2 bên vẫn đang làm việc cùng nhau về vấn đề nảy sinh từ việc Parkson đột ngột yêu cầu chủ các gian hàng dọn đồ trong đêm. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất thiện chí nếu họ mở cửa trở lại trung tâm thương mại vì là một doanh nghiệp, Keangnam cũng rất cần khách hàng. Còn sau đó, nếu họ quyết định không hoạt động trở lại nữa, chúng tôi sẽ có kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới", vị này nói.
 
Trước đó, chiều ngày 2/1/2015 khi TTTM Parkson đột ngột đóng cửa và sau đó là một thông báo của ông Tiang Chee Sung - Tổng giám đốc Parkson Hà Nội với nội dung “TTTM Parkson Landmark sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức kể từ ngày ban hành thông báo này" và các chủ hàng chỉ có 2 ngày 3-4/1 để dọn hàng cùng quầy kệ. 
 
Các chủ kinh doanh tại đây đều trở tay không kịp và đã phải chuyển hết đồ đạc, hàng hóa ra bên ngoài, nhiều gian hàng bị thua lỗ tiền tỷ vì đầu tư nhưng chưa thu lại vốn.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo