Tin kinh tế sớm 17-01-2015: Buôn lậu thuốc lá: Siêu lợi nhuận chỉ sau ma túy - Ồ ạt nhập phụ phẩm động vật

  • Cập nhật : 17/01/2015

 Buôn lậu thuốc lá: Siêu lợi nhuận chỉ sau ma túy

 Theo khảo sát, năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30 - 40%, thất thu ngân sách nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng.Thuốc lá lậu do trốn thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt 65%, VAT 10% , thuế nhập khẩu 135%) nên có thể bán rẻ hơn nhiều so với thuốc lá sản xuất trong nước.
 
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác quản lý thị trường năm 2015, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, trong năm 2014, tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu hiện vẫn diễn biến rất phức tạp tại nhiều địa bàn trọng điểm. 
 
Cụ thể, tại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, khi lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra trên tuyến đường bộ thì đối tượng buôn lậu, buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu lại chuyển hướng hoạt động sang tuyến đường sông hoặc trên các kênh, rạch bằng cách sử dụng xuồng máy chạy với tốc độ cao.
 
Tuyến biên giới Việt Nam - Lào, thuốc lá nhập lậu chủ yếu qua đường sông Sê Pôn với chiều dài trên 10 km với 17 bến đò có hoạt động vận chuyển tập kết hàng nhập lậu, trong đó có 05 bến đò có hoạt động vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu. Sau đó, các chủ hàng chia nhỏ và thuê cửu vạn gùi cõng qua các đường mòn trong rừng hai bên cánh gà khu vực Trạm Kiểm soát Cổng B khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo rồi đưa vào nội địa tiêu thụ.
 
Trong khi đó tại tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, các đối tượng buôn lậu lợi dụng địa bàn vùng biển của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng sử dụng xuồng cao tốc vận chuyển thuốc lá điếu ngoại đã tái xuất sang Trung Quốc rồi đưa ngược về khu vực Trà Cổ, xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái sau đó chia nhỏ, sử dụng các loại phương tiện để vận chuyển sâu vào nội địa. 
 
Ngoài ra các đối tượng còn lợi dụng chính sách hoàn thuế VAT đối với thuốc lá điếu của Việt Nam xuất khẩu, sau đó tìm cách nhập lậu lại Việt Nam để tiêu thụ. 
 
Trong thị trường nội địa, thuốc lá nhập lậu tuy không còn bày bán công khai như trước đây nhưng vẫn được các đối tượng bán lén lút tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường... hoặc các điểm kinh doanh nhỏ, lẻ, các cửa hàng tạp hóa, các quán nước trên vỉa hè hoặc được bán lẻ tại những địa điểm không cố định nằm rải rác tại các tuyến phố, các quận, huyện. 
 
Thuốc lá nhập lậu chủ yếu được cất giấu tại địa điểm khác hoặc được cất giấu, tàng trữ tại nhà ở và được vận chuyển dần đến điểm kinh doanh với số lượng nhỏ, bán hết lại đưa đến nên số lượng thuốc lá nhập lậu thu giữ tại các cửa hàng, các điểm kinh doanh không nhiều.
 
Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, năm 2014 là năm hết sức khó khăn đối với ngành thuốc lá Việt Nam. Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh 50% khiến sản lượng tiêu thụ toàn ngành đã giảm hơn 20%; nhiều sản phẩm, mác thuốc giảm mạnh 30-40%; nộp NSNN cũng giảm trên 10%, tương đương gần 2.000 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, tiêu dùng thuốc lá vẫn không giảm. Lượng thuốc lá nhập lậu tăng đột biến cả về số lượng, chủng loại và địa bàn. Số thuốc lá nhập lậu năm 2013 là 21,9 tỷ điếu, chiếm 20,7% thị phần. Năm 2014, ước tính thuốc lá lậu đã tăng lên 30 - 40%. Năm 2013, thuốc lá nhập lậu gây thất thu ngân sách Nhà nước 6.500 tỷ đồng. Năm 2014, NSNN có thể thất thu hơn 8.000 tỷ đồng. 
 
Theo Báo cáo của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia Châu Á được khảo sát (bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Lào, Australia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Hồng Kông, Malaysia, Brunei).
 
Cũng theo phân tích của ông Vũ Văn Cường, buôn lậu thuốc lá đang thu siêu lợi nhuận, chỉ sau buôn ma túy. Thuốc lá lậu do trốn thuế (thuế tiêu thụ đặt biệt 65%, VAT 10% , thuế nhập khẩu 135%) nên có thể bán rẻ hơn nhiều so với thuốc lá sản xuất trong nước (cùng chủng loại, cùng phân khúc)...
-----------------------
Thời tiết xấu, người trồng bưởi Tân Triều thất thu vụ Tết
Do ảnh hưởng của thời tiết làm bưởi rụng hoa và trái non khiến nhiều nhà vườn trồng bưởi tại khu vực Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đứng trước nguy cơ thất thu vào đúng dịp Tết.
 
Ông Phan Tấn Tài, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Triều, thuộc xã Tân Bình, Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết, mùa bưởi Tết Ất Mùi năm nay sản lượng bưởi của HTX cung cấp ra thị trường chỉ còn khoảng dưới 500 tấn, giảm hơn 250 tấn so với năm ngoái.
 
“Sở dĩ năm nay sản lượng bưởi thấp là do ảnh hưởng thời tiết. Nhiều trận mưa trái mùa cộng với sương muối đã làm bưởi rụng hoa và trái non khiến phần lớn nhà vườn thất thu. Nếu như mùa tết 2014 vườn bưởi của tôi bán được 400 – 500 triệu đồng thì năm nay chỉ đươc 20 – 30 triệu đồng” - Ông Tài chia sẻ.
 
Hiện nay giá bưởi mua tại vườn là 350.000 đến 400.000 đồng/chục. Đối với bưởi tết đẹp (từ 0,8 kg trở lên) giá khoảng 800.000 đồng/chục, bằng với mức giá năm ngoái.
 
Bưởi hồ lô, một sản phẩm bưởi đặc trưng của Tân Triều vào mùa tết hàng năm cũng giảm đáng kể. Nếu như năm trước một số nhà vườn sản xuất tạo hình được khoảng 700 cặp bưởi hồ lô Tài – Lộc và hình thỏi vàng, thì năm nay chỉ còn khoảng 500 quả bưởi hồ lô được cung cấp ra thị trường.
 
Vùng bưởi Tân Triều gồm một số xã thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng có thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây bưởi. 
 
Trước năm 2006, người dân Tân Triều chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình thức hộ gia đình với diện tích khoảng 200ha. Nhưng đến nay, nơi đây đã phát triển thành vùng bưởi tập trung gần 900ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu.
-------------------------
Ồ ạt nhập phụ phẩm động vật
Ở các nước, phụ phẩm gia súc, gia cầm không được dùng làm thức ăn cho người. Còn tại Việt Nam, nội tạng và chân, đuôi, gân… trâu, bò, heo, gà lại là “đặc sản” nên được nhập về.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mề gà, một trong những mặt hàng được xếp vào nhóm nội tạng trắng (cùng với lá sách trâu bò, dạ dày, tràng, ngầu pín...), đã và đang được nhập về với số lượng lớn, nhất là sau khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh vào tháng 9-2013.
 
Giá rẻ bất ngờ
 
Theo số liệu từ cơ quan hải quan, một tháng gần đây, có 3 doanh nghiệp (DN) nhập nội tạng gà thì cả 3 đều nhập mề gà. Tuy nhiên, giá nhập khẩu có sự khác biệt rất lớn dù nguồn đều từ Mỹ, về các cảng trên địa bàn TP HCM với chung mục đích “kinh doanh tiêu dùng”. Cụ thể, Công ty T.H nhập lô hàng trên 25 tấn, giá trị chỉ 7.600 USD (tương đương 0,3 USD/kg, chưa tới 6.500 đồng/kg). Trong khi đó, Công ty N.L nhập lô hàng gần 26 tấn, giá 0,8 USD/kg; Công ty B.M.A lại khai giá 1,08 USD/kg cho lô hàng khoảng 26 tấn. Như vậy, dù với giá nhập khẩu cao nhất thì các loại mề gà đông lạnh về Việt Nam, DN có bán giá “rẻ bèo” cũng lời to so với giá mề gà tươi trong nước, khoảng 60.000 đồng/kg.
 
Theo Cơ quan Thú y vùng VI, tính đến tháng 10-2014, cơ quan này đã kiểm dịch cho 87.336 tấn sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng nhập về Việt Nam rất đa dạng, ngoài thịt gà, heo, trâu, bò, dê, cừu còn có các phụ phẩm như: cánh, chân, tim, mề (gà); giò, tim, gan (heo) và chân, tim, lưỡi, đuôi, gân (trâu bò).
 
Còn theo số liệu chi tiết từ Chi cục Thú y TP HCM, tính đến đầu tháng 11-2014 đã có 419 lô phụ phẩm heo, trâu bò và gia cầm đông lạnh được nhập về với tổng khối lượng gần 10.458 tấn, gấp hơn… 3 lần so với cùng kỳ (tương đương gần 3.332 tấn). Nguồn phụ phẩm nhập khẩu về TP HCM còn tiếp tục tăng trong dịp cận Tết, khi chỉ riêng một tuần giữa tháng 12 -2014 tiếp tục có tới gần 476 tấn hàng được khai báo nhập về các kho trên địa bàn TP.
 
Không những thế, hiện nay có nhiều DN đang tìm hiểu thủ tục, thuế để chuẩn bị nhập phụ phẩm về kinh doanh. Trong đó có DN muốn nhập chính ngạch chân trâu, bò còn nguyên cả lông và móng, đây là mặt hàng thường xuyên được cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ trên đường vận chuyển do không có giấy tờ hợp lệ hoặc đã “xuống cấp”.
 
An toàn đến đâu?
 
Dù lượng hàng phụ phẩm về nhiều nhưng không được tiêu thụ ở các kênh cho người tiêu dùng trực tiếp mà chủ yếu vào thẳng nhà hàng, quán ăn. Chi cục Thú y TP HCM cũng xác nhận điều này theo các khai báo của chủ hàng. Đại diện Công ty D.T.Đ (huyện Hóc Môn) chuyên cung cấp tim heo nhập khẩu, cho biết chỉ báo giá khi khách có nhu cầu mua số lượng lớn, từ 500 kg đến 1 tấn và chỉ bán cho giới kinh doanh hàng quán, không bán lẻ ra thị trường.
 
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI, khẳng định tất cả sản phẩm động vật gồm thịt, phụ phẩm và nội tạng đều được kiểm tra cảm quan và lấy mẫu kiểm tra vệ sinh thú y tại cửa khẩu vào Việt Nam, chỉ những lô hàng đạt yêu cầu mới được phép cho thông quan và đưa tới người tiêu dùng.
 
Tuy nhiên, theo TS-BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, ở những nước như Mỹ, EU…, các loại phụ phẩm động vật không được dùng làm thực phẩm cho người mà chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc, phân bón hoặc nhiều quá thì phải hủy đi. Phụ phẩm có ít dinh dưỡng và là nơi tiếp xúc với hệ tiêu hóa của vật nuôi như phân, nước tiểu nên được xếp vào nhóm các mặt hàng có nguy cơ mất an toàn cao với sức khỏe.
 
“Tất nhiên, đối với hàng nhập khẩu chính ngạch thì các nhà máy ở nước xuất khẩu phải tuân thủ quy trình vệ sinh, cấp đông để bán làm thực phẩm cho người ở Việt Nam. Tuy nhiên, không có gì dám chắc hàng từ kho cho đến khi lên bàn ăn còn bảo đảm vì đây là những sản phẩm rất dễ hư hỏng, biến chất trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Ngoài ra, bản thân các loại phụ phẩm không có dinh dưỡng nhiều nên món ăn không thể thơm ngon nếu không tẩm ướp đủ loại hương liệu, phụ gia mà thực chất đều là hóa chất, không tốt cho sức khỏe” - TS-BS Ký đặt vấn đề.
 
Đã tiêu hủy nhiều lô hàng
 
Trong năm 2014, đoàn liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh, TP HCM đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến các lô hàng là phụ phẩm trâu, bò, heo, gà, vịt trong vận chuyển và sơ chế, chủ yếu là hàng không rõ nguồn gốc. Điểm chung của các lô hàng là đều phải mang đi tiêu hủy vì không bảo đảm an toàn cho người sử dụng, có vụ còn phát hiện cơ sở dùng hóa chất để tẩy trắng lô hàng.
-------------------------
 Nông dân đổ bỏ hàng tấn sữa tươi, DN chi tỷ đô nhập sữa nguyên liệu
Giá sữa bột nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh là lý do khiến doanh nghiệp (DN) “chê” sữa tươi nguyên liệu trong dân. 
 
Giá sữa nguyên liệu giảm 60 - 70%
 
Mới đây, hàng loạt hộ nông dân tại xã Tu Tra và Đạ Ròn (Đơn Dương, Lâm Đồng) đã đổ sữa bò ngay tại trạm thu mua của Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk) để phản đối. Theo phản ánh của người dân, công ty này khống chế lượng sữa thu mua chỉ 16 kg/con bò, trong khi sản lượng sữa trung bình của mỗi con bò là 20 - 25 kg/ngày, khiến người dân bị dư hàng tấn sữa, không biết bán cho ai.
 
Tương tự, tại Hà Nội, nông dân tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cũng “tố” Công ty cổ phần Sữa quốc tế (IDP) bỗng nhiên giảm lượng thu mua, cắt nhiều hình thức hỗ trợ, khiến người nuôi bò phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi bán.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau khi chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương vào cuộc, hai DN trên đã cam kết sẽ tăng mua sữa cho nông dân.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó “ép” các DN này phải thu mua hết số sữa cho người dân. Cụ thể, trong khi nông dân “tố” DN không tuân thủ hợp đồng, không thu mua hết sữa, thì DN lại “tố” nông dân rằng, vào mùa hè, khi DN thiếu sữa thì họ không bán cho DN theo hợp đồng, mà bán cho DN khác, đến khi mùa đông thừa sữa, không bán được cho DN khác thì họ quay lại “bắt vạ” DN đã ký hợp đồng.
 
Ông Ngô Minh Hải, Tổng giám đốc Dalat Milk cho hay, sản lượng sữa tăng quá nhanh, vượt quá nhu cầu chế biến của Công ty là lý do khiến Dalat Milk không thể mua hết số sữa của nông dân. Cũng theo ông Hải, việc Công ty khống chế con số 16 kg sữa/con bò là để ngăn chặn tình trạng một số nông hộ có ký hợp đồng với Dalat Milk nhận sữa của các hộ khác (không ký hợp đồng) để bán cho Công ty.
 
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngành sữa, sản lượng sữa năm nay ổn định như năm ngoái, việc DN cắt giảm mạnh sản lượng sữa tươi là do các công ty không muốn dùng sữa tươi làm nguyên liệu đầu vào, mà thay vào đó là hoàn nguyên sữa bột để hưởng lợi nhuận cao, do giá sữa bột nguyên liệu thế giới giảm mạnh.
 
“Giá sữa bột nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với giá sữa tươi trong nước, lại dễ bảo quản, có thể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau. Giá bán của sữa hoàn nguyên và sữa tươi 100% cũng không chênh nhau nhiều. Nói cách khác, nhập khẩu sữa bột về pha thành sữa nước lợi nhuận hơn nhiều so với sản xuất sữa tươi”, chuyên gia trên nói.
 
Đồng tình với ý kiến này, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Tống Xuân Chinh thừa nhận, giá sữa trên thế giới giảm 60 - 70%, nên một số DN trong nước đã nhập sữa bột về để chế biến thành sữa nước hoàn nguyên. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây dư nguồn cung sữa tươi hiện nay. 
 
Sẽ khống chế “quota” nhập khẩu sữa bột?
 
Đáng lưu ý, tình trạng đổ sữa xảy ra trong bối cảnh nước ta đang phải nhập khẩu mỗi năm hơn 1 tỷ USD sữa nguyên liệu (năm 2014 nhập khẩu sữa 1,09 tỷ USD). Tình trạng DN “chuộng” nhập khẩu sữa bột về pha chế thành các sản phẩm sữa hơn là đầu tư nuôi bò sữa hoặc thu mua sữa tươi của người dân không phải là chuyện lạ.
 
Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt trên 1 triệu tấn, đảm bảo 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ khó trở thành hiện thực.
 
Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, việc nhập khẩu sữa bột hay thu mua sữa tươi nguyên liệu về sản xuất là quyền tự do kinh doanh của DN, dựa trên mục tiêu lợi nhuận của từng DN. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ có trách nhiệm đảm bảo, kiểm soát chất lượng sữa đúng thành phần ghi trên bao bì (sữa tươi hoặc sữa hoàn nguyên).
 
Dù vậy, để tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển, ông Chinh đề xuất, Chính phủ cần phải sửa đổi chính sách phát triển bò sữa theo hướng khuyến khích sản xuất trong nước, tương tự chính sách mà Thái Lan đã áp dụng. Theo đó, DN muốn nhập khẩu sữa bột thì phải sản xuất hoặc liên kết sản xuất được lượng nguyên liệu sữa tươi tương ứng.
 
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng yêu cầu người dân trước khi nuôi bò sữa phải ký hợp đồng với DN thu mua sữa và phải nghiêm túc tuân thủ hợp đồng, không nên lúc thị trường tốt thì phá hợp đồng, lúc không bán được thì quay lại đòi hỏi với đơn vị đã ký hợp đồng.
 
Được biết, với đặc thù của nước ta, ngành nông nghiệp vẫn chủ trương phát triển song song cả mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp như TH True MILK, Vinamilk…, lẫn chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, các hộ chăn nuôi phải liên kết theo mô hình tổ, đội, hợp tác xã, phải liên kết với DN thì mới phát triển được.  Bên cạnh đó, các địa phương cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy hoạch chăn nuôi bò sữa.
 -------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo