Tin kinh tế trưa 07-01-2015: Kiều hối và chính sách mở sưởi ấm bất động sản cao cấp - Trung tâm thương mại đóng cửa: "Đánh úp" tiểu thương!

  • Cập nhật : 07/01/2015

 Kiều hối và chính sách mở sưởi ấm bất động sản cao cấp

Dòng kiều hối dự kiến lên tới 15 tỷ USD cộng với việc nới lỏng chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đang tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc cao cấp.
 
Theo ước tính từ các ngân hàng thương mại, theo thông lệ hàng năm, dòng kiều hối sẽ đổ về Việt Nam vào dịp trước Tết nguyên đán. Năm nay, lượng kiều hối ước tính lên tới 15 tỷ USD.
 
Hiện với mức lãi suất tiết kiệm đang trong xu hướng giảm, thị trường chứng khoán dao động mạnh, chính sách quản lý thị trường vàng đặc biệt của Việt Nam, theo dự báo tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản sẽ tăng lên, đặc biệt là phân khúc cao cấp.
 
Theo các chuyên gia bất động sản, thường các Việt kiều thành đạt có xu hướng lựa chọn căn hộ cao cấp, hoặc những khu nhà ở có khuôn viên an toàn bởi thói quen sinh sống ở các nước tiên tiến.
 
Đó được coi là cơ hội cho bất động sản cao cấp tại Việt Nam, trong bối cảnh chính sách đã nới lỏng hơn rất nhiều đối với người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam.
 
Như thường lệ, TP.HCM là nơi phản ứng nhanh nhất với mọi tín hiệu trên thị trường. Chỉ tính riêng tháng 12, các dự án cao cấp và hạng sang công bố ra thị trường TP HCM hơn 200.000 m2 sàn xây dựng và hàng nghìn căn hộ.
 
Theo thống kê sơ bộ, sẽ có khoảng 30.000 căn hộ cho phân khúc cao cấp tung ra thị trường quận 2 và Thủ Thiêm từ 2015 - 2017 (chưa kể đến các quận khác).
 
Đặc biệt, cơ hội đón đầu dòng kiều hối “khủng” dự kiến đổ về cuối năm nay thuộc về các dự án vừa mở bán. Điển hình của việc nắm bắt cơ hội là Masteri Thảo Điền, dự án đình đám trong khu vực Thảo Điền (quận 2) vừa gây chú ý với đợt mở bán tháng 10/2014.
 
Cuối tháng 12 vừa qua, Masteri Thảo Điền cũng đã ra mắt 30 căn hộ thông tầng duplex với thiết kế độc đáo và tiện nghi đẳng cấp được công bố năm sao.
 
Chị Việt Nga, một khách hàng chọn mua căn hộ 3 phòng ngủ tại Masteri Thảo Điền cho biết chị đặt mua căn hộ cho bố chị đã sinh sống và kinh doanh nhà hàng tại New Zealand và Đức hơn 15 năm nay. Sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố từ kiến trúc của dự án, tới thiết kế căn hộ và hệ thống tiện ích và an ninh, nhà quản lý của Masteri Thảo Điền là nhà quản lý uy tín hàng đầu thế giới Savills Việt Nam, gia đình chị đánh giá dự án đáp ứng những tiêu chuẩn của môi trường sống hiện đại, cao cấp và an toàn nên quyết định chọn mua ngay đợt đầu dự án mở bán.
 
Hơn thế, khu Đông thành phố hiện nay đang thu hút mọi ánh mắt của giới kinh doanh, đầu tư BĐS cũng như khách mua nhà bởi sự bứt phá mạnh mẽ của mạng lưới hạ tầng giao thông và tầm nhìn xa của quy hoạch đô thị tại đây. Đến nay, một loạt dự án hạ tầng trọng yếu ở khu vực này đã xong, như hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, Đại lộ Mai Chí Thọ, đường Võ Văn Kiệt giúp rút ngắn thời gian đi từ quận 2 tới quận 1 còn 10-15 phút.
 
Theo các nhà quan sát, dòng kiều hối hàng năm sẽ kích thích đáng kể thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Thêm vào đó, dấu hiệu phục hồi của thị trường cùng với việc “mở” chính sách hết cỡ cho người nước ngoài mua nhà tạo ra triển vọng ổn định trở lại cho thị rường trong trung và dài hạn.
 
“Hàng loạt dự án bất động sản cao cấp và hạng sang bắt đầu vào cuộc đua ở TP.HCM, đặc biệt là quanh khu quận 1, quận 2, Bình Thạnh cho thấy các nhà đầu tư đã kỳ vọng trở lại vào thị trường. Khác với những năm sốt ảo trước đây, hiện đa phần chỉ có các nhà đầu tư đủ tiềm lực, làm ăn tử tế mới dám “làm lớn” trên thị trường”, một chuyên gia nhận định.
 -------------------------
Khuyến khích các nhà đầu tư ngoại mua, bán nợ xấu
Giới chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu đưa nợ xấu về mức 3% vào cuối năm 2015, ngành ngân hàng nên đẩy nhanh tiến độ xử lý cũng như khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu.
 
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Để đạt được mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2015 ở mức khoảng 3% tổng dư nợ cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng, thời gian tới, NHNN tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng: Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là quy định về mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của VAMC.
 
Trong đó, NHNN sẽ chú trọng tới việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường; phát triển mạnh thị trường mua bán nợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu; yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý, thực hiện các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề liên quan và hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC trong xử lý nợ xấu, nhất là hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm.
 
Đồng thời với các giải pháp nêu trên, “việc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường là những điều kiện rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%”, bà Hồng nói.
 
Giới chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu đưa nợ xấu về mức 3% vào cuối năm 2015, ngành ngân hàng nên đẩy nhanh tiến độ xử lý cũng như khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu.
 
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách - VEPR (Đại học Quốc gia), để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xử lý nợ xấu thì cơ chế pháp lý cần thiết cho sự vận hành của một thị trường mua bán công cụ nợ phải được gấp rút xây dựng, bao gồm xác định rõ ràng quyền tài sản gắn với đất đai, thay đổi quy định pháp luật liên quan đến phát mại, mua bán tài sản thế chấp hoặc công trình, dự án liên quan đến các khoản nợ xấu.
 
Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay, để giải quyết được nợ xấu cần phải tạo lập các quyền hạn nhất định để VAMC có thể hoạt động được 1 cách hiệu quả như là khả năng giải quyết tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu, cũng như xây dựng thị trường nợ.
 
“Các khoản nợ xấu cần phải có một khuôn khổ pháp luật để các ngân hàng thương mại khi gặp phải nợ xấu có được quyền được định giá thông qua các cơ quan nhà nước để phát mãi, thu hồi nợ chứ không phải trải qua quá trình tố tụng mất thời gian”, ông Phước nói.
 
Theo đánh giá của ông Phước, nợ xấu sẽ về mức 3% vào cuối năm 2015. Ông cho rằng, mục tiêu này có cơ sở khi nền kinh tế đã có những bước phục hồi mạnh mẽ như: Tăng trưởng năm nay đạt trên 5,9%, lạm phát lại thấp, một số chỉ tiêu khác cũng rất tốt như xuất khẩu, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, lãi suất giảm…
 
“Nếu đà phục hồi này được duy trì cùng với việc thực hiện tốt tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu đầu tư công và tiếp tục thay đổi môi trường đầu tư thì mục tiêu giảm nợ xấu xuống mức 3% là hoàn toàn khả thi”, ông Phước nhấn mạnh.
 
Một số chuyên gia cũng cho rằng, để tăng thanh khoản cho mua bán nợ xấu thì cần phải hình thành được một thị trường mua bán nợ, mà ở đó, người bán nợ có thể tìm được người mua và mặc cả giá, quyền sở hữu tài sản, đất đai. Thực tế, việc xử lý nợ xấu đang bế tắc do các cơ chế pháp lý cần thiết để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu chưa được xây dựng đầy đủ. Quyền tài sản, nhất là quyền sở hữu gắn với đất đai, chưa được phân định rõ ràng, dẫn tới việc đưa cơ chế thị trường vào quá trình định giá và xác định người mua gặp nhiều vướng mắc.
 
Bởi vậy, các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể bán được nợ xấu cho chủ thể khác. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo thông qua con đường xử lý qua tòa mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn rủi ro cho ngân hàng.
 
Chia sẻ về việc khó thu hồi nợ, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank cho rằng, với khung pháp lý hiện nay thì việc thu hồi nợ rất khó khăn nếu như khách hàng không trả được nợ.
 
“Nhiều địa bàn khách hàng có tài sản nhưng không thu hồi được, như cho vay làng nghề vậy, dân có tiền cũng không trả, nên việc phát mại khó khăn, người dân không hợp tác. Hay như tại địa bàn Hải Phòng, có doanh nghiệp vẫn kinh doanh bình thường cũng không chịu trả nợ mặc dù cơ quan thi hành án vào cungxkhoong làm gì được”, ông Thắng bức xúc.
 
Theo ông Thắng, việc xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước phải trực tiếp chủ trì phối hợp với các bộ ngành, như bộ tài chính, bộ công an, bộ tư pháp để xử lý tài sản đảm bảo, hoàn thiện khung pháp lý để bán đầu giá tài sản, thu hồi nợ…
 
Đồng quan điểm này, ông Lê Công, Tổng giám đốc MB cho hay: Để xử lý dứt điểm và có hiệu quả các khoản nợ xấu, các ngân hàng thương mại phải nỗ lực, thu hồi nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp với VAMC. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có các chính sách kinh tế tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản, giúp môi trường kinh tế thuận lợi hơn, góp phần cho tăng trưởng kinh tế.
--------------------------
Chủ hàng tứ tán vì Parkson Keangnam bất ngờ đóng cửa
Các chủ kinh doanh trong Parkson Keangnam đều đang gặp thiệt hại lớn, một số hộ chưa có mặt bằng mới để tiếp tục kinh doanh.
 
Mấy ngày nay, khu vực TTTM Parkson nằm trong tòa nhà chọc trời Keangnam Landmark 72 trở nên hỗn loạn như một bãi chiến trường sau thông báo tạm dừng kinh doanh đột ngột “từ trên trời rơi xuống”. Các chủ hàng buôn bán trong Parkson nháo nhác chuyển đồ đạc, hàng hóa ra khỏi diện tích đã thuê trong nỗi bực dọc kèm theo sự khó hiểu.
 
Sự việc chính thức bắt đầu vào chiều ngày 2/1/2015 khi TTTM Parkson đột ngột đóng cửa và sau đó là một thông báo của ông Tiang Chee Sung - Tổng giám đốc Parkson Hà Nội với nội dung “TTTM Parkson Landmark sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức kể từ ngày ban hành thông báo này" và các chủ hàng chỉ có 2 ngày 3-4/1 để dọn hàng cùng quầy kệ.
 
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Đức Quân, chủ gian hàng bút cao cấp Luc Parker chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ trước thông báo trưa ngày 2/1 và nhận được điện thoại từ phía quản lý Parkson thông báo đóng cửa, sự việc diễn ra quá đột ngột khiến bản thân các chủ kinh doanh đều gặp khó khăn".
 
Trước thông tin nhiều gian hàng làm ăn thua lỗ nên phải đóng cửa anh Quân cho hay: “Gian hàng khác thì không biết, nhưng gian hàng của chúng tôi bán cực tốt, doanh số luôn đứng thứ 2 trong chuỗi các trung tâm thương mại. Chúng tôi bán từ năm 2011, vừa ký hợp đồng dài hạn 3 năm cách đây hơn 2 tháng”.
 
Anh Quân cho hay rằng, đối với những gian hàng chỉ bán ở Parkson Keangnam khi bị dừng kinh doanh đột ngột như vậy sẽ thiệt hại vô cùng lớn. “Như gian hàng của chúng tôi, có nhiều chuỗi hàng ở Hà Nội, khách hàng không mua ở đây thì mua ở chỗ khác nên thiệt hại ít hơn”, Anh Quân nói.
 
Cũng theo phía chủ kinh doanh ở Parkson chia sẻ, phía Parkson đã có có thông báo cho khách hàng về việc sẽ tổ chức gặp mặt để giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng. Nếu hợp đồng còn thời hạn thì phải thực hiện theo hợp đồng, chia sẻ những vấn đề thiệt hại trông thấy của khách hàng, tất cả các chi phí phát sinh khi dừng đột ngột việc kinh doanh.
 
Một chủ hộ kinh doanh khác đầu tư bán gà rán tại Parkson Keangnam cho biết, nhà hàng này vừa đầu tư hàng tỷ đồng để mở cửa hàng, khi vẫn chưa kịp thu hồi được vốn thì đã bị ngừng kinh doanh.
 
“Tết âm lịch sắp đến, các nhân viên khi bị dừng việc đột ngột đều rất hoang mang, tiền thưởng tết sắp tới cũng sẽ bị cắt giảm, việc Parkson Keangnam đóng cửa gây ảnh hưởng đến rất nhiều con người”, một chủ kinh doanh chia sẻ.
 
Hiện tại, nguyện vọng của anh Quân cũng như hầu hết các chủ kinh doanh phải chuyển ra ngoài Parkson Keangnam là có một mặt bằng mới để kinh doanh.
 
Các chủ kinh doanh bị “đuổi” khỏi Parkson Keangnam cho hay, Công ty TNHH Parkson Hà Nội thuê diện tích mặt bằng của tòa nhà Hà Nội Keangnam Landmark Tower. Sau đó, Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho các đối tác của mình thuê lại mặt bằng.
 
Do vậy, việc yêu cầu đóng cửa hay tiếp tục hoạt động các quầy hàng là quyền thuộc về phía Công ty TNHH Parkson Hà Nội. Có khoảng 200 gian hàng tại 6 tầng tại tòa nhà Keangnam phải dọn hết đồ và đóng cửa khiến nhiều chủ quầy hàng, nhân viên bán hàng tại đây rất hoang mang, bức xúc trước sự việc trên.
 
Với 9 trung tâm lớn Việt Nam, đa phần các điểm mua sắm của Parkson đều nằm ở những vị trí rất thuận lợi và đắc địa. Tuy nhiên, lượng khách ghé thăm và mua sắm những năm gần đây ngày càng sụt giảm. Nhiều chủ cửa hàng ở Parkson cũng cho biết, mặc dù cuối năm là dịp mua sắm đông đúc, tuy nhiên năm nay lượng khách giảm mạnh so với năm ngoái. Nhiều nhân viên bán hàng cả ngày chỉ ngồi nghịch điện thoại, nên thay vì giữ số lượng 2-3 người, nhiều chủ quầy đã giảm chỉ còn 1 người đứng trông hàng.
--------------------------
Đấu giá 5 tỷ mua siêu cây 120 tuổi đón xuân
Một cây cảnh có tuổi đời 120 năm ở ngoại thành Hà Nội đang được nhiều người thi nhau 'đấu giá' lên đến 5 tỷ đồng mà ông chủ vẫn không gật đầu.
 
Những thông tin mua bán cây cảnh tiền tỷ để đón Tết được rò rỉ từ giới đại sành chơi cây cảnh khiến cho không ít người 'sốc'. Ít ai ngờ trong thời buổi khó khăn nhưng thị trường cây cảnh vẫn đang sôi động. Nhiều đại gia có xu hướng mua những cây có tiềm năng trờ thành siêu cây và cũng không ít đại gia chi hàng tỷ đồng mua siêu cây về nhà chơi như là một cách đầu cơ rồi bán lại kiếm lãi cả tỷ.
 
Mới đây, tại cuộc triển lãm sinh vật cảnh Asean tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, nhiều đại gia cây cảnh mang những "bảo bối" có giá trị hàng tỷ đồng của mình ra trình diễn. Song, phân khúc các cây từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng vẫn là nơi được nhiều người chơi nhắm đến nhiều nhất.
 
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Ngọ - người có thâm niên chơi cây cảnh (Đồng Trúc - Thạch Thất - Hà Nội) - với giá như vậy người bán thường không có lãi. Bởi để có được giá trị như vậy người bán phải bỏ công chăm sóc, tâm huyết trong vòng 6 - 10 năm. Tính theo giá trị trung bình ngày công chỉ đáng giá vài chục nghìn đồng.
 
Ông Nguyễn Văn Ngọ cho biết, sau cuộc triển lãm này, ông được nhiều đại gia gọi điện năn nỉ ngỏ ý muốn mua bảo bối của mình đó là tác phẩm: "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" với giá 5 tỷ đồng nhưng ông không bán.
 
Theo ông Ngọ, tác phẩm này hiện tại có thể định giá từ 4 - 5 tỷ đồng. Còn tại thời điểm đỉnh cao của thị trường cây này có người trả 12 tỷ đồng.
 
Ông Ngọ giải thích, đây là bảo bối đầu tay vào nghề của ông, thế cây đẹp, tuổi đời 120 năm. Ông Ngọ cũng cho rằng, thành công của ông ngày nay có thể do tác phẩm này đã tạo cơ duyên, đem đến nhiều lộc cho ông. Lộc mà ông được hưởng không chỉ cơ ngơi ngày càng hoành tráng hơn mà ông được sở hữu nhiều tác phẩm đẹp mà nhiều đại gia cây cảnh trong nghề phải thèm muốn.
 
Trong khi đó, ông Trần Văn Vịnh ở Sơn Tây - Hà Nội cũng tiết lộ, sau cuộc triển lãm vừa qua có không ít đại gia vung hàng tỷ đồng đầu tư siêu cây. Tuy nhiên, mỗi cuộc giao dịch này thường rất thầm lặng, người mua không như trước, mua xong rồi mời bạn bè đến ăn mừng, ngắm cây như để khoe mẽ. Thậm chí, nhiều người mua yêu cầu người bán phải giữ kín thông tin giao dịch, lý do cần được giấu kín vì không ít đại gia vung tiền tỷ như vậy nhưng vẫn trong cảnh nợ nần.
 
Ông Vinh 'bật mí": mới đây, một cuộc mua bán với siêu cây giá trị lên đến 8 tỷ đồng ở Bắc Ninh đã thành công nhưng thông tin chỉ dừng lại ở tên người bán chứ không được tiết lộ danh tính người mua.
 
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, không ai nghĩ thị trường cây cảnh lại trở nên khả quan, nhiều người chơi đã có chút hy vọng đổ tiền vào đầu tư. Rất nhiều người đã bỏ ra hàng tỷ đồng cải tạo vườn tược, đắp đường ống dẫn nước vào các khu đất được cải tạo, nơi sẽ là cơ ngơi hoành tráng có quy mô lớn hơn rất nhiều.
 
Nhiều đại gia cây cảnh tâm sự, đây có thể là dịp đầu tư thuận lợi nhất nếu như người chơi có đủ tài chính vững vàng. Không giống thị trường ảm đạm như mấy năm trước, thời điểm đó là người có tiền, có cây đều dừng lại chờ đợi, thăm dò, không dám vung tiền. Nhưng đến thời điểm hiện tại, mọi biến động đã được ổn định, thị trường có đôi chút nóng lên do những người có tài chính vững vàng đua nhau mua vào om hàng.
 
Còn ông Đỗ Văn Thoại, đại gia cây cảnh có tiếng đất Xuân Mai - Hà Nội, chia sẻ: nếu như thị trường nóng trở lại như xưa chắc chắn sẽ hình thành "nước chảy vào chỗ trũng", tiền sẽ đổ vào các đại gia cây cảnh nếu như biết đầu tư găm hàng từ thời điểm này vì đây là thời điểm nhiều đại gia chơi cây và kinh doanh có đủ tài chính chịu vung tiền, ganh nhau mua những cây có tiềm năng trở thành siêu cây nhưng giá chỉ từ nửa tỷ đến 1 tỷ đồng, mua về có bỏ công chăm sóc, thiết kế lại chờ thị trường nóng bán ra lãi hàng tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, theo một tay chơi cây cảnh có tiếng ở Tiên Sơn - Bắc Ninh, gần Tết nên thị trường có xu hướng nóng lên nhưng rồi sẽ sớm quay trở lại vòng ảm đạm. Ông cho rằng nhận định của nhiều người không hoàn toàn đúng vì thú chơi cây cảnh bạc tỷ này được các đại gia chơi quanh năm, đây là thú chơi tao nhã, tốn kém, chỉ người có rất nhiều tiền mới dám chơi, nên việc cận Tết Nguyên đán không phụ thuộc nhiều đến thị trường.
---------------------------
Trung tâm thương mại đóng cửa: "Đánh úp" tiểu thương!
Ngày càng có nhiều trung tâm thương mại (TTTM) đột ngột đóng cửa vì làm ăn thua lỗ. Không ít các tiểu thương trót ký hợp đồng thuê dài hạn phải lao đao. 
 
Hành xử “trái khoáy” của các “ông lớn”
 
Chị Nguyễn Thị Diễm Châu, chủ quầy hàng BBQ Chicken trong TTTM Parkson Landmark (tòa nhà Keangnam, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị đầu tư vào cửa hàng gần 2 tỷ đồng cho diện tích 17,3m2 với thời hạn thuê từ 16/7/2011 đến 31/12/2015. Hợp đồng thuê được ký với Cty TNHH Parkson Hà Nội. “Cả gia đình và hàng chục nhân viên sống nhờ cửa hàng. Chưa thu hồi được vốn công ty đột ngột bắt ngừng hoạt động khiến chúng tôi trở tay không kịp. Từ bây giờ chúng tôi biết sống bằng gì?”, chị Châu nói.
 
Còn anh Nguyễn Thắng, chủ quầy hàng ăn uống tại tầng hầm B1 trong trung tâm kể: “Tuần trước Parkson còn gọi lên ký hợp đồng tiếp nay đóng cửa có khác gì lừa đảo khách thuê”.
 
Được biết, Cty TNHH Parkson Hà Nội thuê diện tích mặt bằng tòa nhà Keangnam Landmark Tower. Sau đó, Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho các đối tác của mình thuê lại mặt bằng. Do vậy, việc yêu cầu đóng cửa hay tiếp tục hoạt động các quầy hàng là quyền thuộc về phía Công ty TNHH Parkson Hà Nội.
 
Trong thông báo của ông Tung Chee Sung - Tổng giám đốc Cty TNHH Parkson Hà Nội gửi đến các khách hàng có nội dung: “Kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu theo như kế hoạch đề ra và chúng tôi nhận thấy các quầy hàng của Quý đối tác cũng đang phải chịu những khoản lỗ lớn. Vì vậy, toàn bộ trung tâm sẽ ngừng hoạt động vào ngày 2/1, các đối tác có quầy hàng trong Trung tâm phải dọn trong 2 ngày mùng 3 và 4/1”.
 
Tuy nhiên, đến sáng ngày 5/1, một thông báo khác được dán trên cửa kính tòa nhà với nội dung Parkson Landmark sẽ đóng cửa đến hết ngày 7/1 để kiểm kê, sắp xếp hàng hóa. Bảo vệ chắn lối vào tòa nhà và không cho người lạ vào bên trong. Nhiều chủ quầy hàng trong trung tâm đã dọn đồ ra ngoài hoang mang không biết có thực sự được kinh doanh trở lại vào ngày như thông báo không?
 
Ai chịu trách nhiệm?
 
Đây không phải là lần đầu tiên, một TTTM lớn ở Hà Nội đột ngột đóng cửa khiến hàng trăm khách hàng bơ vơ. Trước đó, giữa năm 2013, TTTM Grand Plaza (Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) dừng hoạt động khiến các chủ cửa hàng trong trung tâm ấm ức khi chấm dứt hợp đồng mà không được đền bù. Ông Hoàng Đức Anh, Giám đốc TTTM Grand Plaza hứa sẽ mở cửa trở lại để đảm bảo quyền lợi cho các chủ cửa hàng song cả năm nay, TTTM “vẫn án binh bất động”.
 
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội phân tích, hiện Hà Nội có 170 TTTM nhưng già nửa trong số đó rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách. Việc ế khách do TTTM Grand Plaza, Parkson Landmark đứng ngay cạnh “ông khổng lồ” BigC (đường Trần Duy Hưng). Vẫn các loại hàng như nhau mà giá lại đắt hơn khiến khách hàng đến một lần và không trở lại.
 
Theo ông Phú, Parkson phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. “Từ câu chuyện của Grand Plaza cho đến Parkson, cơ quan quản lý nhà nước nên siết việc thành lập TTTM. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tiểu thương khi quá tin vào những thương hiệu lớn được quảng bá rầm rộ trên thị trường. Muốn hoạt động kinh doanh phải nghiên cứu thị trường và làm hợp đồng rõ ràng”, ông Phú cho hay.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo