Tin Quốc hội họp sáng 27-11-2014: Không được thu quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà

  • Cập nhật : 27/11/2014

 Không được thu quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà

Chiều 25.11, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với đại đa số đại biểu tán thành. Đáng chú ý trong hai dự thảo luật được thông qua lần này có nhiều nội dung được dư luận xã hội quan tâm như liên quan đến nhà ở công vụ; đối tượng được hưởng nhà ở xã hội; giá bất động sản…
 
Thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ
 
Liên quan đến Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhấn mạnh về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý là việc bổ sung thêm quy định về hành vi nghiêm cấm việc chấp thuận, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà ở không theo quy hoạch được duyệt.
 
Về phát triển nhà ở công vụ, trên cơ sở ý kiến của đa số ĐBQH đề nghị thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ, UBTV đã chỉnh lý nội dung này trong luật theo hướng: Nếu là cán bộ, công chức ở T.Ư thì giữ chức vụ từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên, nếu ở địa phương thì từ cấp chủ tịch huyện, giám đốc sở và tương đương trở lên nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác và một số điều kiện khác theo quy định. Đối với các đối tượng cán bộ, công chức khác nếu được điều động, luân chuyển đến công tác tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì mới được bố trí thuê nhà ở công vụ như đối tượng là giáo viên, bác sĩ.
 
Về nội dung làm rõ trách nhiệm quản lý nhà công vụ, UBTV đã chỉnh lý luật cho bổ sung quy định rõ hơn cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ở trong việc quản lý vận hành nhà ở công vụ là để tách bạch vai trò quản lý nhà nước về nhà ở và vai trò quản lý vận hành nhà ở công vụ; quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
 
Xong móng cũng không được thu quá 30% giá trị hợp đồng
 
Liên quan đến Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi, luật có nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi của bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai như: Chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính trong trường hợp không bàn giao nhà ở đúng tiến độ đã cam kết theo hợp đồng, chỉ được thu tiền ứng trước của khách hàng khi đã xây dựng xong móng của công trình và phải được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh kiểm tra đủ điều kiện của nhà ở được phép bán, cho thuê mua; đồng thời lần đầu chủ đầu tư chỉ được thu không quá 30% giá trị hợp đồng, không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà và không quá 95% giá trị hợp đồng khi bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư phải sử dụng tiền ứng trước của khách hàng đúng mục đích...
 
Về điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh BĐS, luật quy định mức vốn pháp định tối thiểu là 20 tỉ đồng là điều kiện cần khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Còn khi thực hiện dự án cụ thể thì chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.
-------------------------
Chỉ có 8 vị đại biểu Quốc hội góp ý cho Luật kiểm toán
Dù là một dự án luật liên quan đến hoạt động kiểm soát các hoạt động của các cơ quan quản lý và sử dụng tài sản công, tuy nhiên, sáng nay (26.11), chỉ có 7 vị ĐBQH phát biểu thảo luận các vấn đề của Luật Kiểm toán, “tiết kiệm” được nửa buổi sáng.
  
Vị ĐBQH phát biểu thứ 8, ông Lê Nam mở đầu rằng: Khi QH phát biểu muốn nghỉ mà lại phát biểu thì lại là áp lực. Và sau đó ông chỉ đặt ra một vấn đề: “ĐBQH có quyền yêu cầu Kiểm toán nhà nước kiểm toán những vấn đề mà họ quan tâm hay không? Tôi nghĩ nên làm, vì đó là điều tốt cho QH, tốt cho kiểm toán, tốt cho Nhà nước”.
 
Đáng chú ý nhất là đề xuất của Phó Chủ nhiệm VPQH Thân Đức Nam khi ông đề nghị trong các nguồn lực nhà nước cần được kiểm toán có cả đóng góp của người dân vào quỹ phòng chống thiên tai.
 
Nhắc lại các vụ kiểm toán vừa qua, ông Nam cho rằng đang có thực tế quyền của kiểm toán thì nhiều nhưng trách nhiệm với kết luận kiểm toán thì quá nhẹ, không tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ.
 
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Bùi Đức Thụ cho rằng việc Luật Kiểm toán mở rộng quy định đối tượng kiểm toán là rất “cần cân nhắc”. Ông Thụ nói: "Các nước hầu hết tập chung vào hoạt động chi để xem xét việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước, và trả lời câu hỏi việc sử dụng có hiệu quả không. Đối với hoạt động thu, họ chỉ kiểm toán trong trường hợp phát hiện có nghi vấn".
 
Dẫn thực tế kiểm toán nhà nước ở Việt Nam mới chỉ kiểm toán được hơn ½ bộ ngành, địa phương, và ở địa phương cũng chủ yếu kiểm toán ngân sách ở cấp tỉnh, cấp xã hầu như chưa kiểm toán được, ông Thụ lưu ý, chúng ta có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng triệu người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, nếu mở rộng phạm vi trách nhiệm của kiểm toán đối với cả các hoạt động thu thì rõ ràng là “không khả thi”.
 
Giám đốc Sở Công thương tỉnh An Giang Mai Thị Ánh Tuyết thì tiếp cận vấn đề ở một hướng khác. Theo bà, đối tượng chủ yếu của Kiểm toán Nhà nước là đơn vị quản lý sử dụng tài sản công, nhưng đây cũng là đối tượng của các cơ quan thanh, kiểm tra khác. "Có trường hợp vừa bị kiểm toán, vừa bị thanh kiểm tra"- bà nói- "vì vậy, cần làm rõ tính độc lập, phân định vị trí của kiểm toán với các cơ quan khác".
-------------------------
Ủng hộ cho phép người dân vào nơi Quốc hội họp
Ông Đào Trọng Thi (chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) bày tỏ quan điểm như trên trong cuộc trao đổi với báo chí chiều 25-11. 
 
Ông Đào Trọng Thi nói:
 
- Tôi ủng hộ việc cho phép người dân vào chứng kiến trực tiếp các phiên họp trong các kỳ họp của Quốc hội. Nghĩa là trong thời gian diễn ra kỳ họp của Quốc hội, người dân được vào thăm tòa nhà Quốc hội mới, chứng kiến các phiên họp diễn ra tại hội trường Diên Hồng.
 
Khi chúng ta chuẩn bị đầy đủ thì hoàn toàn có thể làm điều đó, đương nhiên người dân ngồi ở tầng khác để quan sát xuống nơi các đại biểu Quốc hội làm việc.
 
Các nước khác đều thế cả. Diễn đàn Quốc hội là công khai, bất cứ người dân nào cũng có thể vào xem, tất nhiên phải chấp hành quy định về an ninh, trật tự.
 
* Thưa ông, vừa qua có việc nhiều đại biểu vắng mặt trong một số phiên họp, ông nghĩ sao về vấn đề này?
 
- Tôi đã thấy ở nước ngoài trong một phiên chất vấn chỉ có một vị bộ trưởng trả lời một người hỏi và một vị phó chủ tịch quốc hội chứng kiến. Khách nước ngoài và người dân nước họ được vào quan sát trực tiếp.
 
Quốc hội ta mỗi năm chỉ có hai kỳ họp chứ không làm việc thường xuyên như quốc hội các nước. Cả một năm chỉ có hai kỳ họp mà lúc có mặt, lúc không thì cử tri sẽ nhận xét.
 
Tuy nhiên, theo tôi không nên ngặt nghèo quá về chuyện hội trường phải chật ních, đông đủ.
 
Ví dụ, có những nội dung chỉ một số người quan tâm, sao bắt tất cả đại biểu phải ngồi nghe. Chất lượng là chính.
 
Người ta dành thời gian đó để làm một cái việc gì đóng góp hiệu quả hơn cho đất nước thì tốt hơn. Chặt chẽ quá thì hình thức.
 
Chúng ta phải giải quyết hài hòa, dần dần đi đến chỗ nhận thức hoạt động thực chất. Các đại biểu phải thấy rằng quyền được ngồi ở hội trường Quốc hội là quyền rất lớn, không phải ai cũng có quyền đó.
 
* Việc kỳ họp tới Quốc hội đưa vào sử dụng thẻ thông minh để khởi động hệ thống điện tử nơi ngồi họp của đại biểu, đồng thời để điểm danh theo ông có cần thiết?
 
- Cần thiết. Vì đó là thiết bị giúp chúng ta hoạt động văn minh. Ở đây không phải chỉ là kiểm tra đại biểu có mặt hay không, mà chỉ có đại biểu sử dụng được quyền đại biểu với thẻ thông minh tại chỗ ngồi của mình, tránh điểm danh hộ, bấm nút hộ rất nguy hiểm.
 
* Nhưng thẻ thông minh cũng có thể dùng hộ được?
 
- Dùng hộ với điều kiện là đại biểu này trao thẻ cho đại biểu khác. Nếu dùng không hợp pháp, không đúng thì đại biểu sở hữu thẻ phải chịu trách nhiệm.
 
Còn bây giờ do không có quy định, đại biểu nói hôm đó tôi không có mặt, không biết ai bấm hộ tôi. Lúc đó ai chịu trách nhiệm? Khi đã có thẻ rồi thì đại biểu phải chịu trách nhiệm.
-------------------------
Nhiều 'ông lớn' năng suất yếu
Đó là nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội khi bàn về vấn đề năng suất lao động và theo họ, các tập đoàn, tổng công ty là đầu mối của vấn đề cần giải quyết.
 
Sau buổi làm việc của Thủ tướng tại Bộ Công thương hồi đầu tháng 10, Tập đoàn điện lực VN (EVN) có văn bản gửi lại các báo (trong đó có Báo Thanh Niên) nói rõ hơn ý Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh rằng số lao động đi ghi số công tơ, thu tiền điện không phải 67.000 người, mà con số này bao gồm cả cán bộ, nhân viên bộ phận khác.
 
Điện, than, dệt may... đều yếu
 
Tuy nhiên theo Chủ tịch Hiệp hội Điện lực VN Trần Đình Long, con số có thể không lớn đến vậy, nhưng đa số người trong bộ máy các công ty phân phối điện chủ yếu đi ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, phát hóa đơn… Hiện ở các công ty phân phối của ngành điện, đội ngũ này chiếm đến quá nửa, thậm chí đến 60% số lượng nhân sự.
 
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư năng lượng VN Trần Viết Ngãi cũng khẳng định: “Năng suất lao động (NSLĐ) ngành điện là rất thấp. Nhiều người bảo, công nghệ ngành điện lạc hậu, theo tôi không phải vậy. Trang thiết bị của EVN hiện cũng không phải kém nhưng lao động trong ngành này còn đông, nhất là ở các chi nhánh điện. Biên chế trong các nhà máy phát điện cũng rất đông, nó vượt con số thông thường ở các nhà máy điện của thế giới rất nhiều. Thế giới họ định mức 1 MW có 1,5 - 2 người quản lý, điều hành thôi còn ở VN thì mất khoảng 15 - 20 người, vượt rất nhiều”.
 
Ngành dệt may cũng có NSLĐ không cao. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may VN, cho biết trong 5 năm qua, NSLĐ ngành này đã tăng khoảng 50% so với trước nhưng “mình tăng thì các nước cũng tăng mạnh. Vừa qua, chúng tôi đi khảo sát một số nước ở châu Á thì NSLĐ của Trung Quốc vẫn đứng đầu. NSLĐ ngành dệt may của VN hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines… Nói chung rất thấp so với các nước trong khu vực”.
 
Về ngành than, ông Trần Xuân Hòa, đại biểu QH tỉnh Quảng Ninh - nguyên Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (Vinacomin), cho biết: “Ở ngành than, khai thác lộ thiên thì đã cơ giới hóa nhưng cơ giới hóa hầm lò, khâu chiếm hơn một nửa sản lượng, thì tỷ lệ cơ giới hóa đâu đó khoảng 2%, đó là một tỷ lệ rất thấp”. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin, nhìn nhận hiện đơn vị này vẫn phải đảm bảo việc làm cho 123.000 người. Tuy NSLĐ tổng hợp khâu sản xuất than đã tăng 4 lần so với khi thành lập, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với nhiều nước.
 
 Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sĩ Lợi nhận xét: “NSLĐ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thấp xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật thấp. Một yếu tố quan trọng dẫn đến NSLĐ thấp cũng do chúng ta chưa cải cách được thủ tục hành chính, nặng về thủ công, không hiện đại hóa công nghệ thông tin”.
 
“Bó tay” với lao động dôi dư?
 
Biết là thấp nhưng để cải thiện tình trạng này là không hề dễ dàng. Trong ngành điện lực, theo ông Trần Đình Long, muốn nâng cao NSLĐ chỉ cần đầu tư lắp đặt hệ thống công tơ điện tử, để khách hàng thanh toán qua ATM. Hay trong ngành than, theo đại biểu Trần Xuân Hòa, chỉ việc đầu tư cơ giới hóa, giảm số lượng người lao động thì NSLĐ sẽ cải thiện rất nhanh.
 
Nhưng cái khó theo ông Hòa là khâu bố trí, sắp xếp lao động. “Đây là vấn đề đau đầu cho giới lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vì để giải quyết lao động dôi dư phải có nguồn kinh phí để đầu tư, chuyển đổi nghề, xử lý trợ cấp một lần… chứ không thể nói là không có được”, ông Hòa nói. Theo ông Hòa, nếu không giải quyết được việc làm cho người lao động khi rút ra thì lại phải đưa vào hoặc để họ làm những công việc phụ. Thế là lại sinh ra câu chuyện khu vực chính thì ít người nhưng khu vực phụ lại phình to ra. Ông Hòa cho rằng hiện nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nếu đầu tư công nghệ để tăng NSLĐ thì không dám đẩy hàng ngàn người lao động ra đường.
 
Thừa nhận thực tế này, ông Bùi Sĩ Lợi cho rằng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, để tăng NSLĐ phải giải quyết cả 3 vấn đề: thứ nhất là kỹ năng của người lao động; thứ hai là đầu tư vào kỹ thuật, công nghệ; thứ ba là phân công, cơ cấu lao động hợp lý. Nhưng ông Lợi cũng cho rằng, cùng với NSLĐ tăng lên thì vấn đề dư thừa lao động là vấn đề rất lớn. “Dứt khoát là trong quá trình tái cơ cấu sẽ có một bộ phận lao động chất lượng thấp, sức khỏe kém phải sắp xếp thì ngay bây giờ, Chính phủ phải yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty đó chuẩn bị điều kiện để giải quyết”, ông Lợi nói.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo