Tin thế giới sớm 18-01-2015: Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ - Trung Quốc thấy gì từ ngân sách quốc phòng Nhật Bản?

  • Cập nhật : 18/01/2015

 Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ

Mặc dù gần đây khá "nhiệt tình" kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế.
 
Kịch bản TQ tiến tới sáp nhập RFE
 
Trong giao thương với Vùng viễn đông Nga (RFE), Bắc Kinh có thể triển khai các tập đoàn nhà nước khổng lồ, với chiếc túi vốn to phồng và chiến lược do chính phủ dẫn dắt. So với các công ty phương Tây nặng gánh trách nhiệm trước cổ đông, công ty Trung Quốc có thể mạnh dạn đầu tư với các tầm nhìn dài hạn mà không trông mong thu lợi trước mắt. Điều đó giúp Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn phương Tây tại RFE - nơi các dự án kinh doanh thường đòi hỏi nguồn tài chính lớn, rủi ro đáng kể và không hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
 
RFE còn là một phần trong cuộc chơi địa chính trị lâu dài của Trung Quốc với mục tiêu tạo lập các vùng ảnh hưởng dọc theo dọc theo biên giới của họ tại lục địa Á Âu. Hai khu vực trọng yếu khác, nơi Bắc Kinh cũng theo đuổi những mục đích tương tự nhằm đảm bảo an ninh biên giới, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có và thậm chí là một mức độ nhất định trong kiểm soát chính trị ở tương lai đó là Đông Nam Á và Trung Á.
 
Khá ngẫu nhiên, phần lớn các khu vực này, như RFE trong quá khứ thường nằm dưới quyền bá chủ của Trung Quốc. Một đặc điểm khá phổ biến trong chính sách của Bắc Kinh với "các khu vực sân sau" là ràng buộc chúng với vùng lân cận của Trung Quốc. Ví dụ, phía tây nam Trung Quốc (nhất là tỉnh Vân Nam gắn với Đông Nam Á, phía tây (Tân Cương) với Trung Á và phía đông bắc (Hắc Long Giang) cho RFE.
 
Mặc dù gần đây khá "nhiệt tình" kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế không chỉ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mà còn là với chính các công ty Nga hoạt động ngoài RFE. Mất ưu thế về kinh tế, dù sớm hay muộn, cũng sẽ tạo ra sự suy yếu trong kiểm soát chủ quyền.
 
Một khả năng xảy ra khiến nhiều người lo ngại là sự độc quyền kinh tế của Trung Quốc ở RFE cuối cùng sẽ góp phần gia tăng sự kiểm soát địa chính trị, làm suy giảm quyền chủ quyền của Nga và có nguy cơ biến RFE không chỉ là sân sau cung cấp nguyên liệu thô mà còn là căn cứ quân sự chiến lược cho Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương, nhất là nếu Moscow thiết lập liên minh đầy đủ với Bắc Kinh. RFE chính xác sẽ trở thành những gì mà Trung Quốc thích gọi - "Vòng ngoài Mãn Châu" - vùng lãnh thổ mà chủ quyền Nga ngày càng trở nên mong manh, nơi mà các vấn đề được quyết định tại Bắc Kinh hay Cáp Nhĩ Tân hơn là Moscow hoặc Vladivostok.
 
Một số chuyên gia an ninh tại Nga thậm chí còn đề cập tới kịch bản Trung Quốc tiến tới sáp nhập RFE trong cuộc tấn công bất ngờ và chớp nhoáng. Dĩ nhiên đây không phải là cách để nói rằng, một cuộc xâm nhập là có khả năng hay sắp xảy ra. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ, nếu Nga trở nên quá yếu - nhất là nếu họ rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hay kinh tế. Nếu Trung Quốc cố gắng chiếm lấy RFE, thì những người chơi khác có thể cũng chiếm giữ nhiều vùng khác trước khi người Trung Quốc đặt chân ở đó...
 
Mỹ và vùng Viễn Đông
 
Một nhà phân tích Mỹ dường như không quá cường điệu sự thực khi nói rằng, bà có thể nhìn thấy nước Nga ở sân sau. Trong thực tế, Đảo Little Diomede của Alaska chỉ cách đảo Big Diomede của Nga hai dặm ở giữa Eo biển Bering.
 
Hiện tại, RFE có lẽ không có vai trò quan trọng về kinh tế với Mỹ - một nước có nguồn cung tài nguyên tự nhiên dồi dào giống như ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, ở góc độ địa chính trị, ý nghĩa của RFE với Mỹ ngày càng gia tăng giữa lúc cạnh tranh Trung Quốc với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.
 
Như đã đề cập, Trung Quốc tìm cách giữ vững "vùng sân sau" dọc theo biên giới của mình. Kiểm soát toàn bộ các khu vực này sẽ góp phần mở rộng đáng kể ảnh hưởng của Bắc Kinh ở lục địa Á Âu và khiến cho họ thấy tự tin hơn trong cán cân quyền lực với Washington. Trong số ba khu vực đã nói, RFE thậm chí có sức nặng hơn vì khá gần Bắc Mỹ. Mức độ thâm nhập ngày một lớn của Trung Quốc tại RFE càng đặt ra nhiều nguy cơ hơn với Mỹ.
 
Mối quan tâm của Mỹ với số phận vùng Viễn Đông không phải chưa từng có trong tiền lệ lịch sử: đầu những năm 1920, Washington đã thành công trong việc ép Nhật Bản - khi đó là đối thủ địa chính trị lớn của Mỹ - rút quân khỏi vùng Viễn Đông Nga.
 
Mục tiêu chính của Mỹ không hẳn là hất cẳng Trung Quốc khỏi RFE. Thay vào đó, họ hướng tới việc tích hợp RFE với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Và vì thế, Trung Quốc không thể trở thành người chơi chiếm ưu thế. Nga rõ ràng mong chờ một chiến lược như vậy. Hơn thế nữa, người Nga nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ không cung cấp cho RFE những gì vùng này cần như công nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn. Theo khía cạnh nhận thức này, Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có ưu thế hơn với Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn tới việc Nga bị cấm vận, bị cô lập từ phương Tây và tạo ra lực cản khi Mỹ muốn đầu tư vào RFE. Tuy nhiên, Washington có thể "tham vấn" các nước châu Á hợp tác với RFE hơn là gây sức ép để họ tham gia chuyện cấm vận Nga. Sự tham gia lớn hơn của các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật, Hàn và Singapore sẽ tạo ra đối trọng với ảnh hưởng kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc tại RFE, đóng góp vào sự ổn định hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tác giả bài viết là Artyom Lukin, Phó Giám đốc nghiên cứu trường Nghiên cứu quốc tế và khu vực thuộc Đại học Viễn Đông liên bang, Vladivostok, Nga.
---------------------------
Trung Quốc thấy gì từ ngân sách quốc phòng Nhật Bản?
Việc phân tích chi tiết các khoản chi tiêu trong ngân sách quốc phòng mới của Nhật Bản sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh không khỏi lo âu.
 
Ngày 14/1, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua ngân sách quân sự kỷ lục trị giá 42 tỷ USD, chiếm khoảng 5% ngân sách quốc gia. Đây là năm thứ ba liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu cho lĩnh vực này trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe muốn tăng cường năng lực phòng vệ của đất nước.
 
Ngân sách Quốc phòng của Nhật Bản, bắt đầu từ tháng 4/2015, tăng 2,8% so với năm trước và vượt qua kỷ lục của năm 2002.
 
Sự gia tăng ngân sách quốc phòng Nhật Bản được cho là thể hiện định hướng chiến lược mới của Thủ tướng Shinzo Abe, được gọi là "chủ nghĩa hòa bình tích cực". Theo chính sách này, Nhật Bản cần tăng cường mạnh mẽ năng lực bảo vệ nền an ninh của mình, đặc biệt trước tham vọng thống trị châu Á của Trung Quốc và các mối đe dọa đến từ Triều Tiên. Ngân sách đó được cho là thực hiện chính sách đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng đến từ Trung Quốc, đặc biệt là ý muốn chiếm lấy quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Tokyo quản lý, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
 
Trước khi Thủ tướng Shinzo Abe trở lại cầm quyền vào tháng 9/2012, ngân sách quốc phòng Nhật Bản đã giảm đều đặn trong vòng 10 năm, và chỉ tăng trở lại trong vòng ba năm gần đây.
 
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, đà gia tăng từ ba năm qua vẫn rất khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng hơn 10% trong chi phí quân sự của Trung Quốc. Vào tháng 3/2014, Bắc Kinh đã loan báo gia tăng 12% ngân sách quốc phòng Trung Quốc, lên đến khoảng 130 tỷ USD.
 
Tính theo giá trị tuyệt đối, ngân sách quốc phòng mới của Nhật Bản tuy lớn, nhưng thấp hơn nhiều so với khoản tiền mà đối thủ Trung Quốc dành cho các chi tiêu quân sự, và chẳng thấm vào đâu so với đồng minh Mỹ, mà ngân sách quốc phòng đã đạt hơn 600 tỷ USD trong năm 2013.
 
Có lẽ chính vì không dồi dào cho lắm mà trong cách thức sử dụng ngân sách quốc phòng mới của mình, Tokyo đã đặc biệt ưu tiên cho việc tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện cũng như lực lượng có nhiệm vụ giám sát vùng biển đảo xa đang bị Bắc Kinh nhòm ngó, theo dõi hành tung của quân đội Trung Quốc, và sẵn sàng đẩy lùi đối phương khi cần thiết.
 
Một cách cụ thể, theo các dự án trang bị vũ khí đã từng được tiết lộ, ngân sách quốc phòng mới của Nhật Bản sẽ được dùng vào việc mua thêm 20 máy bay trinh sát hàng hải loại P-1 do chính Nhật Bản chế tạo, có tính năng vượt trội loại P-3C của Mỹ, 5 máy bay V-22 Osprey hiện đại, có khả năng lên thẳng tương tự như trực thăng, một phi đội máy bay không người lái Global Hawk, và một máy bay cảnh báo sớm E-2D có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo ở miền nam Nhật Bản.
 
Không quân Nhật Bản sẽ có thêm một loạt máy bay mới, trong đó có 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35A cực kỳ tối tân. Hải quân sẽ được trang bị thêm hai khu trục hạm Aegis, trong lúc một hệ thống lá chắn chống tên lửa được phát triển chung với Mỹ.
 
Ngay từ cuối năm 2013, Chính phủ Abe đã quyết định dành khoảng 24.700 tỷ yen trong vòng 5 năm để mua vũ khí, thiết bị quốc phòng, từ máy bay không người lái, chiến đấu cơ, cho đến tàu ngầm, xe lội nước tấn công nhằm phục vụ mục tiêu chuyển hướng chiến lược về phía nam và phía tây.
 
Một trong những quyết định đầy ý nghĩa là việc dùng ngân sách năm nay, mua đất tại chuỗi đảo Amami để có thể triển khai quân đội, cũng như việc chuẩn bị đặt một đơn vị giám sát duyên hải trên đảo Yonaguni, không xa quần đảo Senkaku.
 
Bộ Quốc phòng Nhật cũng có kế hoạch mua thêm 30 xe lội nước tấn công để trang bị cho Thủy quân lục chiến, đang được thành lập theo mô hình lực lượng Marines của Mỹ. Đây là đơn vị chủ lực có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi hẻo lánh, có nguy cơ bị Trung Quốc đánh chiếm. Như để dự phòng tình huống xấu này, trong thời gian gần đây, quân đội Nhật đã thường xuyên rèn luyện năng lực tấn công tái chiếm hải đảo.
 
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản được tăng cường còn nhằm nhiều mục tiêu khác, nhưng rõ ràng là việc đối phó với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu.
 
Theo các chuyên gia, hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, trên không phận, và dĩ nhiên là cộng thêm với những hành động hiếu chiến công khai nhắm vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, chắc chắn đã có tác động mạnh, thúc đẩy Nhật Bản gia tăng chi tiêu quân sự, điều chỉnh học thuyết quân sự và cách tiếp cận các liên minh an ninh của mình.
 
Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, cho rằng căng thẳng Nhật-Trung Quốc sẽ tiếp tục ngày nào mà Bắc Kinh còn từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế.
--------------------------
Đài Loan truy tố 6 người vì tội làm gián điệp cho Bắc Kinh
Các công tố viên Đài Loan đã buộc tội 1 người đàn ông Trung Quốc, 1 cựu tướng và 4 sỹ quan quân đội Đài Loan làm gián điệp cho Bắc Kinh. Người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc đã đã tuyển mộ các 5 quan chức quân đội trên của Đài Bắc.
 
Văn phòng công tố quận Đài Bắc thông báo, công dân Trung Quốc Zhen Xiaojiang và 5 sỹ quan quân đội Đài Loan, trong đó có Thiếu tướng về hưu Hsu Nai-chuan, đã bị buộc tội vi phạm luật an ninh của vùng lãnh thổ này. Năm ngoái, Zhen và Hsu đã bị giam giữ để điều tra. 
 
Các công tố viên cho biết từ năm 2005, ông Zhen đã nhiều lần tới Đài Loan dưới tư cách công dân của Đặc khu hành chính Hong Kong với cái cớ kinh doanh hoặc đi du lịch để tuyển mộ các sỹ quan tại ngũ hoặc đã về hưu làm việc cho mình. Truyền thông Đài Loan đưa tin Zhen làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc, và được phân công về thành phố Hạ Môn ở miền đông nam nước này. Zhen trước đó đã giữ một chức vụ cấp cao trong quân đội đại lục. 
 
Theo thông báo này, ông Zhen và các sỹ quan Đài Loan bị cáo buộc làm rò rỉ thông tin mật cho Bắc Kinh, trong đó có dữ liệu về việc Đài Loan mua sắm vũ khí và lắp đặt hệ thống radar siêu cao tần.
 
Cơ quan công tố cho hay Zhen “đã được chỉ đạo để luôn tìm các chiêu mộ các sỹ quan đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu của Đài Loan để phát triển một mạng lưới cho Trung Quốc đại lục nhằm thực hiện công tác tình báo chống Đài Bắc". Zhen và 5 người kể trên "đã có chung ý định đe dọa đến an ninh quốc gia".
 
Tháng 10 năm ngoái, cựu Phó đô đốc Hải quân Đài Loan, Trung tướng Kha Chính Thành bị kết án tù 14 tháng vì tội làm gián điệp cho Bắc Kinh. 
-------------------------
Anh, Mỹ bắt tay ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan trong nước
Sau các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, thủ tướng Anh David Cameron công bố hai nước sẽ hợp tác ngăn chặn “chủ nghĩa cực đoan bạo lực” trong nước, trong bối cảnh mức cảnh báo khủng bố tại Anh đang ở mức "nghiêm trọng".
 
Cũng trong cuộc họp báo, ông Cameron cảnh báo cả Anh và Mỹ đã phải đối mặt với một “tư tưởng cuồng tín và độc hại”.
 
Nhóm đặc nhiệm được thành lập sẽ báo cáo lên nhà lãnh đạo hai nước trong vòng 6 tháng.
 
Ông Cameron cũng khẳng định Anh sẽ triển khai thêm các máy bay không người lái để hỗ trợ cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo tự phong.
 
Vị thủ tướng Anh đang có chuyến thăm Washington kéo dài 2 ngày, để hội đàm với Tổng thống Obama. Đây có khả năng là chuyến công du Washington cuối cùng của ông Cameron trước khi nước Anh tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 5 tới.
 
Các cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo diễn ra một tuần sau các vụ tấn công khủng bố chết người tại Paris, làm 17 người thiệt mạng.
 
Lo ngại về các vụ tấn công tiếp theo của IS đã tăng cao trong ngày thứ Năm, sau khi cảnh sát Bỉ tiến hành một cuộc bố ráp chống khủng bố, để ngăn chặn cái mà các quan chức nước này khẳng định là một vụ tấn công lớn sắp diễn ra.
 
“Tư tưởng cuồng tín”
 
Cảnh sát Anh khẳng định có “mối lo ngại tăng cao” về nguy cơ có thể xảy ra đối với cộng đồng người Do Thái tại nước này, và đang xem xét tăng cường tuần tra tại một số khu vực.
 
Ông Cameron khẳng định đây là biện pháp “mang tính phòng ngừa và khôn khéo” để “trấn an các cộng đồng Do Thái”.
 
“Chúng ta đối mặt với một tư tưởng cuồng tín và độc hại, muốn nhân danh một trong những tín ngưỡng lớn của thế giới, đạo Hồi, và tạo ra xung đột, khủng bố và chết chóc. Với các đồng minh, chúng ta sẽ đối mặt với nó cho dù nó xuất hiện ở đâu”.
 
Khi được hỏi liệu một vụ tấn công có “chắc chắn sẽ diễn ra” tại Anh, ông Cameron khẳng định mức cảnh báo khủng bố, do Trung tâm đánh giá chủ nghĩa khủng bố hỗn hợp đưa ra, hiện ở mức “nghiêm trọng” – có nghĩa là một vụ tấn công “rất có thể diễn ra”.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo