Nhật Bản hôm nay cam kết sẽ không từ bỏ nỗ lực nhằm giải cứu 2 công dân bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ làm con tin, sau khi thời hạn chót mà IS đặt ra nhằm trả tiên chuộc đã qua đi.
Liệu nhà báo hành nghề tự do Kenji Goto và cựu nhà thầu Haruna Yukawa còn sống hay không hiện vẫn chưa rõ, một ngày sau khi hạn chót nhằm trả tiền chuộc để đổi lấy tự do cho họ qua đi hôm qua 23/1 mà không có bất kỳ thông tin nào từ những kẻ bắt cóc.
Phiến quân IS đã đe dọa sát hại 2 con tin Nhật nếu chúng không nhận được khoản tiền chuộc trong vòng 72 giờ, kết thúc lúc 14h50 ngày 23/1 giờ Tokyo.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yasuhide Nakayama, người đứng đầu nỗ lực giải cứu 2 công dân Nhật, hôm nay cho biết với báo giới: "Đó là một hành trình rất khó khăn nhằm giải thoát họ, bất chấp các cách thức khác nhau".
"Chúng tôi đang tập trung vào việc nghiên cứu lại các thông tin. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ. Chúng tôi sẽ đưa họ về nước", ông Nakayama nói tại thủ đô Amman của Jordan khi được cử tới đây để đứng đầu nỗ lực của Nhật nhằm giải cứu 2 con tin.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Fumio Kishida nói với báo giới rằng "không có gì mới" sau khi chủ trì một cuộc họp của nhóm hành động khẩn cấp vào sáng nay.
Giới chức Nhật cho biết họ vẫn cố gắng tìm kiếm một kênh thông tin để liên lạc với IS trong khi nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin khác nhau.
Ông Yosuke Isozaki, một số vấn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ngày 23/1 nói rằng đã có liên lạc "gián tiếp" với các phiến quân, nhưng "không có gì trực tiếp".
Tokyo không có nhiều đòn bẩy ngoại giao tại Trung Đông nhưng báo chí địa phương cho biết Thủ tướng Abe có thể cố gắng dùng mối quan hệ thân thiết với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để tìm cách giải thoát các con tin.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật hôm nay đưa tin rằng Jordan cũng đang cố gắng liên lạc với IS thông qua các lãnh đạo tôn giáo nhiều ảnh hưởng tại thủ đô Amman.
Ngày 23/1, đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy và các quan chức quân đội Mỹ đã có cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tại trụ sở bộ này.
"Chính phủ Mỹ sẵn sàng trợ giúp Nhật Bản vì chúng ta là các đối tác thân thiết", bà Caroline Kennedy nói.
Theo RT ngày 23-1 đưa tin, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Cơ Quan Quản trị Phát Thanh (Broadcasting Board of Governors-BBG) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Andrew Lack đã liệt kê hãng thông tấn của Nga, Russia Today (RT) vào danh sách những mối nguy hiểm chính của truyền thông Hoa Kỳ, bên cạnh các tổ chức khủng bố khét tiếng như Nhà Nước Hồi Giáo (IS) và Boko Haram.
Xếp truyền thông Nga “ngang hàng” khủng bố?
Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, ông Lack cho biết: “Chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức truyền thông từ các cơ quan thông tấn của chính phủ Nga (RT) và những nhóm khủng bố Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông như IS và Boko Haram”.
Đây không phải là lần đầu tiên BBG, một cơ quan quản lý truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ được cả 2 đảng tài trợ và có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới lại xem một cơ quan thông tấn của Nga là “thách thức” chính.
Còn nhớ hồi tháng 8-2014, chủ tịch BBG, Jeffrey Shell, cũng từng phát biểu: “Chúng ta nên lập ra một kế hoạch và kinh phí cho việc chống lại những thách thức từ RT rồi đem nó đến chỗ chính phủ để xem họ có duyệt không nhé”. Chứng tỏ các cơ quan thông tấn của chính phủ Mỹ thực sự “e dè” hãng tin RT.
Cuộc chiến truyền thông Nga – Mỹ
Lý giải cho sự “e dè” này, Ian Dunt, biên tập viên của politics.co.uk, trong một cuộc phỏng vấn với hãng RT cho rằng chính “sự lớn mạnh, nguồn thông tin dồi dào và tốc độ đưa tin cực nhanh” của hãng tin Nga là một phần thách thức đối với các hãng tin Mỹ.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, tờ New York Times thường có những bài viết đề cập đến sự “hiện diện đáng kể của Mỹ” trên các hãng thông tấn Nga. Họ cho rằng chính phủ Nga đã đổ hàng triệu USD vào các hãng thông tấn chính của mình như RT và Sputnik trong cuộc chiến truyền thông với phương Tây.
Các chính trị gia Mỹ cũng từng buộc tội RT trong quá khứ, ngoại trường Mỹ John Kerry từng gọi Russia Today là một cái “loa tuyên truyền” của chính quyền Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine . Ngay lập tức, ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov chỉ trích bình luận của ổng John Kerry là “thiếu văn minh”.
Ông Lavrov tuyên bố “Các cơ quan truyên thông phương Tây có thể đã từng không có đối thủ trong quá khứ, nhưng giờ đây họ đang phải lo ngại trước sự lớn mạnh của các cơ quan truyền thông Nga. Ngày nay chúng tôi đã giành được nhiều sự quan tâm từ Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latin”
Sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi những năm gần đây, các hãng thông tấn Nga dần được công nhận trên toàn thế giới cũng như giành được khá nhiều giải thưởng báo chí quan trọng. Năm 2014, hãng tin RT nhận được đề cử Emmy cho loạt phóng sự về tù binh ở Guantanamo tuyệt thực, họ cũng từng được đề cử vào các năm 2010 và 2012.
Đáp lại sự “thù địch” của truyền thông Mỹ, bà Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT phát biểu “Russia Today không bao giờ mong muốn bị xếp chung danh sách với các tổ chức khủng bố, chúng tôi là một hãng thông tấn chính thống. Và hành động khiếm nhã mới đây của người đứng đầu BBG khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ, chúng tôi xem đây là một vụ bê bối quốc tế và cầ một lời giải thích”.
Bà Margarita Simonyan cho biết sẽ liên hệ với BBG cũng như Đại sứ quán Mỹ và bộ Ngoại Giao Mỹ để yêu cầu một lời xin lỗi.
------------------------
Nhóm công tác của Nhật tại Jordan tìm cách cứu con tin
Thời hạn trả tiền chuộc cứu hai con tin Nhật đã qua hơn 20 giờ nhưng thông tin về số phận hai người này vẫn chưa có diễn biến mới.
Nhóm làm việc của Nhật do thứ trưởng Ngoại giao Yasuhide Nakayama đứng đầu đã có mặt tại thủ đô Amman của Jordan.
Tối 23/1, trong buổi họp báo, ông Nakayama chỉ cho biết tình hình "vẫn căng thẳng" sau khi hạn chót nộp tiền chuộc đã qua.
"Chúng tôi vẫn tiếp tục tập trung tìm kiếm thông tin và sàng lọc. Chính phủ Nhật đã thông nhất thoát khỏi tình thế này với ưu tiên cứu người", ông Nakayama nói với cánh phóng viên và khẳng định sẽ tiếp tục ở tại Amman để điều hành nhóm công tác.
Theo Japan Times, Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã yêu cầu nội các dốc sức giải quyết cuộc khủng hoảng con tin và các nhà ngoại giao Nhật cũng được lệnh tìm hiểu mọi kênh liên lạc.
Cũng theo Japan Times, nếu chuyện xấu xảy ra với hai con tin Nhật thì có lẽ cũng không nhiều người trách cứ thủ tướng về giải pháp trong những ngày qua.
Nhưng cũng có một số ý kiến đặt vấn đề vì sao chính phủ lại tham gia "tài trợ phi quân sự" để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khi đã biết hai công dân của mình đang nằm trong tay chúng.
Trong khi đó, người dân Nhật chọn cách đáp trả sự tàn bạo của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng sự châm biếm.
Những người chơi Twitter ở Nhật đã tạo hashtag"ISIS kusokora guranpuri" (tức có nghĩa "giải thưởng lớn cho việc dựng hình ảnh thối tha của IS"). Theo trang Topsy, từ khóa này đã được sử dụng đến 65.000 lần với đủ loại hình ảnh chế được đưa lên nhằm chống lại sự tàn bạo của IS.
-------------------------