Phát hiện nữ hành khách xuống xe nhưng để quên một túi xách có 150 triệu đồng, lái xe taxi đã chủ động liên hệ khổ chủ để hoàn trả lại.
Chiều 6/2, chị Trần Ngọc Dung gọi xe taxi Mai Linh đi từ tòa nhà Centec Tower (số 72 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM) để đến khách sạn Pastel Inn Sài Gòn (số 99 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1).
Thế nhưng, do vội vã với công việc những ngày cuối năm, khi xuống xe, chị Dung đã để quên một túi xách, trong đó có 150 triệu đồng. Chưa kịp trấn an tinh thần, sau vài phút, chị Dung đã được anh tài xế taxi tốt bụng chủ động báo cho hãng tìm khổ chủ để trả lại tài sản.
Khi nhận lại số tài sản đáng giá cả gia tài của mình, chị Dung vừa mừng vừa run. “Nếu không gặp được anh tài xế tốt bụng như thế, chắc Tết này nhà tôi mất ăn Tết vì số tiền đó của công ty chứ không phải của tôi”, chị Dung tâm sự.
Anh tài xế tốt bụng đó là Vương Hiếu Thảo (sinh năm 1972, MSNV 9029, lái xe taxi Mai Linh, đơn vị Chợ Lớn).
Anh Thảo cho biết, anh lái xe cho Mai Linh đã được 5 năm. Rất nhiều lần anh Thảo trả lại tài sản cho khách hàng để quên trên xe nhưng đây là lần hành khách để quên tài sản có trị giá lớn.
Anh Thảo cũng cho biết, anh rất vui khi trả lại số tiền đó cho chị Dung. “Nếu đặt hoàn cảnh mình vào người khác mà mất đi số tiền đó thì không biết thế nào, nhất là ngày hết Tết đến”.
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) khẳng định, dùng tiền ngân sách nhà nước để mua quà Tết tặng nhau thì dù 1.000 đồng cũng là vi phạm, cần phải xử lý.
Sau khi Dân trí thông tin về việc Thanh tra Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nắm bắt tình hình và báo cáo những trường hợp sử dụng tài sản công, tặng quà, nhận quà dịp Tết Nguyên đán 2015 không đúng quy định, lãng phí, rất nhiều người tỏ ý băn khoăn: Vậy tặng quà Tết như thế nào thì không bị coi là vi phạm quy định?
Dùng 1.000 đồng tiền ngân sách để tặng nhau cũng là vi phạm
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Trọng Đạt cho biết, từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2007/QĐ-TTg về quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, “quà tặng” được điều chỉnh tại quy chế bao gồm: Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc và các giấy tờ có giá; hiện vật, hàng hóa, tài sản; dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước và các loại dịch vụ khác; quyền được mua tài sản, nhà, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng thiết bị; các ưu đãi ngoài quy định của Nhà nước; việc sử dụng tài sản, nhà, đất đai, thiết bị của người khác mà không trả hoặc trả không đầy đủ chi phí cho việc sử dụng.
Theo quyết định này, các cơ quan, đơn vị và cá nhân chỉ được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước hoặc nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để làm quà tặng trong những trường hợp mà chế độ nhà nước đã quy định cho phép.
Việc tặng quà theo quy định tại quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan phải thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng. Cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị theo chế độ quy định.
“Nghiêm cấm việc sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để làm quà tặng không đúng quy định dưới mọi hình thức” - Điều 4 Quyết định 64/2007 nêu rõ.
Quyết định 64 cũng nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức nhận quà tặng, nhận thay người khác hoặc nhận qua các cơ quan, đơn vị, cá nhân khác trong những trường hợp: 1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân tặng quà có liên quan đến hoạt động công vụ do mình hoặc người mà mình nhận thay chịu trách nhiệm giải quyết (trước, trong và sau khi thực hiện công vụ) hoặc thuộc phạm vi quản lý; 2. Quà tặng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân mà việc tặng quà đó không rõ mục đích; 3. Việc tặng quà có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Các cơ quan, đơn vị chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật. Quà tặng phải được công khai, quản lý và sử dụng theo đúng các quy định. Đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì đại diện cơ quan, đơn vị phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trong trường hợp không thể từ chối được, cơ quan, đơn vị phải tổ chức quản lý, báo cáo và nộp lại quà tặng.
“Đối với quà tặng từ họ hàng, người thân trong gia đình mà những người đó không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà và quà tặng từ những cơ quan, đơn vị, cá nhân không liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà thì cán bộ, công chức, viên chức được tặng quà không phải báo cáo với cơ quan, đơn vị; trong trường hợp pháp luật có yêu cầu kê khai thu nhập thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện kê khai theo đúng quy định”- quyết định 64 nêu rõ. Ngoài trường hợp này, cán bộ, công chức khi ốm đau, tai nạn hoặc nhân dịp hiếu, hỷ, lễ , tết truyền thống được tặng quà có trị giá dưới 500.000 đồng (VND) mà việc tặng quà đó không liên quan đến các mục đích, hành vi vi phạm quy chế thì người được tặng quà tự quyết định mà không phải báo cáo và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
“Những quy định đó có nghĩa là cấm dùng tiền ngân sách để mua quà tặng nhau. Cho dù anh dùng 1.000 đồng tiền ngân sách nhà nước để mua quà tặng cho cán bộ, công chức, viên chức cũng là vi phạm, là sai rồi. Kể cả dùng tiền cá nhân để mua quà tặng cho cán bộ trong dịp Tết nhằm đạt được mục đích nào đó, mưu lợi cá nhân, có dấu hiệu tham nhũng cũng là vi phạm nguyên tắc”- ông Đạt nói.
Tuy nhiên ông Đạt cho biết thêm: “Nếu tặng nhau cành đào, cây quất theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì không sao, không vi phạm gì nhưng tặng nhau 1 tỷ bạc thì chắc chắn có động cơ rồi, cá nhân làm gì có số tiền ấy”.
Sẵn sàng tiếp nhận mọi phản ánh về tặng/nhận quà Tết trái quy định
Theo Quyết định 64/2007, cơ quan, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng. Trường hợp báo cáo và nộp lại quà tặng chậm so với thời hạn này thì người nhận quà tặng phải giải trình rõ lý do.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị, tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho công quỹ. Cá nhân tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định, tặng quà nhằm mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
“Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức nhận quà không đúng quy định nhưng không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người quyết định việc sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để làm quà tặng sai quy định, qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện thì thì phải bồi hoàn từ tiền của cá nhân cho công quỹ toàn bộ số tiền, giá trị hiện vật đã sử dụng làm quà tặng…. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định tại Quy chế này”- Quyết định 64 nêu rõ.
Ông Phạm Trọng Đạt cho biết, Cục Chống tham nhũng luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi phản ánh của người dân trong dịp Tết này về việc cán bộ, công chức, viên chức tặng quà/nhận quà Tết trái quy định. Người dân có thể phản ánh qua số điện thoại đường dây nóng của Cục Chống tham nhũng 080.48228 hoặc gọi trực tiếp tới số điện thoại cá nhân của lãnh đạo cơ quan này.
-----------------------